1. Nhân viên tư vấn là gì ? Nhân viên tư vấn là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực với chức năng là làm tư vấn. Vậy tư vấn ở đây là gì? Tư vấn ở đây chính là giảng giải, đưa ra lời khuyên, góp ý kiến hay đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho người cần được giúp đỡ (người hỏi). Chúng ta phải nhận thức rõ tư vấn ở đây chính là tìm ra cách giải quyết vấn đề nào đó được hỏi mà không có quyền quyết định. Bởi khi đó mình chỉ là người tư vấn nên mình chỉ có thể là người đưa ra giải pháp, còn quyết định thực hiện hay không là của chủ thể mà mình đang tư vấn. Tư vấn là quá trình tương tác giữa người hỏi và nhân viên tư vấn Hiện nay, nhân viên tư vấn thường là lực lượng không thể thiếu với mỗi loại ngành nghề. Do đó, nghề tư vấn viên đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ làm công việc văn phòng cũng như phụ nữ nhờ mức thu nhập tương đối hấp dẫn và hơn thế là sự năng động trong công việc. Mục đích của nhân viên tư vấn • Tư vấn để tự ý thức về bản thân, ý thức về thực tại, đặc biệt là tự biết cách phòng vệ - cách thức mà bản thân người tư vấn và những người khác thường dùng để phản ứng lại với những yếu tố tác động xung quanh. • Tư vấn để thống nhất trong con người về cảm xúc, hành vi, người tư vẫn không chỉ dự vào kỹ năng mà còn dựa vào tiềm năng như hệ thống thái độ. • Người tư vấn cho chủ thể hỏi có thể đưa ra được quyết định đúng đắn, vững vàng. • Nhiều khi người tư vấn sẽ giúp người hỏi giải tỏa những ấm ức trong con người và xác đinh được đúng đắn vấn đề đang gây khó chịu. • Tư vấn giúp giảm thiểu hậu quả của những sai lầm hoặc những biến cố tiêu cực • Tư vấn để tìm một hướng đi cho đời mình, làm sáng tỏ được các giá trị, mục tiêu và phát huy được tiềm năng của bản thân • Tư vấn để biết yêu mình hơn, và yêu một cách đúng mức, đúng cách, biết tôn trọng bản thân • Tư vấn để thích nghi với môi trường, thích nghi với công việc. 2. Những yêu cầu để làm một tư vấn viên giỏi Để trở thành một nhân viên tư vấn giỏi thì bạn cần phải có : 2.1. Kỹ năng • Đầu tiên đó chính là kỹ năng giao tiếp, tạo cảm tình để có thể xây dựng được mối quan hệ với khách hàng ; truyền đạt thông tin cho khách hàng sao cho sinh động và đầy đủ thông tin nhất. • Kỹ năng tạo dựng niềm tin bằng việc có trách nhiệm chuyên môn với những lời tư vấn của mình vì sự tín nhiệm của người hỏi dành cho nhân viên tư vấn. Đó là cách tốt nhất để thành công trong nghề tư vấn. • Kỹ năng phản ứng nhanh để đưa ra cách giải quyết các vấn đề. Mỗi khi gặp phải một vấn đề nào đó thì đầu bạn phải nảy số thật nhanh để phân tích vấn đề từ nguyên nhân cho đến cách giải quyết nào là hợp với người cần tư vấn nhất, sau đó thì bạn mới có thể phát ngôn những lời nói của mình cho người cần nghe. • Kỹ năng làm việc độc lập và có sự năng động trong mọi tình huống cũng như công việc, luôn hoàn thành tốt công việc dù có khó khăn đến mấy • Bạn phải chịu được môi trường làm việc áp lực khá lớn bởi tất cả các vấn đề mà người cần tư vấn gặp phải đều tương đối khó và không dễ dàng gì để tìm ra phương hướng giải quyết nên mới tìm đến bạn. Bạn cần rèn luyện cho mình kỹ năng chịu áp lực cao để có thể giải quyết công việc một cách dễ dàng mà không làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý bản thân. 2.2. Tính cách Với mỗi một nhân viên tư vấn cần có tính cách hòa đồng, thân thiện, năng động, cởi mở, nhanh nhạy và yêu thích các hoạt động kinh doanh, thích làm giàu, có tham vọng lớn, yêu thích việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ. Đặc biệt là tính trung thực và có trách nhiệm. 2.3. Kiến thức • Là nhân viên tư vấn thì nhát thiết phải kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mà mình tư vấn. Ví dụ như một người cần bạn tư vấn về vấn đề ly hôn thì bạn phải có kiến thức về luật pháp, cũng như về kiến thức về tâm lý học. • Có khả năng giao tiếp bằng một loại ngoại ngữ nào đó là bạn cũng có một ưu thế cho công việc làm nhân viên tư vấn rồi. Do các khách hàng mà bạn cần tư vấn không chỉ ở trong nước mà còn là những người nước khác. Nếu bạn biết tiếng của họ thì công việc của bạn đã thuận lợi hơn người khác rất nhiều rồi • Bạn luôn luôn phải trau dồi thêm những kiến thức xã hội, luôn cập nhật và theo kịp các xu hướng của xã hội hiện hành về tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội và cả môi trường… • Trước những câu hỏi của khách hàng bạn cần phải tự đánh giá, phân tích một cách kỹ lưỡng để có thể áp dụng những kiến thức về vấn đề đó để đưa ra những lời tư vấn giải quyết vấn đề tốt nhất. 2.4. Ngoại hình Là nhân viên tư vấn nên thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng, rất cần tạo ấn tượng tốt ngay giây phút ban đầu gặp mặt, ấn tượng đầu luôn luôn khó quên và nó quyết định rất nhiều về cảm xúc cũng như cách nhìn nhận. Đặc biệt với nhân viên tư vấn về làm đẹp thì bản thân phải có ngoại hình tốt thì mới đem lại niềm tin cho khách hàng khi bạn tư vấn. 2.5. Nguyên tắc đạo đức của nhân viên tư vấn • Nguyên tắc giữ bí mật Cũng giống như tất cả các ngành nghề khác thì nhân viên tư vấn cũng cần đảm bảo nguyên tắc về bí mật. Mỗi cá nhân đều có bí mật riêng của họ và tất nhiên rằng không ai muốn bí mật của mình bị rất nhiều người biết được. Và tất nhiên công việc của nhân viên tư vấn ngoài đưa ra những lời tư vấn hữu ích nhất cho khách hàng thì cũng cần phải bảo vệ cũng như giữ kín bí mật của họ. Trước khi tư vấn thì nhân viên tư vấn cũng cần cam kết với khách hàng về vấn đề bảo mật thông tin nhằm tạo dựng niềm tin cho khách có thể trao đổi thoải mái hơn về vấn đề gặp phải. Trường hợp ngoại lệ khi nhân viên tư vấn không cần áp dụng nguyên tắc này là vấn đề đó ảnh hưởng tới tính mạng của người khác hay trong trường hợp vấn đề đó là vi phạm pháp luật và bị ra tòa. •Nguyên tắc tôn trọng Đối với mỗi nhân viên tư vấn thì cần có một thái độ tôn trọng, nhiệt tình với tất cả các khách hàng dù cho người đó là ai đi chăng nữa. Bạn phải chấp nhận và coi họ đầy đủ về tư cách, đạo đức, hành vi và tình cảm. Bạn luôn luôn phải tôn trọng khách hàng của mình để có những lời khuyên tốt nhất cho họ, đừng để các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. • Nguyên tắc trung thực, khách quan Đối với tất cả các tình huống cũng như đối với mọi khách hàng thì nhân viên tư vấn phải nhìn nhận và thực hiện những vấn đề một cách trung thực và khách quan nhất. Khi bạn nhìn nhận các sự vật, hiện tượng xung quanh vấn đề một cách khách quan thì bạn mới có thể xác đinh được đúng nguyên nhân. Không vì suy nghĩ chủ quan của người tư vấn để áp đặt thì bạn mới có thể bảo vệ lợi ích của khách hàng. 3. Những hình thức mà các nhân viên tư vấn hoạt động hiện nay Có 3 hình thức về tư vấn hiện nay được các nhân viên tư vấn áp dụng nhằm mục đích phục vụ những cá nhân, gia đình hay một tập thể nào đó. Các hình thức bao gồm : 3.1. Tư vấn cá nhân Đây là hình thức được coi là tương đối bí mật giữa nhân viên tư vấn và khách hàng nhằm giúp đỡ họ trong các vấn đề về tâm lý, tình cảm hay công việc. Với mỗi vấn đề mà khách hàng gặp phải thì nhân viên tư vấn sẽ trao đổi trực tiếp hay gián tiếp để đưa ra những lời khuyên nhằm ổn định tâm lý cho những trường hợp mà người cần tư vấn rơi vào trạng thái như : lo sợ, chán nản, muốn chết hay những trường hợp cần cải tạo phục hồi tâm trạng. 3.2. Tư vấn gia đình Dành cho những mối quan hệ không được tốt đẹp trong gia đình khi gặp những vấn đề nhất định trong cuộc sống. Nhân viên tư vấn sẽ đưa ra những lời khuyên để cho mối quan hệ trong gia đình được giải quyết và cải thiện một cách êm đẹp mà không có sự can thiệp của pháp luật. Bên canh đó mối quan hệ tốt đẹp cũng được duy trì và mọi người trong nhà cũng có thể hiểu và thông cảm cho nhau hơn. 3.3. Tư vấn nhóm Đây là hình thức tư vấn cho 1 nhóm người có chung quan điểm và mục tiêu giống nhau để có thể tạo dựng sự liên kết cũng như thống nhất giữa các thành viên trong nhóm nhằm đạt hiệu quả công việc cao hơn. Bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu được như thế nào là nhân viên tư vấn, cách thức để trở thành một nhân viên tư vấn giỏi đặc biệt là những nguyên tắc làm việc cần có khi bạn gắn bó với nghề nhân viên tư vấn.
Xem nguyên bài viết tại: Nhân viên tư vấn là gì? Cách để trở thành một nhân viên tư vấn giỏi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét