Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những giá trị đó thông qua việc tìm hiểu khái niệm Bđs là gì cũng như những đặc điểm cơ bản nhất của nó nhé. 1. Bđs là gì? Có rất nhiều cách định nghĩa về Bđs, chúng ta có thể dựa vào những định nghĩa chính thống được lấy từ các trang web uy tín mà chúng tôi gửi tới các bạn trong nội dung dưới đây. Theo Wikipedia – Cuốn Bách khoa toàn thư mở định nghĩa: “Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động, lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản”. Bđs là gì? Cũng tại đây, khái niệm bất động sản (Real Estate, Real Property) được phân biệt rõ ràng với từ động sản (Personal Property). Những người sở hữu bất động sản sẽ được hưởng mọi quyền đối với bất động sản đó bao gồm sử dụng, cho thuê, mua bán, làm quà, ký quỹ,... cho những người khác, hoặc cũng có thể để yên bất động sản đó cho riêng mình. Bất động sản gắn liền mật thiết với tài chính và vốn. Đây là những gì được Wikipedia định nghĩa, cho bạn hiểu rõ về khái niệm Bđs là gì. Tuy nhiên, với những khái niệm “nôm na” và đầy đủ ý nghĩa được đưa ra dưới đây chắc chắn sẽ dễ dàng đi vào tư duy của các bạn hơn. Vậy hãy tham khảo thêm một cách hiểu đơn giản nữa về khái niệm bất động sản nhé. Khi phân loại tài sản, người ta phân chia rõ ràng làm hai loại, đó là bất động sản và động sản. Trong đó, khái niệm bất động sản ngoài việc bao hàm cả giá trị đất đai, của cải thì nó còn chỉ toàn bộ những tài sản được làm ra từ chính sức lao động của con người. Như vậy, có thể thấy bất động sản ở đây còn bao gồm cả các công trình xây dựng, cây trồng hay mùa màng,... 2. Các quan niệm khác nhau về Bất động sản Mặc dù trên thế giới, pháp luật của các quốc gia đều thống nhất khái niệm Bất động sản ở chỗ nó bao gồm đất đau cùng những tài sản gắn liền với đất đai. Thế nhưng, về cụ thể thì mỗi nước lại đưa ra những khái niệm riêng về bất động sản mang tính đặc thù, thể hiện rõ quan điểm về việc phân loại và các tiêu chí phân loại bất động sản. Dựa vào các điều luật đến từ các nước như Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 517 và 518 của Luật Dân sự Cộng Hòa Pháp, Điều 94 và 96 của Luật Dân sự Cộng Hòa Liên Bang Đức, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Nga,... đều quy định rằng Bất động sản là tài sản cố định, không tách rời đất đai. Bất động sản được xác định theo vị trí của đất. Nhưng, với Liên Bang Nga thì quy định rằng, bất động sản ở đây chính làmảnh đất không phải là đất đai nói chung. Hiểu theo như vậy là điều hợp lý bởi vì đất đai nói chung chỉ bộ phận lãnh thổ, không phải là đối tượng để thực hiện việc giao dịch dân sự. Từ khái niệm đã đưa ra, mặc dù có nói bất động sản còn bao gồm những tài sản gắn liền với đất đai thế nhưng mỗi quốc gia sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về tài sản đó. Điển hình như các điều luật được đưa ra ở các nước Pháp (Điều 520 Luật Dân sự), Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ quy định rằng “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là BĐS, nếu đã bứt khỏi cây được coi là động sản”. Các quan niệm khác nhau về Bất động sản Trái lại, theo điều 100 Luật Dân sự của đất nước Thái Lan có quy định: “BĐS là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Còn Luật Dân sự Đức lại quy định rằng Bất động sản gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất. Năm 1994, Luật Dân sự của Nga đã đưa ra những quy định mới, khác biệt so với khái niệm truyền thống. Tại điều 130 đưa thêm khái niệm chung về bất động sản: “những đối tượng mà dịch chuyển sẽ làm tổn hại đến giá trị của chúng” và đưa cả những yếu tố không hề liên quan đến đất đai cũng là bất động sản như máy bay, tàu biển, phương tiện vũ trụ,... Còn trong Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2005, tại Điều 174 có quy định cụ thể như sau: “BĐS là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”. Dựa vào những phân tích trên chúng ta có thể thấy được rằng, bất động sản là một khái niệm rất rộng lớn và đa dạng. Nó cần được quy định rõ ràng bằng pháp luật, tùy vào mỗi quốc gia sẽ quy định đâu là tài sản thuộc bất động sản và không phải bất động sản. 3. Phân loại bất động sản Bất động sản có thể phân chia ra thành 3 loại như sau: - Bất động sản có đầu tư xây dựng: Bất động sản nhà đất: Đây là nhóm bất động sản cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có tính phức tạp cao, gồm đất đai và tài sản gắn với đất đai. Bất động sản nhà xưởng, công trình thương mại – dịch vụ Bất động sản về cơ sở hạ tầng Bất động sản trụ sở làm việc ... Phân loại bất động sản - Bất động sản không đầu tư xây dựng: trong loại bất động sản này sẽ bao gồm đất chưa sử dụng, đất hiếm, đất nông nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản,... - Bất động sản đặc biệt: gồm những công trình là di sản văn hóa vật thể, đình chùa miếu mạo, nhà thờ, các công trình bảo tồn quốc gia,... 4. Đặc điểm của bất động sản 4.1. Tính cá biệt và tính khan hiếm Sở dĩ bất động sản mang đặc điểm này là do xuất phát từ tính chất khan hiếm và cá biệt của đất. Tính khan hiếm của đất chính là sự giới hạn của đất về mặt diện tích, khu vực, lãnh thổ,... Do bất động sản có tính khan hiếm, và cố định, không di dời được cho nên dẫn đến đất đai trở thành thứ hàng hóa mang tính cá biệt. Vậy tính chất này được thể hiện như thế nào? Không chỉ đơn giản ở việc đi tìm khái niệm Bđs là gì nữa mà chúng ta còn tìm thấy cả đặc điểm của chúng thông qua những biểu hiện cụ thể. Điển hình đó là tính khan hiếm, cá biệt đang được nhắc tới ở đây. Để hình dung rõ nhất về tính chất này, chúng ta có thể dựa vào các ví dụ, dẫn chứng thiết thực có trong thực tế. Chẳng hạn như, cùng nằm trong một khu vực, thậm chí đó là hai bất động sản được đặt cạnh nhau thì chúng cũng đều chứa đựng những yếu tố hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế mà dù có được đặt cạnh nhau và có chung một kiểu thiết kế đi chăng nữa thì những công trình bất động sản này cũng sẽ mang tính cá biệt, không cái nào giống với cái nào, ít nhất là chúng có vị trí không gian khác nhau. Hơn nữa, tính cá biệt cũng là một đặc điểm mà các nhà đầu tư khá là quan tâm vì chính đặc điểm này là chiếc chìa khóa giúp cho bất động sản trở nên hấp dẫn hơn trong mắt của khách hàng, có thể đáp ứng được sở thích cá nhân của họ. 4.2. Tính lâu bền Sở dĩ bất động sản có đặc điểm này là do đất đai là “vật phẩm” được thiên nhiên ban tặng, là nguồn tài nguyên quý giá và không bao giờ có thể hủy hoại được. Nhất là khi các công trình, kiến trúc nếu được xây dựng trên nền đất đai thì có thể mang giá trị tồn tại lâu bền hàng trăm năm khi được tu tạo, nâng cấp cẩn thận. Đặc điểm của bất động sản Qua đây có thể thấy, tính chất bền lâu của bất động sản mang ý nghĩa chỉ tuổi thọ của công trình xây dựng và vật kiến trúc. Tuổi thọ của bất động sản có hai kiểu, đó là tuổi thọ vật lý và tuổi thọ kinh tế. Nếu là tuổi thọ kinh tế thì sức sống của bất động sản sẽ ngắn ngủi hơn và nó có thể chấm dứt ngau trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường, mang đến giá trị kinh tế chỉ ngang bằng với lợi ích do bất động sản tạo ra. Trong khi đó, tuổi thọ vật lý thì dài hơn và mang đến những giá trị kinh tế nhiều hơn bởi lẽ nó chỉ chấm dứt khi công trình và vật kiến trúc có kết cấu chịu lực đã bị hư hỏng, lão hóa. Theo nghiên cứu, ước tính trung bình, bất động sản của nhà ở, khách sạn... sẽ từ 40 năm tuổi thọ. Còn các công trình như nhà xưởng, nhà ở phổ thông sẽ có tuổi thọ trên 45 năm. Tính chất lâu bền của bất động sản quy định hàng hóa bất động sản mang đặc điểm đa dạng, phong phú, không bao giờ vơi cạn, có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau. 4.3. Tính chất chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau Sau khi nắm được khái niệm bđs là gì thì ắt bạn sẽ đoán được bất động sản sẽ có tính chất này – chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau. Thậm chí đó còn là sức ảnh hưởng rất lớn. giá trị của bất động sản này có thể sẽ chịu sự tác động rõ rệt của bất động sản khác, chẳng hạn như khi Nhà nước xây dựng những công trình hạ tầng thì đương nhiên nó làm gia tăng vẻ đẹp, nâng cao hơn nữa giá trị sử dụng của các bất động sản khác ở trong khu vực đó. Nói một cách khác, các bất động sản có giá trị làm tôn lên vẻ đẹp, sự hấp dẫn cho nhau Ngoài 3 tính chất trên, bất động sản còn có những tính chất khác như tính thích ứng, tính phụ thuộc vào năng lực quản lý, tính tập quán và mang nặng tư tưởng tâm lý xã hội. Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những hiểu biết căn bản nhất về khái niệm bđs là gì và những đặc điểm cơ bản của nó. Hy vọng, nếu có ý định theo đuổi việc làm trong ngành bất động sản thì nội dung trên đây sẽ là nguồn tư liệu có giá trị dành cho bạn.
Xem bài nguyên mẫu tại: Bđs là gì? Đặc điểm cơ bản của Bất động sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét