Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

Telemarketing là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về Telemarketing

Telemarketing là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về Telemarketing

  Những kiến thức đơn giản về Telemarketing Telemarketing là gì? Như mọi người đã tìm hiểu Telemarketing  là một trong những hình thức bán sản phẩm cho khách hàng thông qua chiếc điện thoại  một cách nhanh chóng. Người mua hàng được tư vấn nhiệt tình dưới sự hướng dẫn của nhân viên Telemarketing. Hình thức Telemarketing là một trong những cách nhằm giúp cho khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp nhiều hơn. Bên cạnh đó có thể tạo ra những cơ hội bán hàng mới thông qua việc tư vấn của nhân viên. Telemarketing là gì? Đây là một trong những bước liên tiếp trong quá trình kinh doanh và sản xuất thông qua hình thức kinh doanh bằng điện thoại. Từ đó doanh nghiệp có thể nghiên cứu thêm các nhu cầu và phản hồi lại cho khách hàng để có thể cung cấp các dịch vụ cần thiết. Telemarketing cũng có thể hiểu với cách đơn giản khác đó là một hình thức tiếp thị, bán hàng qua điện thoại. Thay vì sử dụng những phương tiện truyền thông cũ thì đây là một hình thức mới và được khá nhiều người áp dụng. Lịch sử ra đời của Telemarketing Telemarketing cũng có một quá trình hình thành khá lâu đời và hình thức này được thành lập dựa trên cơ sở của lĩnh vực telesale. Lịch sử hình thành có thể bắt nguồn từ năm 1979, khi điện thoại được phát hiện và ra đời. Được hình thành và phát triển theo nhu cầu của một bà nội trợ người nước Mỹ muốn bán đi cho khách hàng những chiếc bánh quy mà họ làm. Họ bắt đầu gọi và tìm kiếm các khách hàng. Ban đầu hình thức gọi cũng rất đơn giản, sau dần được phát triển thành bài bản hơn và chu đáo hơn. Từ đó nhu cầu về tìm kiếm khách hàng được ra đời đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, những ngành nghề kinh doanh sử dụng từ chiếc điện thoại để bán hàng và tìm kiếm những nguồn tiêu thụ hàng hóa được ra đời. Telemarketing từ đó cũng được ra đời và hình thành dựa trên những yêu cầu và sự phát triển của telesale lúc bấy giờ. Doanh nghiệp muốn tìm kiếm thêm khách hàng, nghiên cứu nhu cầu và phản hồi đáp lại các thông tin từ khách hàng thì phải dùng đến hình thức là Telemarketing. Vai trò của Telemarketing - Telemarketing được coi là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp có thể thực hiện thu thập và xử lý các nguồn thông tin một cách nhanh chóng, tiếp nhận những yêu cầu, đề nghị của khách hàng thông qua những hình thức tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. - Telemarketing còn được sử dụng như một trong những công cụ trong kinh doanh hữu hiệu, giúp phủ sóng thương hiệu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất. - Telemarketing có thể gây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng, tạo ra tương tác để có thể giảm thiểu những rủi ro và có cơ hội lựa chọn nhiều hơn từ phía khách hàng của mình. - Việc làm Telemarketing còn có thể mang lại các lợi ích về duy trì hiệu quả bán hàng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của doanh nghiệp, tăng doanh số cho công ty. Trong tương lại việc làm về lĩnh vực Telemarketing có thể khá phát triển theo công cuộc đổi mới với các hình thức công nghệ tiên tiến như hiện nay. Như vậy, Telemarketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và đối tác hợp tác phát triển của công ty. Họ có thể nắm được đặc điểm, nhu cầu của khách hàng dựa vào những sự tư vấn của mình. Là một trong những khâu quan trọng, quyết định khách hàng có mua hàng của mình hay không, từ đó thực hiện các công đoạn chốt đơn hàng tiếp theo. Công việc hàng ngày của nhân viên Telemarketing Cũng giống như những công việc khác, nếu bạn muốn tìm hiểu về vị trí cũng như những nội dung hàng ngày phải làm của nhân viên Telemarketing là gì?Họ sẽ phải thực hiện công việc theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của người quản lý. Các công việc cụ thể được thực hiện như sau: 1. Tiếp nhận database của khách hàng từ  các đơn vị và bộ phận marketing, phân chia chúng theo danh sách về khách hàng và những nhu cầu mua hàng của người sử dụng từ các nơi khác nhau 2. Thực hiện các công việc về gọi điện thoại cho toàn bộ danh sách các khách hàng, bạn sẽ không phải lo lắng xem mình có thể thực hiện công việc này và tư vấn tốt cho khách hàng hay không vì nó được tạo theo một kịch bản sẵn có. Tùy theo từng nhu cầu và sở thích của khách hàng, Telemarketing sẽ tư vấn cụ thể với từng người theo nhu cầu sở thích và cá nhân. 3. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh về những mặt hàng là dịch vụ hay hàng hóa mà khách hàng có nhu cầu mua sắm trực tiếp. Nhân viên Telemarketing phải có khả năng giới thiệu các mặt hàng, tư vấn cho người mua những thứ họ đang cần đến. Cũng có thể thực hiện chốt đơn hàng khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm. 4. Bạn phải là người nắm được các cách để tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Không chỉ cần giỏi về mặt bán hàng mà đối với yêu cầu của Telemarketing là gì? Họ phải biết cách xây dựng mối quan hệ thân thiện với khách hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại như có thể gọi điện hỏi thăm, tư vấn,... 5. Công việc tiếp theo khi bạn muốn tìm làm ngành này đó là phải biết tìm kiếm được những nguồn khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ. Linh động tìm kiếm thông qua những công cụ hỗ trợ, các kênh truyền thông,.. 6. Lập kế hoạch và báo cáo tiến độ thực hiện các công việc của mình với quản lý, với cấp trên. Báo cáo kết quả công việc để có thể tiếp tục đổi mới và cải tiến, đảm bảo đáp ứng đúng các tiêu chuẩn doanh số đề ra. Bên cạnh đó, khi nhân viên thường xuyên báo cáo với cấp trên về tiến độ thực hiện họ sẽ xem xét được những kết quả bản thân vừa đạt được, đồng thời, có những hướng giải quyết phù hợp và khách quan hơn. Các yêu cầu đối với nhân viên Telemarketing Telemarketing cũng không có những tiêu chuẩn quá cao so với những công việc khác. Tuy nhiên bạn phải đáp ứng những điều cơ bản như sau: - Độ tuổi tuyển dụng của nhân viên Telemarketing  là từ 19-40 tuổi - Về trình độ: Tốt nghiệp cấp 3 trở lên - Khi làm nhân viên Telemarketing  thì hầu hết không yêu cầu bằng kinh nghiệm - Đặc biệt bạn phải là người không nói ngọng, nói lắp. Không được nói giọng địa phương,... Có thể tìm công việc cho nhân viên Telemarketing ở đâu? Theo xu hướng tìm kiếm việc làm hiện nay có vô số các công cụ đắc lực có thể trợ giúp bạn thành công với việc tìm kiếm công việc của một Telemarketing.  Mọi người có thể sử dụng các thiết bị về truyền thông, internet để tìm kiếm công việc phù hợp. Những trang web an toàn và uy tín bạn có thể tìm kiếm rất nhiều như trang tuyển dụng: Hotjob, Vietnamworks,... Đặc biệt bạn có thể tìm kiếm tại timviec365.vn. Đây là một trong những phương tiện truyền thông giúp bạn tìm kiếm tất cả các công việc và lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt bạn có thể tìm kiếm việc cho nhân viên Telemarketing nhanh nhất và hợp lý nhất. Một số kỹ năng của Telemarketing Kỹ năng giao tiếp Chúng ta vẫn biết đây là một hình thức giao tiếp qua điện thoại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nói chuyện và giao tiếp sao cho hợp lý nhất. Vì vậy, khi gọi điện, bạn cần cho mình những kỹ năng giao tiếp phù hợp, hãy đi vào vấn đề, đừng cố dài dòng giải thích. Hãy tự tạo cho mình một giọng nói truyền cảm, ấm áp để thu hút đối tác nhé. Kỹ năng thuyết phục người khác Bạn có thành công hay không một phần là do kỹ năng thuyết phục của bản thân mình. Đây có thể coi là kỹ năng bắt buộc phải có. Nếu chỉ đơn giản nói vài câu tư vấn hỏi han có sử dụng sản phẩm hay không thì cần gì phải mất công rèn luyện và đào tạo. Do vậy, Telemarketing là gì? Họ phải nói chuyện một cách hợp lý, logic thì mới có khả năng thuyết phục khách hàng cao. Kỹ năng lắng nghe Vô cùng quan trọng kể cả trong cuộc sống hiện nay. Bạn hãy lắng nghe bằng cả tấm chân tình của mình để hiểu được những gì người khác đang nói. Bạn có thể nghe những yêu cầu, mong muốn của khách hàng để đảm bảo họ được giải quyết tất cả những khúc mắc hay lo lắng nhé. Kỹ năng xử lý tình huống Trong mỗi cuộc điện thoại, bên cạnh việc chuẩn bị tốt những kỹ năng, tâm lý của bản thân bạn có thể tìm hiểu thêm những kỹ năng về xử lý tình huống. Nếu bạn là một trong những người biết xử lý, ứng xử một cách khôn ngoan nhất định bạn có thể thành công với công việc Telemarketing của mình và thu hút được nhiều khách hàng. Các yếu tố giúp nhân viên Telemarketing thành công Chuẩn bị trước khi nói Đừng nghĩ rằng chỉ cần nhấc máy lên là gọi là nhiệm vụ của Telemarketing nhé . Bạn cũng cần phải có sự đầu tư vào trong mỗi cuộc giao tiếp. Yếu tố đầu tiên cũng là một trong những yếu tố quyết định chính là ở cách thức bạn giao tiếp với nửa kia thế nào. Vậy bạn hãy chuẩn bị lời nói trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện để không vấp phải khó khăn nhé. Dù bạn có là một chuyên gia rất thành công thì bạn cũng cần chuẩn bị về nội dung và lời nói của mình. Áp dụng kịch bản hay nhất Khi bạn phải thực hiện gọi hàng trăm cuộc điện thoại mỗi ngày, bạn không thể nào kiểm soát được mình đang nói những gì. Vì vậy hãy đảm bảo bạn đã có trong tay một kịch bản hay nhất để việc gọi điện tự nhiên và khách hàng cảm thấy hài lòng nhất nhé. Lưu ý về thời gian gọi Mỗi khách hàng sẽ có một thời gian làm việc khác nhau cũng như lịch trình của bạn vậy. Nếu bạn chọn lựa thời gian gọi quá muộn hay quá sớm thì khả năng thành công của bạn sẽ rất thấp. Bạn có thể gọi vào nhiều khung giờ khác nhau, sẽ có những người làm việc trong giờ hành chính và ngoài hành chính. Do vậy khi bạn có được khoảng thời gian lý tưởng mà nhiều khách hàng nghe máy, trong những lần tiếp theo yếu tố để lôi kéo và thu hút người nghe của Telemarketing là gì? Có thể đề ra các mục tiêu và đối tượng phù hợp trong khung giờ nhất định để tư vấn. Rèn luyện các kỹ năng từ sự trợ giúp của đồng đội Bạn có thể nhờ đến những sự giúp đỡ đắc lực đồng nghiệp trong quá trình luyện tập các kỹ năng của bản thân. Họ sẽ giúp bạn có được những cái nhìn khách quan hơn. Đồng thời chỉ ra cho bạn những yếu kém và hạn chế của bạn để có thể cải thiện, tránh được những sai sót có thể xảy ra khi thực hiện cuộc gọi thật sự cho khách hàng. Hãy tạo một tinh thần thư giãn thoải mái Theo như thống kê: Khi giao tiếp qua điện thoại, hiệu quả của việc truyền đạt thông tin tới khách hàng được quyết định gần 90% bởi giọng nói của người tư vấn truyền thông tin và chỉ có hơn 10% qua nội dung cuộc nói chuyện. Vì vậy, tinh thần thoải mái, vui vẻ, hòa đồng bạn sẽ chiếm trọn được cảm xúc của khách hàng đấy. Bạn hãy thử làm theo cách sau: Trước khi thực hiện cuộc gọi, hãy ngồi với tư thế thoải mái nhất và hít một hơi thở thật sâu. Nên cầm điện thoại bằng tay trái, và cách miệng từ 4-5 cm. Không để khuỷu tay chống lên bàn sẽ dẫn đến tê các bàn tay và ảnh hưởng đến hiệu quả nói. Tạo ấn tượng với khách hàng Bạn có thể chào họ với một lời nói thân thiện gần gũi. Sau đó hãy bắt đầu hỏi thăm, tư vấn về nhu cầu của họ là gì, có hứng thú với sản phẩm dịch vụ bên mình hay không? Trong khi nói, không được cho những ý kiến chủ quan của cá nhân mình vào đó mà cần phải làm hài lòng khách hàng. Người ta vẫn thường hay nói khách hàng là thượng đế, bạn có thể phục vụ họ là một điều rất đáng quý. Hãy tôn trọng nguyên tắc này. Rút kinh nghiệm từ các lần gọi Những bài học quý báu của bản thân luôn là một trong những động lực giúp bạn hoàn thiện và phát triển. Nếu bạn muốn trở thành một người bán hàng qua điện thoại tốt, chuyên nghiệp, thành đạt, bạn nên tự mình khắc phục những hạn chế của bản thân, đúc rút các kinh nghiệm thực tế từ sau mỗi lần gọi của mình để có thể lấy ra những bài học, từ đó khắc phục và hoàn thiện hơn. Trong quá trình giao tiếp hay khi bạn tư vấn cho khách hàng qua điện thoại, hãy nhớ một nguyên tắc quan trọng là ghi những điều mình cần đạt và cần sửa để có thể thay đổi, tiến bộ, phù hợp với những quy trình tiêu chuẩn, năng lực của một người làm Telemarketing. Telemarketing là gì qua bài viết trên bạn cũng đã có những hiểu biết về nó rồi đúng không? Chắc chắn là vậy rồi, trong mỗi ngành, nghề khác nhau đều có những môi trường, công việc nhất định. Để trở thành nhân viên Telemarketing không khó, quan trọng là do sự kiên trì và cố gắng của bản thân chính mình.

Tham khảo bài gốc ở: Telemarketing là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về Telemarketing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét