Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Cách lập bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh

Cách lập bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh

Ở trong thời kỳ chuyển đổi những mô  hình tổ chức cùng với việc thành lập mới thì nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, nhất là những đơn vị vừa và nhỏ đã ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy vậy, đa số các doanh nghiệp còn chưa chú trọng việc lập bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh đúng nghĩa của nó để nhằm mang tới hiệu quả tối ưu. Vậy cho nên bài viết này cung cấp tới bạn những kiến thức được tổng hợp một cách chuyên sâu nhằm giúp cho mọi người có thể lập được kế hoạch kinh doanh một cách dễ dàng hơn, nhất là nó cần thiết cho những người bắt bắt đầu lập kế hoạch. Kiến thức cơ bản lập bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh 1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh chính là một công cụ quản trị vô cùng quan trọng tại các công ty. Nó gồm toàn bộ các thông tin, các hoạch định và chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh có thể đưa cho doanh nghiệp một định hướng rõ ràng về những hoạt động sản xuất kinh doanh, phần tích về đối thủ, về thị trường, ... Tại thị trường Mỹ có hơn 95% doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh nhưng ở Việt Nam thì số lượng doanh nghiệp nắm trong tay bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh lại rất ít. Lý giải cho điều này có rất nhiều lý do: do nhận thức của ban lãnh đạo, do có kế hoạch nhưng chưa thể xây dựng một cách chuyên nghiệp, do thiếu nhân lực để triển khai, ... 2. Bản kế hoạch kinh doanh dùng để làm gì? Ban đầu, bản kế hoạch kinh doanh được tạo nên nhằm định hướng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Trải qua thời gian, dần dần có sự điều chỉnh, kế hoạch kinh doanh được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Khi phân loại các mục đích kinh doanh, chúng ta có thể chia thành hai hướng khác nhau: + Hướng đối nội: bản kế hoạch thường được sử dụng cho những mục tiêu mang tính nội bộ như: định hướng những hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, tìm ra phương pháp triển khai trong từng giai đoạn + Hướng đối ngoại: thường được sử dụng cho những mục tiêu mang tính ngoại giao của doanh nghiệp như: hợp tác kinh doanh, thuyết phục khách hàng, kêu gọi sự đầu tư góp vốn, ký hợp đồng, xin cấp phép đầu tư, ... Những bước chuẩn bị lập bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh Để lập nên một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh mang lại hiệu quả cao cho toàn doanh nghiệp, nhất định bạn cần phải đưa ra đầy đủ những thông tin cũng như tài liệu cần thiết. Bước 1: Thu thập thông tin Những thông tin quan trọng cần thu thập cho việc lập bản kế hoạch kinh doanh sẽ bao gồm: •        Thông tin về việc lập kế hoạch: mục đích lập kế hoạch làm gì? Những yêu cầu cần phải đạt được trong khi lập bản kế hoạch? Lập bản kế hoạch trong khoảng thời gian nào? •        Năng lực triển khai của đơn vị chủ quản: năng lực của chủ quản doanh nghiệp là gì? Năng lực cốt lõi của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp là gì? trình độ sản xuất ra sao? Có khả năng nắm bắt công nghệ tới đâu? ... •        Mô hình kinh doanh: Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn là gì? Nó có thể triển khai và phát triển dễ dàng hay không? ... •        Định hướng hoạt động của công ty: công ty sẽ đứng ở vị trí nào trong tương lai? Vì sao sự tồn tại của công ty là điều cần thiết? làm thế nào để có thể tồn tại vững mạnh? mục tiêu chiến lược của từng giai đoạn phát triển tại công ty là gì? ... •        Thông tin doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, địa chỉ, email liên hệ. điện thoại liên lạc, người đại diện của công ty là ai? ... •        Thông tin sản phẩm dịch vụ: sản phẩm và dịch vụ của công ty là gì? có đặc biệt không? Sản phẩm có xuất xứ nguồn gốc ở đâu? ... •        Ngoài ra còn cần quan tâm tới các yếu tố sau: Tình hình vĩ mô, Tình hình ngành, Kế hoạch sản xuất, Kế hoạch marketing, Kế hoạch bán hàng, Kế hoạch nhân sự, Kế hoạch tài chính, Quản trị rủi ro, ... Bước 2: Thu thập tài liệu Khi chuẩn bị càng đầy đủ tài liệu và chi tiết thì bản kế hoạch làm việc của bạn càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Nhưng tài liệu cần thiết mà bạn cần phải chuẩn bị để có thể lập nên bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bao gồm: - Tài liệu xác thực thông tin của doanh nghiệp/ dự án: quyết định thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, .. - Hình ảnh tư liệu - Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ: marketing, bán hàng, sản xuất, ... - Tài liệu chuyên ngành - Báo cáo phân tích ngành - Báo cáo tài chính doanh nghiệp - Tài liệu phân tích đối thủ cạnh tranh - Các tài liệu khác Bước 3: Thống nhất về định hướng Thống nhất quan điểm, dịnh hướng có vai trò giúp cho bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh trở nên chuyên nghiệp, có thể đáp ứng được những yêu cầu được đặt ra. Vậy những yếu tố nào trong quan điểm cần phải được thống nhất? Đó là: mục tiêu kế hoạch, định hướng để đạt mục tiêu, giả định, hướng phát triển, giải pháp triển khai, chi phí,   Những yêu cầu của bản kế hoạch kinh doanh Bản kế hoạch kinh doanh có những yếu tố trên chưa được coi là hoàn chỉnh nếu nó còn thiếu nhưng yêu cầu dưới đây. Tính liên kết: Kế hoạch kinh doanh là một dạng văn bản hoàn chỉnh. Do  đó toàn bộ những phần ở trong đó đều sẽ giữ một vai trò cụ thể, có quan hệ mật thiết cùng với nhau. Ví như như: phân tích thị trường sẽ quyết định tới chiến lược, chiến lược lại quyết định tới những kế hoạch, kế hoạch marketing có sức ảnh hưởng lớn tới việc bán hàng, ... Vì thế, người lập kế hoạch nên hiểu rõ sợi dây liên kết này. Tính khoa học Không chỉ là một văn bản hoàn chỉnh về nội dung mà kế hoạch kinh doanh còn là một văn bản hàm chứa nhiều kiến thức chuyên môn như chiến lược, quản trị, bán hàng, marketing, kế toán, ... Vì vậy, người lập kế hoạch cần có kiến thức tổng quan về các ngành nghề, đồng thời có được khả năng phân tích sâu và sử dụng thành thạo các công cụ văn phòng. Tính thực tế Bản kế hoạch kinh doanh cần được lập dựa vào cơ sở vững vàng về mặt kiến thức, cách nắm bắt thông tin thị trường và những quy luật khách quan trong nền kinh tế. Nếu như không thể đảm bảo được những điều này thì chắc chắn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được lập ra không thể nào hoàn chỉnh, thay vào đó nó chỉ là một văn bản mang sự mơ hồ và thiếu thuyết phục mà thôi. Tính linh hoạt Kế hoạch được lập ra cho tương lại, nhưng tương lai lại là điều chúng ta không thể nào nói trước được điều gì. Chính vì thế cho nên trước khi lập, chúng ta cần phải phân tích các tình huống khác nhau có thể xảy ra để từ đó điều chỉnh được bản kế hoạch cũng như chuẩn bị kịp thời những phương án dự phòng tốt nhất. Tính hiệu quả Những bản kế hoạch kinh doanh cần phải mang tới cho người lập ra nó một giá trị nhất định, tương xứng với mức chi phí đã đầu tư. Tính chất thẩm mỹ Kế hoạch kinh doanh thường được lập ra cho người khác đọc vì vậy nó cần đáp ứng được một vài yêu cầu cơ bản nhất về tính chất thẩm mỹ để có thể đảm bảo cho người đọc không còn cảm giác nhàm chán, khô khan. Tính chất chuyên biệt Mỗi một doanh nghiệp đều có bản sắc và giá trị riêng vì vậy mà kế hoạch kinh doanh cũng cần thể hiện rõ được những nét riêng đó của mỗi một doanh nghiệp. Tìm hiểu cấu trúc của bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh Một bản kế hoạch kinh doanh không nhất thiết phải tuân thủ một cấu trúc nhất định nào đó thế nhưng nội dung bên trong của bản kế hoạch cần phải thể hiện được một cách đầy đủ những vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải truyền tải hay là giải quyết. Tìm hiểu cấu trúc chuẩn của bản kế hoạch kinh doanh Tóm tắt dự án Giới thiệu doanh nghiệp Giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Phân tích vĩ mô Phân tích ngành ( vi mô ) Các kế hoạch: sản xuất, marketing, bán hàng, tài chính, nhân sự. Quản trị sự rủi ro Trong quá trình bạn lập nên kế hoạch kinh doanh thì cần phải căn cứ vào tình hình thực tế để có thể xây dựng được một cấu trúc phù hợp nhất nhằm truyền tải thông tin một cách đầy đủ, giúp cho người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được những thông tin đó. Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận Để có thể lập ra một bản kế hoạch kinh doanh mang tính thực tiễn thì bạn cần nắm vững tính chất logic của bản kế hoạch đó. Hiểu rõ những mục tiêu nhiệm vụ trong từng phần của bản kế hoạch và sự liên kết mật thiết giữa chúng. Tóm tắt dự án Mục tiêu tóm tắt dự án là nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin đầy đủ nhất và ngắn gọn nhất về doanh nghiệp hay là dự án. Quan điểm ở đây là bạn cần trình bày vừa đủ để có thể giới thiệu cho ai đó hiểu rõ về doanh nghiệp hay dự án ở trong thời gian ngắn nhất. Giới thiệu doanh nghiệp Phần giới thiệu doanh nghiệp cung cấp cho người tìm việc biết doanh nghiệp hay là dự án là ai? Mục tiêu doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp đã làm được gì và sẽ đi tới đâu? Nhờ vào những định hướng cũng như mục tiêu được trình bày ở trong mục này chúng ta dễ nhìn ra được những định hướng mang tính quan trọng nhất. Những chiến lược và kế hoạch khác đều sẽ phải thống nhất đối với những định hướng này. Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ Phần này sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp là gì. Và tìm ra những điểm đặc biệt có trong sản phẩm dịch vụ đó là gì?

Coi thêm ở: Cách lập bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét