Trong tất cả các hoạt động thường ngày mọi người rất hay nhắc đến “năng động, sáng tạo” vậy năng động sáng tạo là gì? Nó có đem lại lợi ích gì cho cuộc sống của chúng ta hay không. Để trả lời cho tất cả những câu hỏi đó thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Thế nào là năng động, sáng tạo Năng động là chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm. Năng động là luôn có những hành động tích tực, làm việc một cách nhiệt huyết, luôn cố gắng làm mọi việc hết sức để tác động với những sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta nhằm thực hiện tốt những công việc đã định. Sáng tạo là luôn luôn say mê nghiên cứu, tìm tòi cái mới dự trên cái đã có để tạo ra những thứ giá trị về tinh thần, vật chất và cách giải quyết mới mẻ không bị gò bó. Khi hai tính cách này song hành và hỗ trợ lần nhau thì nó trở thành một phẩm chất vô cùng quý giá và rất cần thiết cho mỗi một con người. Vậy người năng động, sáng tạo là người luôn luôn say mê, tìm tòi cái mới mà không sợ cái gì và có thể nói những người năng động sáng tạo là những nhà phát mình khoa học hay những nhà tâm lý học vô cùng giỏi. Tại sao lại nói vậy? Bởi nếu bạn đam mê tìm tòi những thứ mới mẻ để tạo ra những giá trị vật chất thì sẽ được gọi là những nhà phát minh khoa học, cái mà họ tìm ra chính là những thứ mà ta có thể sử dụng được và tạo ra các giá trị thực tiễn đem lại nguồn lợi ích khá lớn cho cuộc sống của chúng ta. Mặt khác, đối với những người say mê, tìm tòi ra những thứ có giá trị về tinh thần và các cách giải quyết mới mẻ thì họ lại là những nhà tâm lý học vô cùng tài ba. Nắm bắt được nhu cầu của con người và các giá trị mà con người hướng đến để có thể tìm ra những thứ có giá trị hay các cách giải quyết làm cho tinh thần của con người được cải thiện và tốt lên. 2. Tại sao cần năng động, sáng tạo 2.1. Vượt lên chính mình Đối với bất kỳ công việc nào cũng cần chúng ta phải năng động và sáng tạo. Chỉ có năng động và sáng tạo mới giúp chúng ta có thể vượt qua những rào cản, ràng buộc của bản thân. Giúp chúng ta rút ngắn được thời gian hoàn thành một công việc nào đó một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Khi bạn sáng tạo thì bạn sẽ tự tin về bản thân mình hơn bởi mình có thể làm những thứ mà người khác không làm được. Dần dần bạn sẽ tạo được sự tin tưởng đối với bản thân mình, dù bản thân mình làm gì, người khác nghĩ gì thì mình cũng thực sự có khả năng làm điều đó. 2.2. Là niềm tự hào của mọi người Có thể nói năng động chính là cơ sở để sáng tạo phát triển, còn sáng tạo chính là động lực cho năng động. Sáng tạo là quá trình dài suy nghĩ ra những ý tưởng mới. Tuy nhiên, chỉ nghĩ ra thôi thì chưa đủ, ta cần phải thực hiện được ý tưởng ấy. Nhờ có năng động sáng tạo mà chúng ta có thể đem lại cho bản thân và gia đình những niềm tự hào vẻ vang, giúp chúng ta có thể tạo ra những kỳ tích mà chưa ai làm được. 2.3. Tạo ra thế giới hiện đại Năng động sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nhất là trong thời đại 4.0 này. Tất cả những thành tựu to lớn mà chúng ta đang hưởng thụ bây giờ, đều là công sức của nhiều khối trí óc mà các bậc tiền bối phía trước đã gầy dựng. Những công thức, định lý, đến những phát minh rất quan trọng như chiếc điện thoại, Internet, mạng xã hội, đều bắt nguồn từ bản tính sáng tạo của các nhà sáng chế. Là một công dân của xã hội hiện đại này, ta phải luôn say mê nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi để bắt kịp được sự nhanh đến chóng mặt này. Bao nhiêu phát kiến được nghĩ ra một ngày, thì cũng bấy nhiêu sáng chế được tiến hành dựa trên ý tưởng ấy. Sự sáng tạo mang đến rất nhiều cuộc thử nghiệm, và nếu may mắn, ý tưởng của bản thân sẽ được biết đến và góp phần vào công cuộc phát triển này. 2.4. Làm mới bản thân Năng động sáng tạo để bắt kịp xu hướng thời đại mới, để không bị đi lùi lại với cuộc sống, luôn cần mày mò, phát hiện xử lí linh hoạt những tình huống trong học tập, công việc nhằm đạt hiệu quả cao 2.5. Tăng hứng thú với công việc Khi bạn năng động sáng tạo chính là được làm những gì mình suy nghĩ và thích thú, thấy được những thứ mà người khách không thấy được. Từ đó, năng lượng để bạn theo đuổi một công việc với nhiềm đam mê được gia tăng rất nhiều. Bạn có thể thích thú công việc mà ngồi suốt nhiều giờ mà không thấy chán. 3. Làm sao để năng động, sáng tạo trong công việc 3.1. Tự tin vào chính mình Nếu bạn làm gì đó mà có không có niềm tin thì liệu rằng bạn có thể làm được gì? Không có gì tồi tệ bằng việc chưa làm mà đã nghĩ tới thất bại, khó khăn. Trước khi làm một công việc gì bạn hãy xác đinh được những ưu, nhược điểm, sở trường, kỹ năng của bạn. Trong lúc làm việc mà bạn được sếp giao một công việc nằm ngoài khả năng của bạn thì bạn hãy tự tin và bày tỏ với xếp để có thể được sắp xếp công việc khác hay được hỗ trợ thêm nhân lực để cùng bạn hoàn thành công việc. Tất cả các sếp luôn luôn khuyến khích những nhân viên thẳng thắn có ý kiến hay. Đôi khi những ý kiến của bạn nó không được hay thì cho dù có bị đồng nghiệp coi thường thì chế nhạo thì bạn đừng nhụt chí và mất bình tĩnh. Bạn hãy coi đó là bài học để bạn rút ra kinh nghiệm cho những lần sau. Năng động sáng tạo không phải là việc mà bạn lao ngay vào nghiên cứu và thực hiện một cái mới hoàn toàn mà bạn hãy tìm tòi những cái mới dựa trên những cái có sẵn đang tồn tại xung quanh bạn. Ví dụ như bạn thay đổ cách thức làm việc, nếp sống, thay đổi suy nghĩ… Chính sự thay đổi này sẽ tạo ra những cơ hội sáng tạo. Nếu bạn viết một bài báo cáo mà bạn viết theo một cách nhìn nhận khác với mọi người, đôi lúc bạn lại nhìn thấy được những cái mọi người không thấy được và cho ra một cách giải quyết khác hữu dụng hơn rất nhiều. Chỉ cần bạn dám thay đổi thì bạn sẽ nhận được cái mà người không dám thay đổi không có được. 3.2. Không ngại làm việc ở vị trí hay lĩnh vực mới Tâm lý chung của mọi người hiện nay là ngại làm những gì mới mẻ, bởi nó có đôi lúc sẽ khó khăn và bản thân mình lại chưa có kinh nghiệm làm việc ấy. Nhưng nếu bạn muốn thăng tiến nhanh trong công việc thì hãy coi đây là một thử thách. Đôi nghi bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của người khác xem họ nghĩ gì và mình có thể làm gì khi cũng vào vị trí đó. Bạn có thể tham gia 1 bộ môn thể thao nào đó, bạn có thể làm một công việc mới mà bạn chưa từng biết. Nghe có vẻ nhiều khó khăn, nhưng thành công nào mà không trải qua những khó khăn. Bạn hãy mạnh mẽ và đừng ngại làm một công việc, lĩnh vực mới. Biết đâu đó công việc mới ấy lại giúp ích rất nhiều cho bạn trong tương lai. Bạn hãy tham gia vào những câu lạc bộ hay những cuộc thi, đề tài khoa học, phát minh, sáng chế…đòi hỏi sự sáng tạo để có thể tạo thói quen cho bản thân mình. 3.3. Làm việc với những người có cùng mục tiêu Làm việc với một cá nhân khác hoặc có thể là một nhóm người từ 3 đến 5 người, thì bạn có thể nghe được những ý kiến khác nhau. Cung một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận khác, nếu bạn có thể biết được những cách nhìn nhận khác thì bạn có thể phát huy sự sáng tạo của mình rất nhiều. Những người chung mục tiêu có thể là bạn bè, đồng nghiệp nhằm hợp tác để giải quyết một vấn đề chung. Để có thể nhiều phương án giải quyết vấn đề và kích thích khả năng tư duy độc lập thì mỗi thành viên phải tự đưa ra một giải pháp, một cách nhìn nhận riêng rồi sẽ họp đưa ra để thảo luận xem cách tiếp cận vấn đề nào là tốt nhất. 3.4. Tham khảo ý kiến người có kinh nghiệm Đôi khi chìa khóa để mở cánh của sáng tạo lại chính là những lời chỉ dẫn của những người đi trước đã có kinh nghiệm. Khi bạn gặp mọt vấn đề khó giải quyết thì bạn hãy tham vấn những người có kinh nghiệm đi trước để có sự lựa chọn đngs đắn nhất. Như thế bạn sẽ tự tạo ra được sự quyết đoán và mạnh dạn hơn trong công việc và cuộc sống. 3.5. Luôn tự kiểm tra công việc của mình Sau khi giải quyết xong một vấn đề hay công việc nào đó thì bạn nên đặt ra những câu hỏi xung quanh những công việc đã hoàn thành ấy. Liệu bạn hoàn thành công việc đó đã nhanh nhất chưa, còn cách giải quyết nào nhanh hơn mà không bị tốn công sức nhiều như cách giải quyết hiện tại hay không? Hay thậm chí bạn nên nhìn lại những mục tiêu và lộ trình bạn đặt ra trước đó có liệu thực sự đã đúng chưa? Có nên thay đổi không? Trong trường hợp xuất hiện những rủi ro mà bạn không mong muốn thì đã cách giải quyết vấn đề đó như thế nào? Việc này khiến bạn chủ động và sáng suốt hơn trong mọi khía cạnh nhìn nhận mọi thứ. Nếu làm xong mỗi một công việc mà bạn nhận được ra những vấn đề cần phát huy hay cần chỉnh sửa thì bạn thật sự đã bước đàn đến sự thành công rồi đó. 3.6. Suy nghĩ và hành động Đừng để những ý tưởng của bạn trong đầu, mà hãy phát triển nó thành những thứ thực tế hơn. Không phải là tất cả những bạn hãy đảm bảo rằng những suy nghĩ ấy thành hành động khi có điều kiện thích hợp. Chí có cách đó bạn mới có thể chứng minh được thực tiễn trong sáng tạo của mình không phải là những suy nghĩ viển vông, vô tác dụng. Từ đó bạn có thể lấy được lòng tin của mọi người, đặc biệt là với sếp của bạn. Rất tuyệt vời nếu sự sáng tạo của bạn được mọi người biết đến và công nhận nó. Cứ mỗi ngày trôi qua, con người ta đã tạo ra vô vàn những điều mới mẻ. Trong một xã hội đang phát triển như bây giờ, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết để dễ dàng thích ứng với sự phát triển này. Chính vị vậy, năng động và sáng tạo không ngừng là yếu tố đưa bạn đến với thành công. Hãy áp dụng sự năng động sáng tạo vào công việc của bạn để có thể đi trên con đường thành công và đến đỉnh vinh quang một cách nhanh nhất
Xem bài nguyên mẫu tại: Năng động, sáng tạo là gì? làm sao để có thể năng động sáng tạo trong công việc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét