1. Senior executive là gì? Senior executive được hiểu đơn giản là điều hành cấp cao. Người điều hành ở đây có thể hiểu là cán bộ - người trực tiếp quản lý công ty, được ký kết các văn bản (theo ủy quyền nếu không phải là người đại diện pháp luật) liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty. Những nhà điều hành cấp cao là những người hành động, họ thực hiện kế hoạch. Đối với các nhà điều hành thì kiến thức chỉ có tác dụng khi kiến thức được chuyển hóa thành hành động. Trong một đơn vị tổ chức, công ty thì vị trí Senior executive rất quan trọng, bởi họ là người đưa ra được những phương hướng, chính sách và cũng chính là những người thực hiện kế hoạch đó. Nếu một một đơn vị tổ chức, công ty mà sở hữu được một nhà Senior executive giỏi thì đó chính là một trong những vấn đề cốt lõi của sự phát triển thịnh vượng cũng như khả năng duy trì nền tảng đó của một công ty. Bởi những chính sách mà họ đưa ra phù hợp với tình hình của đơn vị và phù hợp với người thực hiện thì nó chính là sự lựa chọn thông minh để giải quyết vấn đề. 2. Những điều cần biết về Senior executive Những người làm Senior executive thường sẽ làm những công viêc gì để có thể điều hành tốt các công việc. 2.1. Lập bảng kế hoạch hành động Trước khi biến những suy nghĩ, kiến thức trở thành hành động thì các nhà điều hành cần phải xác định được kế hoạch hành động. Họ cần nghĩ rất nhiều vấn đề có thể xảy ra xung quanh kế hoạch của họ và đặc biệt là phải nghĩ về mục tiêu cần đạt được sau kế hoạch đó. Những nhà điều hành cấp cao (Senior executive) thường đặt ra những câu hỏi để có thể xác định những kết quả mong muốn như: Các đơn vị tổ chức, công ty cần họ đóng góp cho những gì trong thời gian bao lâu? Và họ sẽ đặt ra những câu hỏi cho bản thân họ như: Tôi sẽ cố gắng đạt được kết quả bằng cách gì và trong thời gian bao lâu? Tiếp đó họ tự đánh giá những hạn chế khi hành động: “Những hành động này phải theo đúng khuôn khổ của pháp luật và đạo đức? có đuộc tổ chức chấp nhận? và đặc biệt có phù hợp với giá trị, sứ mệnh và các chính sách của đơn vị đó? Những sai lầm khi vị phạm quy tắc trên sẽ thường có những sai lầm và gây kém hiệu quả. Ngược lại nếu tuân thủ thì cũng chưa chắc rằng kế hoạch hành động sẽ hiệu quả. Với mỗi bản kế hoạch hành động thì đó chính là lời thông báo về mục đích chứ không phải là lời cam kết. Nó không ràng buộc gò bó ai cả. Sở dĩ bản kế hoạch hành động luôn được thường xuyên chỉnh sửa. Do mỗi phương pháp mới sẽ tạo lên thành công mới. Điều này hoàn toàn đúng cho những thay đổi của môi trường kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Và đặc biệt là một bản kế hoạch được tạo ra thì cần phải đánh giá được sự linh hoạt đối với nhân sự trong doanh nghiệp – tất cả những biến đổi này đòi hỏi kế hoạch phải thay đổi. Bản kế hoạch hành động phải là điểm tựa của Senior executive về quản lý thời gian. Đối với mỗi nhà lãnh đạo nói chung và nhà điều hành nói riêng thì thời gian chính là nguồn lực khan hiếm cũng như quý giá nhất.Bản kế hoạch hành động được đánh giá tốt hay không một phần cũng dựa vào việc các nhà điều hành sẽ bỏ ra thời gian của mình như thế nào để hoàn thành công việc. Phải có bản kế hoạch hành động thì các nhà Senior executive mới có thể đánh giá được lại những hành động của mình khi các sự kiện diễn ra là thực sự đem lại lợi ích hay đó chỉ là một kế hoạch tồi. 2.2. Hành động Khi Senior executive chuyển hóa những bản kế hoạch thành hành động thì vấn đề cần chú ý đó chính là quá trình ra quyết định, các cuộc họp…Như ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho bản kế hoạch đó và hạn chót để hoàn thành. Ngoài ra, còn phải kể đến những cá nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi các quyết định đó, do vậy họ cần được biết và tán thành với quyết định đó, hay ít nhất thì họ không phản đối về vấn đề đó. Một số cá nhân cũng nên biết về vấn đề này thậm chí là quyết định đó nó không ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đó. Một số bản kế hoạch hành động của Senior executive bị gặp rắc rối là do không để ý những vấn đề trên. Để những kế hoạch đó trở thành hành động hữu dụng khi thường xuyên được kiểm định lại. Khi kiểm định lại thì có thể giải quyết được các vấn đề bị quyết định sai lầm, sau đó sửa chữa lại trước khi nó gây ra tác hại lớn. 3. Yêu cầu để trở thành Senior executive Để trở thành một nhà điều hành cấp cao giỏi thì cần có những tố chất và kỹ năng cần có riêng biệt. Chúng ta cũng nhau tìm hiểu về những yêu cầu đó để có thể hiểu biết nhất định về Senior executive. 3.1. Kỹ năng cần có của một Senior executive • Kỹ năng lập kế hoạch Công việc chính của một người làm Senior executive là lập ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch đấy. Người điều hành sẽ lập kế hoạch để toàn bộ bộ máy công ty hành động theo quyết định đó. Kế hoạch của người lãnh đạo cấp cao có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của công ty. Một kế hoạch sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được. Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng cho một cán bộ nhân viên điều hành cấp cao để có thể hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu kế hoạch đã định. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thì người điều hành phải truyền tải thông tin về kế hoạch cho cấp trên, cấp dưới để có thể thực hiện tốt công việc. • Kỹ năng giải quyết vấn dề Trong công việc làm Senior executive thì có vô vàn những tình huống xảy ra khi thực hiện các kế hoạch. Vậy nên để có thể điều hành tốt thì kỹ năng giải quyết vấn đề là rất quan trọng với một Senior executive. Để giải quyết một vấn đề thì các nhà Senior executive thường sẽ làm theo một trình tự như sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất. • Kỹ năng lãnh đạo Một Senior executive mà không có kỹ năng này thì không được gọi là nhà điều hành cấp cao. Để có thể hoàn thành những kế hoạch hành động đã đề ra thì bản thân mỗi nhà điều hành phải biết xử lý những thay đổi về con người và công việc. Senior executive có khả năng lãnh đạo tốt thì mọi kế hoạch bạn đề ra mới dễ dàng thực hiện. • Kỹ năng giao tiếp Hiện nay công việc nào thì cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi hiện nay sức mạnh của các mối quan hệ là vô cùng lớn, cái mà có được từ kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp ở đây được hiểu là giao tiếp từ lời nói đến văn bản. Đối với giao tiếp bằng lời nói thì bạn phải gây được sự cuốn hút vào những lời bạn nói, giọng điệu, ánh mắt và cách diễn đạt dễ hiểu. Ngoài ra, cần thu hút bằng ngôn ngữ cơ thể và cách thuyết phục. Các bản hợp đồng hiện nay thường phụ thuộc rất nhiều về khả năng thuyết phục. Đối với giao tiếp bằng văn bản như qua tin nhắn, gmail… thì những câu văn của một Senior executive phỉa đảm bảo được sự lãnh đạo, thấu hiểu và dễ mến để có thể vừa thân thiết mà không mất đi uy nghiêm của một người điều hành cần phải có. Kỹ năng giao tiếp tốt thì sẽ có thể làm động lực cho những người đang giúp mình để thực hiện những kế hoạch tốt hơn. Ta có thể giúp họ tạo động lực về công việc thì họ có thể sáng tạo làm ra những cách có thể giúp ta hoàn thành tốt công việc và trong thời gian ngăn nhất có thể. Một nhà điều hành có thể giữ chân một nhân viên giỏi không phải chỉ cần trả mức lương cao mà là bạn phải làm cho được cảm thấy thoải mái và không khó chịu áp lực để thực hiện công việc. 3.2. Phẩm chất cần có của Senior executive • Tầm nhìn xa Một Senior executive luôn luôn phải lập ra những kế hoạch hành động để có thể đem lại lợi ích cho đơn vị, tổ chức của mình. Người này luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất với đồng nghiệp và sếp. Không chỉ có tâm nhìn xa thì Senior executive luôn biết cách truyền đạt những ý nghĩ của mình cho người khác hiểu để cùng hoàn thành tốt những ý tưởng đó. Một người điều hành tốt luôn luôn có những giải pháp để giải quyết mọi vấn đề, khó khăn khi gặp phải. Bởi họ đã nhìn nhận và biết rõ bản chất của vấn đề ngay từ đầu trước khi bạn chỉ mới nghĩ về nó. • Sự tự tin Một người điều hành phải có tự tin thì mới có thể mạnh dạn có những ý tưởng hay ho và thực hiện những ý tưởng đó thành hiện thực. Sự tự tin này được hình thành từ những lần vấp ngã trước và từ cả những lần thành công. Nhà điều hành cần sự tự tin để có thể đưa ra những bản kế hoạch và quyết định đúng đắn nhất để phù hợp với nhu cầu của đơn vị tổ chức và cán bộ thực hiện. Một người có sự tự tin thì có thể làm bất cứ thứ gì mình suy nghĩ và giải quyết được những vấn đề khó khăn gặp phải một cách ổn thỏa nhất. • Tính kiên định Là người luôn phải ra những quyết định để xử lý công việc một cách hợp lý nhất thì Senior executive phải có tính kiên định để không bị những người xung quanh tác động vào quyết định của bạn. Ví dụ, kế hoạch của bạn lập ra và bạn cảm thấy nó nên được thực hiện theo cách A, nhưng khi bắt tay vào phương pháp đó hơi khó khăn một chút mà bạn thay đổi ngay thì rất tốn thời gian và công sức không chỉ của riêng bạn mà còn của những người khác. Vậy nên một Senior executive cần có một lập trường vững vàng nhưng không phải là bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Mặt khác, một cán bộ điều hành cấp cao phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân sử các tình huống xung đột trong nội bộ. • Biết chấp nhận mạo hiểm Không có con đường thành công nào mà không có gian nan. Đối với những con đường thường quá bằng phẳng thì thường không có những ý tưởng đột biết để đi đến thành công. Bạn làm những gì mà người khác chưa làm thì bạn sẽ có được những thứ người ta chưa có. Nếu thành công thì ta có được rất nhiều lợi ích từ việc mạo hiểm đó. Còn nếu thất bại thì thứ bạn nhận được chính là bài học được rút ra từ vấn đề đó. Bạn phải tự biết rằng cái giá cho sự mạo hiểm đó có đáng hay không. Nếu bạn cảm thấy sự liều lĩnh mạo hiểm như vậy rất xứng đáng thì bạn cần phải gạt bỏ những tâm lý bánh bèo như e ngại, lo sợ và bạn phải dung cảm đối mặt với thử thách. Xác định kế hoạch mà khó khăn quá thì bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng từ những những bước lên kế hoạch hành động, bạn càng chuẩn bị kỹ thì vấn đề gặp rủi ro của bạn sẽ giảm xuống, mức độ mạo hiểm trong vấn đề đó cũng được giảm bớt rất nhiều. • Sự kiên trì Một Senior executive không bao giờ đầu hành với những khó khăn và tình huống gặp phải. Mọi thứ chả bao giờ là dễ dàng cả những cũng không quá khó khăn với những người kiên trì để giải quyết. • Khả năng thích nghi Một nhà điều hành cấp cao phải thường xuyên cập nhật những thông tin về những tình huống của kế hoạch hoạt động và những kỹ năng, công nghệ, phương pháp mới để có thể giúp ích cho công việc của mình. Luôn luôn thích nghi với những gì mà mọi thứ thay đổi xung quanh và xảy ra. Trên đây là tất cả những điều cần biết về Senior executive và công việc của họ. Ngoài ra, còn đưa ra những yêu cầu để có thể rèn luyện trở thành một “Senior executive” giỏi.
Coi thêm tại: Senior executive là gì? Và những điều cần biết về công việc này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét