Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

PR nghĩa là gì? Sức hút của việc làm PR

PR nghĩa là gì? Sức hút của việc làm PR

    1. PR nghĩa là gì? PR chính là cụm từ viết tắt từ từ tiếng Anh Public Relations, khi dịch ra thì mang nghĩa là quan hệ công chúng. Đối với hoạt động của các doanh nghiệp thì PR luôn đóng một vai trò quan trọng, là một cách truyền thống giúp công ty, doanh nghiệp có thể kết nối hiệu quả với cộng đồng. Bên cạnh đó, PR còn chính là hoạt động giúp các tổ chức gắn kết lại với xã hội tốt hơn.   PR nghĩa là gì? PR chính là hoạt động của bộ phận liên quan của một tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nào đó, chủ động quản lý về quan hệ giao tiếp cộng đồng nhằm tạo dựng, gìn giữ hình ảnh của công ty, tổ chức với khách hàng. Tựu chung lại, bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng, PR chính là một hoạt động giúp tạo dựng nên hình ảnh thương hiệu, mang đến ấn tượng tốt cho công chúng về một tổ chức, doanh nghiệp , một cá nhân nào đó. Trong kinh doanh thì PR chính là một kênh truyền thống có chức năng kết nối, xây dựng mối liên kết. 2. Ý nghĩa của từ PR trong một số trường hợp khác nhau 2.1. Ý nghĩa của từ PR trong Seo Trong giới Seo, PR được định nghĩa bởi một từ biết tắt của Google PageRank. Đây là một thang điểm được đánh giá riêng trong Seo, gồm có 10 bậc để nhận diện, đánh giá mức độ thân thiện và xếp hạng của Website bạn phụ trách so với các mức độ và quy định của Google đưa ra. Mức độ thang điểm cao hay thấp của  PR sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trong công việc của một Seoer. 2.2. Ý nghĩa của từ PR trong cuộc sống hàng ngày PR mang ý nghĩa là quan hệ công chúng như đã phân tích rõ ràng ở trên, trong khi đó đa số con người lại hiểu PR với ý nghĩa là Quảng cáo. Hiểu như vậy quả thực là một sai lầm không hề nhỏ. Vì sao lại cho rằng hiểu PR là quảng cáo là một sai lầm? PR là quan hệ công chúng, mà quan hệ công chúng lại là mối quan hệ vô cùng rộng với tất cả mọi người ở trong xã hội. Mục đích của mối quan hệ này chính là tạo nên sự uy tín đối với một vấn đề hay là một công việc nào đó bạn đang thực hiện. Từ đây, bạn có thể mang đến một niềm tin tưởng tuyệt đối của “công chung” dựa vào các mối quan hệ gây dựng được với nhiều người. Chẳng hạn, công ty bạn vừa cho ra đời một phiên bản game, chưa hề có một ai biết rõ tựa của game hay cách chơi game đó ra sao, có phiên bản nào chơi thử hay không thì việc thông qua những trang web uy tín, các trang tin tức lớn và có rất nhiều bài viết giới thiệu, hướng dẫn về game này thì các bạn mới có thể biết được đó là một tựa game khá thú vị, rất đáng để thử sức và trải nghiệm.   Ý nghĩa của từ PR Vậy ở trong cuộc sống thường nhật, trong lĩnh vực thương mại hoặc bất kể một lĩnh vực nào của đời sống thì có rất nhiều người sẽ nói tốt về bản thân bạn, về thương hiệu bạn đang có hoặc về một sản phẩm nào đó gắn liền với bạn,... Việc này chính là cách để bạn được tăng thêm sự uy tín cho bản thân hoặc cho sản phẩm, cho doanh nghiệp của mình. Khi đó, mọi người sẽ biết đến bạn nhiều nhờ có sự uy tín. Và đây chính là giá trị đích thực của từ PR. 2.3. PR trên facebook nghĩa là gì? Hiểu PR nghĩa là gì thường gắn liền với việc hiểu PR trên facebook nghĩa là gì. Vì facebook là một trang mạng xã hội thông dụng và được con người sử dụng rất nhiều phục vụ cho mục đích PR để mang đến lợi ích tuyệt vời cho bản thân và doanh nghiệp của bạn. Để hiểu chính xác ý nghĩa của PR trên facebook là gì, chúng ta cần phải xem xét và cân nhắc rất nhiều ý kiến khác nhau, đồng nhất có, trái ngược cũng có. Có ý kiến cho rằng, PR trên facebook là một hình thức quảng bá vô cùng tiết kiệm, thậm chí có thể làm miễn phí. Tuy nhiên, ý kiến này chưa đánh giá đúng thực tế của việc PR trên facebook. Vì với một chiến dịch làm PR facebook bài bản chưa bao gồm sự hoàn hảo đã làm hao tốn rất nhiều ngân sách rồi, nó được so sánh hơn cả việc sử dụng những hình thức quảng cáo khác (Digital Marketing hay Outdoor). Cho nên các bạn cần hiểu rằng, trong thực tế, hoạt động PR chỉ đang là một bước đệm giúp việc bán hàng thành công hơn mà thôi, có thể dễ dàng tiếp cận với công chúng và tìm thấy những khách hàng tiềm năng. Việc chúng ta tiến hành một chiến lược ở trên facebook quả thực là điều không dễ dàng gì nếu như không muốn đánh giá đó là việc khá khó. Có nhiều người vẫn lầm lẫn và dễ đi sai hướng PR nếu như không nắm được một cách rõ ràng những nét cơ bản của việc PR trên Facebook. Hệ quả mà bạn có thể phải đối mặt đó chính là tốn kém rất nhiều chi phí nhưng hiệu quả quảng cáo và đưa sản phẩm, dịch vụ, tên tuổi của doanh nghiệp đến với công chúng sẽ không cao. Đã có nhiều người sau một thời gian lăn lộn với việc PR trên facebook không có kết quả mà đã phải bỏ cuộc, chán nản khi thứ nhận về chỉ là một kết quả không có gì. Việc này không chỉ làm họ tốn kém về chi phí mà còn thời gian, công sức cũng là những giá trị họ đang đầu tư không phương hướng cho một chiến dịch PR không có đường lối. Tuy nhiên, khi thực hiện việc PR facebook mà bạn có thể hiểu đúng và làm đúng thì chắc chắn bạn sẽ thu về được những lợi ích vô cùng lớn. Cũng đã có nhiều doanh nghiệp, nhiều cá nhân thực hiện thành công việc PR trên facebook và kết quả nhận về là những điều nằm ngoài sức mong đợi của họ. 3. Ưu và nhược điểm của PR Các bạn biết đấy, khi đi tìm hiểu khái niệm của một thuật ngữ nào đó mà ở đây chúng ta đang tìm hiểu PR nghĩa là gì chính là cách để hiểu về bản chất của thuật ngữ này. Nhưng trong khái niệm của thuật ngữ lại chưa chỉ rõ cho chúng ta thấy những ưu và nhược điểm của nó là gì? Việc nắm bắt chưa hết giá trị và những vấn đề quan trọng xoay quanh mục tiêu cũng là một sự thiếu sót rất lớn. Chính vì thế, nội dung tiếp theo, timviec365.vn sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn những thông tin bổ ích về PR. Đó là những ưu – nhược điểm của hoạt động này. 3.1. Ưu điểm của PR là gì? - Hoạt động PR có chi phí thấp - Mục tiêu và đối tượng được xác định rõ ràng cho từng dịch vụ, sản phẩm - Dễ nhận được sự tin tưởng từ công chúng, do đó có thể mang lại hiệu quả cao về lâu về dài Với những ưu điểm này, không ít người đã lầm tưởng rằng PR chính là quảng cáo. Thực chất mà nói, điều đó là không chính xác. Bởi vì quảng cáo có mục đích chính là hướng đến những người tiêu đung, còn mục đích của PR lại không hoàn toàn như vậy. PR tạo dựng nên hình ảnh và cái nhìn thiện cảm cùng với đó là củng cố niềm tin tưởng của công chúng với tổ chức và doanh nghiệp.   Ưu và nhược điểm của PR Từ những lý giải trên, bạn sẽ dễ dàng nhận diện được điểm khác biệt giữa PR với hoạt động Quảng cáo: Hoạt động PR sẽ được thông qua cơ quan truyền thông báo chí, được đón nhận bởi công chúng và thường nhận được thái độ tích cực hơn từ công chúng Mục đích của PR là hướng đến xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp hay tổ chức Có nhiều hoạt động PR mang đến lợi ích lớn cho toàn xã hội. Điểm này hoàn toàn khác với quảng cáo Chi phí dùng cho hoạt động PR thấp hơn so với hoạt động quảng cáo PR đem tới nhiều lợi ích cụ thể cho các đối tượng cụ thể 3.2. Nhược điểm của PR là gì? Số lượng những người tham gia vào hoạt động PR khá hạn chế, không nhiều như hoạt động quảng cáo vì PR chỉ mục đích hướng tới các nhóm đối tượng cụ thể. Trong thực tế thì chi phí dành cho hoạt động PR sẽ ít hơn rất nhiều so với các hoạt động quảng cáo. Chính vì thế mà chỉ trong một thời gian ngắn thì không thể mong có nhiều người biết đến hoạt động PR bằng quảng cáo được. Ngoài ra thì hoạt động PR còn rất khó kiểm soát. Lý do là vì nội dung thường được chuyển tải từ cái nhìn của một bên thứ ba khác. 4. Tìm hiểu về việc làm PR Như chúng ta đã nói ở trong định nghĩa PR nghĩa là gì từ phần trên thì PR chỉ mối quan hệ công chúng. Vậy công chúng ở đây là ai? Đó là những tầng lớp nhân dân sinh sống ở trong xã hội, có sự quan tâm  đến các sản phẩm của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của các doanh nghiệp. Vậy đối với doanh nghiệp thì công chúng sẽ bao gồm các đối tượng sau đây: Khách hàng: những đối tượng sử dụng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp Cơ quan hoạt động truyền thông Cơ quan quản lý nhà nước Ban lãnh đạo và thành viên làm trong doanh nghiệp Các doanh nghiệp và công đoàn khác 4.1. Những loại hình phổ biến của việc làm PR Trong nghề PR có những loại hình phổ biến sau đây Tổ chức sự kiện: Có rất nhiều sự kiện có mối liên quan tới việc tuyên truyền cũng như quảng bá sản phẩm, được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, sinh sống chẳng hạn như nhà văn hóa, công viên hay sân vận động ,... Mục đích của việc tổ chức sự kiện chính là thu hút mọi sự chú ý của người dân để xây dựng thương hiệu và hình ảnh cho sản phẩm và doanh nghiệp. Từ đó giúp cho việc tìm kiếm khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Tài trợ Đây là một hình thức giúp đỡ thông qua hiện vật. Hiện vật ở đây chính là các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hoặc có thể hỗ trợ bằng tiền thông qua truyền thông, báo chí, hướng tới tài trợ cho một chương trình nào đó được diễn ra bằng kinh phí tài trợ của doanh nghiệp. Đó cũng là một cách để đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp trong mối quan hệ với cộng đồng. Có các loại tài trợ như sau: Tài trợ từ thiện: tài trợ cho hoạt động của những chương trình dành cho người nghèo, người có số phận không may mắn, những hoàn cảnh khó khăn do thiên tai,... Tài trợ thương mại: đây là hình thức tài trợ cho những chương trình truyền hình, giải trí, game show,...   Việc làm PR Cả hai hình thức tài trợ này đều giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh và thương hiệu của mình. Viết bài PR/ Advertorial Nội dung của bài viết sẽ cung cấp các kiến thức về lĩnh vực cụ thể nào đó dựa theo mô típ sau đây: vấn đề, giải pháp, sản phẩm. Mục đích là dẫn dắt khéo léo khách hàng tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp. Thông cáo báo chí Những sự kiện của doanh nghiệp tổ chức ra sẽ nhờ sự vào cuộc đưa tin quảng bá của báo chí. Đó có thể là buổi lễ khai trương, khánh thành, ngày kỷ niệm,... Quan hệ cộng đồng Các bạn có thể tham gia vào những đoàn hội, các nhóm ngành nghề với mục đích trao đổi và quảng bá thương hiệu, hình ảnh. Đồng thời có thể hỗ trợ cho các hoạt động nhằm khẳng định tên tuổi và tìm kiếm thêm nhiều cơ hội được hợp tác với các doanh nghiệp khác trên đoàn hội đó. 4.2. Những giai đoạn của PR Hoạt động PR bao gồm những giai đoạn sau đây Xác định, đánh giá thái độ của công chúng Xác định những chính sách, thủ tục của doanh nghiệp với sự quan tâm từ công chúng Phát triển, thực hiện các chương trình truyền bá nhằm khiến cho công chúng có thể hiểu, tiếp nhận sản phẩm của công ty Để có thể trở thành một chuyên viên PR tài năng thì quả thực nhất định điều đầu tiên các bạn cần nắm được đó chính là hiểu PR nghĩa là gì, cố gắng trau dồi kiến thức nền của mình thật vững chắc, rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo của bản thân.

Coi thêm tại: PR nghĩa là gì? Sức hút của việc làm PR

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét