Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Những vấn đề đáng lưu ý về bảo hiểm thất nghiệp

Những vấn đề đáng lưu ý về bảo hiểm thất nghiệp

1. Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp 2019   1. Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?   Để tiến hành làm bảo hiểm thất nghiệp, chúng ta cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ giấy tờ làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp. Vậy hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?   Một bộ hồ sơ đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những loại giấy tờ sau:   (1) Đơn để nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đơn làm theo mẫu được quy định bởi Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh Xã hội.   (2) Bản chính hoặc bản sao các loại giấy tờ:   Hợp đồng lao động đã hết hạn   Quyết định nghỉ việc   Quyết định sa thải   Quyết định kỷ luật, buộc nghỉ việc   Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động   (3) Sổ bảo hiểm xã hội.   Lưu ý:   Thứ nhất: Trong trường hợp người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng điều lệ được quy định ở điểm C khoản 1, điều 43 của Luật việc làm, giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời gian đủ từ 4 tháng đến dưới 12 tháng phải có dấu xác nhận.   Thứ hai: về sổ bảo hiểm xã hội, tổ chức làm sổ bảo hiểm sẽ thực  hiện xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp, trả sổ cho người lao động trong thời hạn là 5 ngày tính từ ngày nhận đề nghị của bên sử dụng lao động.   Với những người sử dụng lao động là các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp thuộc vào Bộ Công An, Bộ Quốc phòng thì trong 30 ngày, Bảo hiệm tại các cơ sở này thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp, trả sổ cho người lao động.   2. Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?   Điều khoản hưởng trợ cấp thất nghiệp   Muốn biết địa điểm làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, chúng ta cần phải căn cứ vào Luật được quy định rõ ràng theo Pháp luật. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định 28/2005 về vấn đề nộp hồ sơ đề nghị được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì:   Trong vòng 3 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc , nếu như người lao động chưa có việc làm, có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp cần phải trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, thuân thủ đúng quy định trong văn bản của Pháp luật đã đề ra tại trung tâm việc làm ở địa phương, nơi người lao động muốn được hưởng trợ cấp thât nghiệp.   Trong thời hạn 20 ngày, tính từ ngày trung tâm về dịch vụ việc làm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền nhà nước  sẽ đưa ra quyết định   về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp . Trường hợp nào không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm phải trả lời lại bằng văn bản cho người lao động.   Trong thời hạn 5 ngày, tổ chức về bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện chi trả khoản trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, tính từ ngày nhận quyết định được hưởng trợ cấp thất nghiệp Vậy cho nên nếu như bạn chưa đăng ký để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có thể nộp hồ sơ đề nghị ở bất cứ địa phương nào thuận tiện nhất đối với điều kiện hiện tại của bạn.  Nếu như bạn đã dăng ký hưởng trợ cấp tại một địa phương nào đó rồi, nếu như muốn được hưởng trợ cấp này tại quê hương của mình  thì vẫn có thể chuyển bảo hiểm về nơi bạn muốn được nhận trợ cấp.   Các điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp ở Hà Nội   Người Lao động sau khi nghỉ việc, hoàn thành chốt sổ Bảo hiểm xã hội thì có thể tới một trong những điểm tiếp nhận cũng như trả kết quả giải quyết bảo hiểm thất nghiệp tại khu vực Hà Nội dưới đây để được hưởng chế độ trợ cấp này.   (1)  Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội ( 285 Trung Kính ), tiếp nhận hồ sơ tại các quận: Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Từ Liêm, Tây Hồ.   (2) Phòng Đào tạo nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm tại Hà Nội ( 33, Tạ Quang Bửu ), tiếp nhận hồ sơ xin trợ cấp tại Hai Bà Trung, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Xuân.   (3) Phòng Bảo hiểm thất nghiệp – Trung tâm giới thiệu việc làm số 2  Hà Nội ( Trần Phú, Hà Đông ), tiếp nhận hồ sơ tại Quận Hà Đông, Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ.   (4) Phòng Lao động Thương binh – Xã hội ( Thị xã SơnTây ), tiếp nhận hồ sơ tại Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất.   (5) Phòng Lao động, Thương binh – Xã hội huyện Hoài Đức, tiếp nhận hồ sơ tại Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng.   (6) Phòng Lao động, Thương Binh xã hội huyện Thanh Trì ( Văn Điển ), tiếp nhận hồ sơ của Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.   (7) Phòng Lao động, Thương binh – Xã hội tại thị trấn Sóc Sơn, tiếp nhận hồ sơ của Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh.   Trng thời hạn 7 ngày tính từ ngày chấm dứt hợp đồng hoặc bị sa thải thì người lao động cần phải thực hiện đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại những địa điểm đã nêu ở trên. Thời gian đăng ký vào tất cả các buổi sáng trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6.   Địa điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh   Thành phố Hồ Chí Minh được thí điểm giao phụ trách về mảng bảo hiểm thất nghiệp cho Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố. Theo đó, Trung tâm đã thành lập 6 điểm tiếp nhận đăng ký Bảo hiểm thất nghiệp.   (1) Văn Phòng Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ tại 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, Bình Thạnh. Phục vụ cho người lao động tại các quận 1 – 3 – 4 – 5- 8 – 10, quận Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp.   (2) Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh. Địa chỉ 500 Huỳnh Tấn Phát, Bình Thuận, quận 7. Phục vụ 1. Văn phòng Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM (153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh). Phục vụ người lao động các quận 1, 3, 4, 5, 8, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp.   (2). Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh (500 Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7). Phục vụ cho người lao động tại quận 7, huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.   (3) Trung Tâm dạy nghề Hóc Môn. Địa chỉ tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn. Phục vụ người lao động tại quận 12 và Huyện Hóc Môn.   (4) Trung tâm dạy nghề Quận Tân Bình. Phục vụ cho người lao động tại quận 6, 11 và Quân Bình Tân, Tân Phú, Huyện Bình Chánh.   (5) Trường Trung cấp nghề Thủ Đức. Phục vụ cho người lao động tại quận 2 và 9, quận Thủ Đức.   (6) Trường Trung cấp nghề Củ Chi. Phục vụ người lao động tại Huyện Củ Chi.   2. Luật bảo hiểm thất nghiệp 2019   Về các văn bản quy định Bảo hiểm thất nghiệp   Luật việc làm 2013 quy định chính sách về hỗ trợ việc làm , cung cấp thông tin thị trường lao động. đồng thời đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cấp quốc gia; tổ chức và hoạt động dịch vụ dochj làm, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm.  Những người sử dụng  lao động có dưới 10 lao động sẽ phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc.   Theo nghị định 28/2015 hướng dẫn về một số điều của Luật Việc làm đối với bảo hiểm thất nghiệp.   Theo thông tư số 28/2015/ TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết về nội dung của bảo hiểm thất nghiệp.   Quyết định 595/QĐ – BHXH 2017 về việc quản lý thu bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm thất nghiệp đưa ra những quy định về mức đóng bảo hiểm, chuẩn bị hồ sơ, thời hạn giải quyết, cấp sổ.   Nghị định số 44/2017/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm hàng tháng phương thức  đóng bảo hiểm bắt buộc.   Quy định cụ thể về bảo hiểm thất nghiệp năm 2019   1.  Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc:   Người lao động đang làm việc theo hợp đồng có thời hạn đủ từ 3 tháng đến dưới 12 tháng ở trong tất cả các cơ quan, đơn vị, không có sự phân biệt về số lượng của đơn vị đang sử dụng.   Nếu người lao động ký hợp đồng với nhiều công ty thì công ty đầu tiên  hợp tác phải có trách nhiệm đứng ra đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động   Hợp đồng lao động có thời hạn lớn hơn 3 tháng, lại được ký từ trước tháng 1/2015, chưa được tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì doanh nghiệp cần phải làm thủ tục cho họ tham gia ngay từ tháng 1/2015.   Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ ngày hợp đồng lao động có hiệu lực thì doanh nghiệp cần phải tiến hành đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở các tổ chức đóng Bảo hiểm xã hội.   Người lao động đang được hưởng lương hưu,  người giúp việc cho gia đình, người hưởng trợ cấp mấy sức lao động, ... không thuộc vào đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.   2. Các đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp   Các đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 3 điều 4 của quyết định 595/QĐ – BHXH. Theo điều 4 quy định về đối tượng tham gia, những đơn vị bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:   Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội khác, tổ chức quốc tế hoạt động trên đất nước Việt Nam , các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân sử dụng lao động.   Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp   - Mỗi tháng, doanh nghiệp đóng cho người lao động bảo hiểm thất nghiệp, trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng với tỷ lệ là 2%. Trong đó bao gồm:   + Doanh nghiệp đóng 1%   + Người lao động đóng 1% tiền lương tháng - Tham gia bảo hiểm thất nghiệp cần phải có mức lương tháng thấp nhất là mức lương tối thiểu của vùng và mức lương tối đa gấp 20 lần mức tối thiểu của vùng.   Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp   Hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đã chấm dứt hợp đồng làm việc. Chỉ trừ những trường hợp sau người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất  nghiệp:   Tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái với quy định của pháp luật   Hưởng trợ cấp mất sức, hưởng lương hưu hàng tháng   Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc.   Đã gửi hồ sơ xin hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tới các trung tâm dịch vụ về việc làm.   Sau 15 ngày chưa tìm được việc làm tính từ ngày nộp hồ sơ xin hưởng hỗ trợ thất nghiệp. Trừ một số trường hợp sau đây:   Thực  hiện nghĩa vụ quân sự   Đi học có thời hạn đủ từ 12 tháng trở lên   Các cá nhân bị đưa vào trường giáo dưỡng, các trại cải tạo, ...   Bị tạm giam hoặc phạt tù   Định cư ở nước ngoài, xuất khẩu lao động   Lưu ý: Trong khoảng thời hạn 3 tháng, tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thiết nghiệp ở cac trung tâm về dịch vụ việc làm.   Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp   Hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng bằng 60% mức tiền lương trung bình của 6 tháng liền trước khi thất nghiệp. Nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu theo vùng được quy định của Luật lao động với những người lao động được thực hiện dựa theo chế độ tiền lương được đưa ra quyết định bởi doanh nghiệp.   Thời gian bạn hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cứ đóng đủ thời gian từ 12 đến 36 tháng thì người lao động sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, tiếp theo cứ đóng đủ thêm 12 tháng tiếp theo nữa sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nữa, nhưng tối đa là không quá 12 tháng.   Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp tính từ ngày thứ 16 trở đi, tính từ ngày bạn nộp đầy đủ hồ sơ thất nghiệp.   3. Cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp   Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng   Công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của những người lao động như sau:   Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức lương bình quân 6 tháng liền đóng bảo hiểm thất nghiệp trước thời điểm thất nghiệp X 60%.    Những tháng cuối cùng  trước khi rơi vào tình trạng thất nghiệp, người lao động nếu gián đoạn việc đóng bảo hiểm  thất nghiệp thì trong vòng 6 tháng liền kề, cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ là bình quân tiền lương 6 tháng trước khi chấm dứt hợp  đồng theo quy định của pháp luật.   Ví dụ thứ nhất:   Bà A ký kết hợp đồng lao động theo thời hạn 24 tháng với trường tiểu học X với mức lương thỏa thuận như sau:   - Từ 1/9/2013 – 31/8/2014: 2 triệu đồng/ tháng   - Từ 1/9/2014 – 31/8/ 2015: 4 triệu đồng/ tháng   Tuy nhiên, từ 1/1/2015 đến 30/6/2015, bà A đã nghỉ chế độ thai sản nhưng sau đó, do điều kiện mà bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động nữa và đã làm đơn xin nghỉ việc đúng theo quy định của pháp luật. Vào ngày 1/7/2015, nơi làm việc của bà đã ban hành quyết định cho bà A nghỉ việc , quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.   Như vậy có nghĩa là mức tiền lương để đóng bảo hiểm thất nghiệp  làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A đó là tiền lương bình quân của 6 tháng liền tính từ khi bà nghỉ việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp, vào các tháng từ tháng 9 đến tháng 12/2014.  Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng của bà sẽ được tính như sau: (2 triệu x 2 tháng  + 4 triệu x 4 tháng) : 6 x 60 % = 2 triệu đồng / tháng. Ví dụ thứ 2: Ông B đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục trong khoảng thời gian 38 tháng, suốt từ 1/1/2012 đến 28/2/ 2015, mức tiền lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm thất nghiệp vào 6 tháng cuối trước khi ông chấm dứt hợp đồng lao động là 8 triệu/ tháng. Ông B được hưởng trợ cấp thời gian là 3 tháng . Ông B tiếp tục ký kết hợp đồng lao động có thời hạn là 12 tháng với doanh nghiệp X, mức lương bảo hiểm thất nghiệp là 7 triệu/ tháng, ông có thông báo điều này với trung tâm dịch vụ việc làm đúng thwo quy định.  Ông B đã bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp , được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm .   Do tình trạng sức khỏe không được tốt phải điều trị bệnh dài ngày cho nên ông thỏa thuận với doanh nghiệp để chấm dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp lần thứ 2. 6 tháng liền đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ để tính mức trợ cấp thất nghiệp cho ông B owr cách tháng sau.   Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng dành cho ông B đó là: ( 8 triệu x 3 tháng + 7 triệu đồng x 3 tháng ) : 6 x 60 % = 4,5 triệu đồng/ tháng. Mức hưởng trợ cấp hàng tháng tối đa không quá 5 lần tính theo mức lương cơ sở đối với những người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương của Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần so với mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động dành cho người lao động đóng bảo hiểm theo chế độ tiền lương do chính người sử dụng lao động đưa ra quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.   Ví dụ thứ 3:   Từ ngày 1/1/2015, ông C đã ký hợp đồng lao động thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp F có mức lương là 70 triệu đồng mỗi tháng.  Doanh nghiệp F hoạt động tại địa bàn vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng quy định của Chính phủ là 3,1 triệu đồng. Như vậy, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp mỗi tháng của ông là 20 lần x 3,1 triệu đồng  = 62 triệu đồng/ tháng.   Đến 28/9/2015, ông đã thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động tại đây, chuyển qua ký kết hợp đồng có thời hạn 3 tháng với một doanh nghiệp khác, tính từ ngày 1/10 – 31/12/2015 với một mức lương là 80 triệu đồng mỗi tháng. Doanh nghiệp này có trụ sở chính đang hoạt động tại địa bàn thuộc vùng IV.   Áp dụng với mức lương tối thiểu của vùng theo quy định của Chính phủ sẽ là 2,15 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên ông làm việc tại chi nhánh, không làm ở trụ sở chính.   Chi nhánh này hoạt động ở địa bàn thuộc vùng III, áp dụng theo mức lương tối thiểu của vùng như quy định của Chính phủ là 2,4 triệu đồng mỗi tháng. Do đó, ông tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp ở tổ chức bảo hiểm xã hội ở địa bàn chi nhánh hoạt động với mức lức được tính như sau: 20 lần x 2,4 triệu đồng = 48 triệu đồng/ tháng.   Hết hạn hợp đồng ký kết với doanh nghiệp trước , ông đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như thế có nghĩa là mức trợ cấp thất nghiệp của ông được tính như sau:  ( 62 triệu x 3 tháng + 48 triệu x 3 tháng ) : 6 x 60 % = 33 triệu đồng   Tuy nhiên theo quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông C tối đa không được vượt quá 5 lần mức quy định lương tối thiểu vùng ngay trong thời điểm ông chấm dứt hợp đồng. Do vậy, mức hưởng lương trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng của ông sẽ được tính: 2,4 triệu đồng x 5 = 12 triệu.    Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp   Theo quy định tại khoản 4 điều 21, nghị định 28/2015/NĐ- CP có hướng dẫn cụ thể như sau:   Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được  tính theo lịch dương. Mỗi một tháng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính bắt đầu từ ngày người lao động hưởng trợ cấp  theo những quy định ở tại khoản 3 điều 50 của Luật việc làm cho tới ngày đó của tháng sau trừ đi 1 ngày   Ví dụ thứ 4:   Ông D được nhận trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng, thời gian hưởng của ông tính từ 11/3/2015 cho tới 10/6/2015. Như vậy , tháng hưởng trợ cấp của ông được xác định cụ thể như sau:   Tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 11/3/2015 đến hết 10/4/2015   Tháng thứ hai hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 11/4/2015 dến hết 10/5/2015   Tháng thứ ba hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 11/5/ 2015 đến hết 10/6/2015.   4. Nhận bảo hiểm thất nghiệp 1 lần   Nếu như muốn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 1 lần thì sau  một tháng tính từ ngày nghỉ việc và thực hiện chấm dứt hợp đồng theo quy định, bạn cần phải yêu cầu công ty cũ trả lại số bảo hiểm cùng với giấy quyết định cho thôi việc có đầy đủ chữ ký của phía đại diện hợp pháp trong công ty.   Lưu ý điều kiện để lãnh bảo hiểm thất nghiệp 1 lần đó là bạn đã đóng bảo hiểm từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bạn chấm dứt hợp đồng hoặc là đóng đủ 12 tháng  trở lên trong khoảng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng. Điều kiện tiên quyết bao gồm, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 6 tháng và không đi làm nữa . Bạn sẽ yêu cầu công ty cũ trả sổ bảo hiểm để lãnh trợ cấp 1 lần. Cách tính mới nhất về quy định trợ cấp thất nghiệp 2019 cụ thể như sau:   Lương cơ bản x năm làm việc x 2    Quy đổi công thức trên như sau:   > 6 tháng = 1 năm   > 12 tháng  = 1,5 năm   > 18 tháng = 2 năm   Lãnh bảo hiểm thất nghiệp 1 lần tại địa phương nơi bạn làm việc và đóng bảo hiểm.  Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:  chứng minh thứ nhân dân gốc, sổ bảo hiểm gốc, tờ quyết định nghỉ việc của công ty cũ, sổ hỗ khẩu/ giấy tạm trú đã có xác nhận của địa phương

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Những vấn đề đáng lưu ý về bảo hiểm thất nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét