Lập trình viên công nghệ thông tin là gì? Lập trình viên công nghệ thông tin là nhứng kỹ sư phần mềm, là người sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau để có thể thực hiện việc thiết kế, xây dựng và bảo trì những chương trình máy tính. Công việc của một lập trình viên được phân chia cụ thể, bao gồm: lập trình viên web, lập trình viên hệ thống, lập trình database, lập trình game, lập trình mobile… Nhiệm vụ của một lập trình viên: Xây dựng ứng dụng mới Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn Xây dựng các chức năng xử lý Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Những tố chất cần có của một lập trình viên: + Cẩn thận, tỉ mỉ: Tính chất công việc của lập trình viên rất phức tạp, sai xót rất dễ xảy ra. Chính vì thế, các lập trình viên cần hết sức cẩn thận, chú trọng tới từng chi tiết. + Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm: Các lập trình viên thường sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau. Sau đó họ có sự kết nối để tạo ra được một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì thế đòi hỏi một lập trinh viên phải có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. + Khả năng sáng tạo và tư duy logic: Người lập trình viên cần có khả năng tư duy logic thì mới có thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng, có tính thẩm mĩ tốt, có khả năng thiết kế, sắp xếp các vấn đề logic. Các vị trí trong ngành công nghệ thông tin Nghề lập trình viên có 5 cấp bậc tương ứng với các mức lương khác nhau đối với từng cấp: + Junior Developer: Mức lương từ 500-1000$, có kinh nghiệm dưới 3 năm, có thể viết được những ứng dụng đơn giản, hiểu biết tổng thể về cơ sở dữ liệu. + Senior Developer: Mức lương từ 1000$ đến 1500$, có kinh nghiệm từ 4-10 năm, có kiến thức sâu hơn và có thể lập trình được những ứng dụng phức tạp. + Leader Developer: Mức lương từ 1.500 đến 2.000$, có từ 7 – 10 năm kinh nghiệm, có thể làm việc độc lập hoặc trở thành lãnh đạo của một nhóm. + Mid-level Manager: Mức lương từ 1.500 đến 2.500$, là quản lý cấp trung các lập trình viên, làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao. + Senior Leadrt – Quản lý cấp cao: Mức lương trên 2000$, là lãnh đạo đội ngũ các quản lý cấp dưới khác, có trách nhiệm báo cáo tình hình công việc lên Ban giám đốc công ty. Thực trạng việc làm của lập trình viên công nghệ thông tin Khá nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn nghề Lập trình viên công nghệ thông tin. Do các bạn muốn khám phá công nghệ máy tinhd và phần mềm. Việc làm công nghệ thông tin cũng đang trở thành xu hướng của xã hội, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển dụng lập trình viên công nghệ thông tin, Tè đó mở ra cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Đặc biệt, với nhu cầu cao về ngành công nghệ thông tin hiện nay, các bạn sinh viên theo học ngành này khi đã trau dồi lượng kiến thức dồi dào từ năm 2, 3 trở lên là đã có thể tự tin tìm việc làm cho mình rồi. Lĩnh vực công nghệ thông tin có rất nhiều công việc và chuyên môn khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp… Mức thu nhập cũng khá đa dạng giúp các bạn dễ dàng lựa chọn. Dân IT nên làm gì để dễ dàng xin việc? Cần có kế hoạch rõ ràng Bất cứ trước khi làm việc gì cũng cần lên kế hoạch rõ ràng và tìm việc làm ngành công nghệ thông tin cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi đã có kế hoạch, bạn có thể phân chia thời gian thực hiện công việc một cách khoa học hơn, không bị nhầm lẫn, bỏ sót, và hạn chế được các rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện. Với những người biết cách lập kế hoạch khoa học, họ sẽ có cách thực hiện và phương pháp giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả. Công việc mơ ước với mức lương nghìn đô hay công việc tại một doanh nghiệp nước ngoài càng cần phải có sự chuẩn bị, đầu tư kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào chinh phục nhà tuyển dụng. Chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng Bạn thấy một thông tin tuyển dụng việc làm thêm cho dân IT bạn nên thử liên lạc với họ và đề xuất với họ bạn có thể làm cho họ. Bạn có thể nói về những dự án mà bạn đã làm để họ tin tưởng bạn. Bạn càng thể hiện được bạn có thể đảm nhận được công việc đó trong thời gian ngắn thì bạn càng chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng. Và đương nhiên là bạn có một công việc đúng ngành đúng chuyên môn của bạn rồi. Tận dụng các mối quan hệ Bạn nên tận dụng những mối quan hệ mà bạn có để có thể tìm việc làm thêm cho dân IT một cách dễ dàng và đảm bảo hơn. Bạn hãy thông qua các mối quan hệ mà bạn có để tìm kiếm các thông tin về timviec lam thêm để đem lại hiệu quả cao hơn. Bạn có thể nhờ bạn bè, người thân, đồng nghiệp của mình. Chắc chắn họ sẽ đem lại cho mình một công việc làm thêm phù hợp đấy. Hồ sơ ứng tuyển hoàn chỉnh Hồ sơ ứng tuyển luôn là vũ khí tối thượng giúp cho các ứng viên có thể dễ dàng chiếm trọn ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng. Thông thường với vị trí lập trình viên công nghệ thông tin, mọi người cần tham khảo những mẫu CV hay đơn xin việc chuyên nghiệp được dành riêng cho dân IT từ đó ứng dụng vào bản thân để tạo nên những bộ hồ sơ ứng tuyển hoàn chỉnh nhất. Có rất nhiều kinh nghiệm về cách trình bày CV, đơn xin việc làm trên mạng mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên nên tham khảo một cách có chọn lọc để tìm ra những điều phù hợp nhất với bản thân mình. Tránh trường hợp không có chính kiến, copy hoàn toàn theo mẫu, điều đó sẽ khiến bạn không những không có được công việc mà còn khiến bản thân trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Không rải CV bừa bãi Một sai lầm nghiêm trọng khi tìm việc làm thêm cho dân IT là lạm dụng và gửi CV ứng tuyển một cách tràn lan. Không phải cái gì cứ nhiều là sẽ hiệu quả. Đúng về số lượng, đảm bảo chất lượng mới là những yếu tố mang lại kết quả tốt nhất. Khi ứng tuyển cũng vậy. Khi bạn đã có kế hoạch tìm việc, đã chuẩn bị sẵn sàng, tìm hiểu kỹ lưỡng về công việc phù hợp… Đó là khi bạn sẽ có list danh sách tiềm năng và chỉ nên tập trung vào những công việc tiềm năng đó, chinh phục một cách tuyệt đối bằng sự đầu tư kỹ lưỡng sẽ mang lại cho bạn hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm phỏng vấn việc làm thêm cho dân IT Tìm hiểu thông tin công ty Trước khi ứng tuyển vào một công việc nào dù là việc làm thêm cho dân IT thì các bạn cũng cần phải tìm hiểu về công ty đó bằng cách tìm kiếm thông qua Google, vào website chính thức xem những thông tin cụ thể, hình ảnh, video về hoạt động để có cái nhìn tổng quan nhất, dần dần hiểu rõ hơn về văn hóa công ty và lĩnh vực mà công ty hoạt động. Khi đã có một lượng kiến thức nhất định về thông tin công ty sẽ giúp cho bạn tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn tìm việc làm thêm cho dân IT, điều này sẽ giúp cho các bạn trao đổi dễ dàng hơn với nhà tuyển dụng, chủ động đưa ra được những câu hỏi phù hợp nhất. Chuẩn bị những kỹ năng cần có Mỗi vị trí công việc cụ thể sẽ có những yêu cầu về kỹ năng làm việc khác nhau. Bạn cần phải biết được, với việc làm thêm về lĩnh vực công nghệ thông tin thì nhà tuyển dụng luôn mong muốn ứng viên đáp ứng được những kỹ năng gì nhất. Bằng cách đọc kỹ và hiểu về bản mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng, bạn cũng có thể dự tính trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn mặc dù không biết được có đúng hoàn toàn 100% hay không nhưng có sự chuẩn bị từ trước sẽ giúp bạn chủ động hơn, không bị nao núng trong những tình huống bất ngờ. Ăn mặc lịch sự Bạn nghe có vẻ hơi thừa thãi nhưng thật sự nhiều bạn làm việc làm thêm cho dân IT như lập trình thường hay làm việc ở nhà nên khi phỏng vấn có thể mặc quần đùi với dép tông, đây chắc chắn sẽ là cách mà nhà tuyển dụng không muốn nhận bạn. Bạn có thể mặc cho mình hộ áo chỉnh tề một chút như quần jean đi giày. Nếu bạn vượt qua được vòng phỏng vấn thì đây sẽ là một sự đầu tư nên có. Luyện tập làm việc nhóm Bạn có thể luyện tập về làm việc nhóm cuộc phỏng vấn khi phối hơp với bạn bè. Những vị trí lập trình của việc làm thêm cho dân IT tại những công ty hiện nay điều phải kiểm tra khả năng làm việc nhóm của bạn hoặc xem cách bạn code ra sao. Trong trường hợp nếu bạn được nhận vào công ty thì công ty cũng cho bạn làm việc nhóm với một số người khác trong team. Có thể bạn không giỏi về làm việc nhóm nhưng bạn cũng nên luyện tập làm sao để quen dần với nó. Giới thiệu dự án bạn đã làm Kèm theo đơn xin việc thì bạn nên mang theo những dự án mà mình đã làm ra. Bạn có thể in ra giao diện chương trình cho nhà tuyển dụng thấy được những dự án đó là của bạn và quan trọng là nó vẫn chạy được và có thể mở ra bất cứ lúc nào. Bạn có thể thực hiện một dự án ngay tại nhà như lập trình phần mềm, web để mang tới khi phỏng vấn để cho nhà tuyển dụng thấy được sản phẩm đó là bạn làm ra. Bạn có thể đặt câu hỏi Một buổi phỏng vấn không chỉ có quyết định nhận bạn từ nhà tuyển dụng mà bạn cũng nên xem công ty đó có phù hợp với mình không. Để biết được điều này bạn nên đăt ra những câu hỏi về phía họ. Người phỏng vấn sẽ hỏi bạn xem có câu hỏi gì không thì bạn nên hỏi họ một số câu hỏi như dự án bạn làm sẽ phát triển rao sao, mục tiêu của dự án bạn sẽ làm, vai trò của bạn khi làm dự án đó. Nếu bạn có ý kiến gì về dự án của công ty họ đang làm thì có thể trình bày quan điểm của mình đến họ. Sai lầm của lập trình viên công nghệ thông tin Tránh các lỗi cơ bản trong CV CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ở chất lượng về nội dung và hình thức trình bày. Vì thế, các bạn cần phải làm một bản CV thật hoàn chỉnh cho dù là bạn tự viết hay nhờ tới sự tư vấn của người khác. Bên cạnh chuẩn bị CV bản cứng thì bạn cần chuẩn vị cv bản mềm. Việc bạn gửi cv qua email cho nhà tuyển dụng là điều vô cùng cần thiết. Đảm bảo cv bản mềm không gặp bất kì lỗi font chữ hay đoạn dãn dòng ngớ ngẩn nào. Không có mục tiêu rõ ràng Bạn không nên gửi đơn xin việc đến quá nhiều công ty mà ngay cả bản thân bạn không nhớ nổi tên những công ty ấy, điều này có nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian quý báu của mình. Bạn cần phải xác định được việc làm thêm cho dân IT của bạn có thể làm ở vị trí công việc nào, ở công ty nào. Hãy ngừng lại công cuộc tìm kiếm những công việc tuyển dụng việc làm thêm cho dân IT không rõ mục đích kia lại. Mà hãy tìm kiếm vào một công việc thích hợp nhất và tập trung điều chỉnh lại CV cho phù hợp nhất với công việc mà bạn đang tìm kiếm. Không biết tận dụng các mối quan hệ Bạn hãy tận dụng các mối quan hệ với người thân, bạn bè để có thể tìm kiếm việc làm nhân viên IT. Họ có thể giới thiệu cho bạn những công việc rất phù hợp với bạn. Nếu như bạn không biết tận dụng những mối quan hệ này thì quả thực là một sai lầm lớn. Bạn nên chú ý tới một công ty tuyển việc làm thêm cho dân IT đặc biệt nào đó, hãy cân nhắc việc trực tiếp tới công ty để nộp hồ sơ. Có thể cơ hội phỏng vấn không đến với bạn nhưng biết đâu nó lại mở ra cơ hội khác dành cho bạn vì vậy hãy xuất hiện trước mặt người khác. Thụ động ngồi chờ lời mời phỏng vấn Nhiều người cho rằng sau khi đã gửi đơn xin việc cho việc làm nhân viên IT thì chỉ việc ngồi chờ đợi để được phỏng vấn. Nhưng thực tế không như vậy, đăng kí ứng tuyển là một chuyện, còn việc của bạn là tiếp tục gửi thư hoặc gọi điện tỏ ra bạn quan tâm đến công việc đó sẽ mang lại cho bạn hiệu quả bất ngờ đấy. Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng đến bạn hơn là những ứng viên khác. Dù bạn tìm việc làm nhanh tại thành phố hồ chí minh, Hà Nội,... cũng đều như vậy. Thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn Bạn nên sửa những thói quen xấu khi đi phỏng vấn việc làm thêm cho dân IT như: Dáng ngồi thõng vai, ngọ nguậy không yên trên ghế, cắn móng tay, hất tóc liên tục, mắt không dám nhìn thẳng vào người đối diện… chính là những điều khiến cho nhà tuyển dụng nhận ra được rằng bạn đang rất thiếu tự tin. Hãy tìm hiểu về những ngôn ngữ cơ thể trước khi bạn bước vào buổi phỏng vấn việc làm nhân viên IT để tránh mắc những sai lầm không đáng có và thể hiện được bạn chính là người phù hợp nhất với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần. Lộ rõ sự “xuống dốc” về tinh thần Bạn có đang thất nghiệp hay là đang có việc làm thì bạn hãy dành thời gian để duy trì thái độ và vẻ ngoài khỏe mạnh. Hãy luôn để cho mọi người thấy sự lạc quan của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ chẳng bao giờ muốn tuyển một nhân viên IT có thái độ tiêu cực vì đang không tìm được công việc cả. Bạn luôn luôn phải duy duy trì sự năng động và khiến bạn không có thời gian để nghĩ về những chuyện vô bổ. Không chịu được áp lực Tinh thần làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu tinh thần làm việc không vững thì có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho bạn dễ dàng bị sa thải. Khi bạn mang thái độ bất ổn vào công việc thì những đồng nghiệp xung quanh bạn, nhất là sếp của bạn sẽ nghĩ theo một hướng khác rằng liệu bạn có đang bị phân tâm cho chuyện khác mà lơ là công việc chính của mình, làm ảnh hưởng tới kết quả làm việc. Sự nóng giận Xây dựng những mối quan hệ lâu dài với những người xung quanh bạn chính là chiếc chìa khóa để có thể phát triển sự nghiệp của chính mình. Bỏ qua các sự kiện xã hội Những buổi tiệc sau những giờ làm việc hoặc là các dịp lễ kỷ niệm nơi bạn làm việc có thể không khiến cho bạn tỏa sáng. Nhưng, khi bạn có sự nghiệp đủ lớn thì bạn cần phải tham gia những sự kiện này. Nếu bạn bỏ qua những sự kiện này thì rất có thể đó là dấu hiệu khiến người xung quanh nghĩ bạn không quan tâm tới việc xây dựng những mối quan hệ với đồng nghiệp trong công ty, thậm chí còn có thể làm mất đi sự nghiệp của bạn. Luôn trong vùng an toàn Có những người theo học công nghệ thông tin thường không cho phép chính bản thân mình có cơ hội để gặp gỡ và giao lưu với những lĩnh vực khác nhờ vào các mối quan hệ. Thay vì học hỏi nhiều vấn đề hơn thì họ lại chỉ bằng lòng với những gì họ có, và đương nhiên họ cũng không thể nào có thêm được những hiểu biết rộng mở hơn. Những người thường nằm trong vùng an toàn sẽ không có cơ hội để cập nhật những kiến thức mới, trong khi xã hội lại không ngừng phát triển và công nghệ buộc phải tân tiến hơn mỗi ngày để phục vụ cho sự phát triển vượt trội đó. Thiếu kỹ năng giao tiếp và ứng xử Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là yếu tố không thể thiếu trong quá trình làm việc của lập trình viên công nghệ thông tin. Những người thiếu kỹ năng giao tiếp ứng xử sẽ tự làm mất đi nhiều cơ hội để tạo được mối liên hệ đối với những người trong các lĩnh vực khác. Với những thông tin hữu ích về những điều cần biết đối với nghề lập trình viên công nghệ thông tin, hy vọng rằng các bạn đã có những nhận định cho riêng mình khi tìm việc làm thêm cho dân IT. Chúc các bạn sớm tìm được công việc ưng ý và thành công trong cuộc sống!
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Sai lầm của lập trình viên công nghệ thông tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét