1. Câu chuyện về những bước đầu lạc hướng Trong cuộc sống, không biết bao nhiêu trường hợp khởi đầu bằng những bước đi lạc hướng bởi có định hướng sai lệch, không phù hợp với năng lực, hoặc trong quá trình theo đuổi nản chí, không có gắng, dẫn tới phí phạm cả một tài năng, một cuộc đời, một thanh xuân cho những giấc mơ viển vông, sai lầm. 1.1. Mở bài bồng bột Hầu hết những tình cảnh thất nghiệp éo le hiện nay đều xuất phát từ khởi điểm đã có những bước đầu lạc hướng. Tại sao lại như vậy? Thực tế, học sinh THPT, đặc biệt là lứa tuổi 17-18 tuổi, đều là những đối tượng chưa va chạm nhiều với cuộc đời, luôn mang tâm lí hoang mang khi chọn trường nên chủ yếu trong quá trình chọn nghề, chọn trường đều tham khảo ý kiến của người thân, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Hơn thế, độ tuổi này thực chất chưa chín chắn, dễ bị tác động và khá phụ thuộc vào gia đình. Chính vì vậy, các em dễ rơi vào những trường hợp được coi là “mở bài bồng bột” sau đây. Thứ nhất, đó là Xu hướng chạy theo các trường đại học top đầu. Chúng ta phải công nhận rằng các trường đại học top đầu luôn có chất lượng giáo dục tốt nhất, mang tới môi trường giảng dạy, học tập, hoạt động xã hội năng động, thú vị và thiết thực nhất. Đặc biệt hơn, xu hướng chọn trường đại học top đầu chủ yếu xuất phát từ quan niệm “Bằng cấp trường top đầu mới có cơ hội xin việc làm được” của các bậc cha mẹ đã ăn sâu vào não con em. Đối với những đứa trẻ học tốt, trải đời tốt, năng động thì đây là một lựa chọn đúng đắn và được ủng hộ. Song, giới trẻ hiện nay lại luôn thích các xu hướng, thích sự nổi tiếng và thích nhận được sự ngưỡng mộ. Từ đó, sinh ra hiện tượng rất nhiều các bạn học sinh THPT lực học bình thường, thậm chí là yếu kém, đăng ký vào các trường top đầu vì muốn bằng bạn bằng bè, và muốn làm hài lòng cha mẹ, dẫn tới kết quả đáng buồn là trượt đại học. Thứ hai, đó là Xu hướng chọn trường theo số đông bạn bè. Học sinh THPT phần lớn là những đối tượng ham chơi hơn ham học. Việc học có bạn có bè mới đông vui lại trở thành lí do chính để chọn trường của rất nhiều em học sinh. Điều này có thể dẫn tới hệ quả là trượt đại học, hoặc học trường không phù hợp với bản thân và sâu xa hơn là học đuối, bị bỏ xa bạn bè, tốt nghiệp bằng trung bình, thất nghiệp,… Vì vậy, việc chọn trường theo xu hướng học đông, học có bạn bè mà không phù hợp với năng lực của mình sẽ dẫn tới những bước đầu lạc hướng không ai mong muốn. Thứ ba, đó là Xu hướng “cha truyền con nối”, theo nghiệp gia đình. Hầu hết những gia đình làm về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, công an hay bác sĩ, đều mong muốn con em mình kế nghiệp gia đình và gần như là bắt ép con em thi vào các ngành này. Đây là top những ngành điểm cao nhất ở tất cả hệ thống các trường đại học nên rất khó để có thể trúng tuyển. Xu hướng “cha truyền con nối” đã không ít lần gây ra những hệ quả đáng tiếc như trượt đại học, học trường mình không mong muốn, học trường không phù hợp với sức học của mình,… Rất nhiều bạn học sinh THPT khi được phỏng vấn đều nói rằng cha mẹ luôn mong muốn bản thân các em thi vào các ngành công an, bác sĩ và dù thi lại rất nhiều lần, thậm chí 4-5 lần rồi mà vẫn không được theo đuổi ngành khác. >>> Những lí do trên sẽ dẫn tới hệ quả chọn trường sai lầm ngay từ bước khởi đầu. 1.2. Thân bài vội vã Đối với những trường hợp chọn sai trường ngay từ bước đầu sẽ dẫn tới những hệ quả hết sức khôn lường. Tệ hại nhất chính là lãng phí 4 năm đại học, thậm chí là nhiều hơn vậy. Bởi Sinh viên chọn trường không phù hợp với nguyện vọng và sở thích của bản thân sẽ dễ rơi vào các tình trạng sau: Bỏ bê học tập, chán nản, sa đọa vào các tệ nạn xã hội,… Học tập yếu kém, không có kết quả cao, chỉ đạt được bằng tốt nghiệp trung bình, thậm chí là yếu kém Thi lại đại học nhiều lần dẫn tới mất thời gian, lãng phí tiền bạc, lãng phí tuổi trẻ, thiếu thời gian để học hỏi kinh nghiệm, trải đời vì xuất phát điểm muộn hơn so với lứa tuổi bằng mình Đầu tư tài chính gia đình sai mục đích, con em dễ hư hỏng, dẫn tới cãi vã gia đình, đánh mất hạnh phúc gia đình Thua kém bạn bè sinh ra sự tự ti, ganh đua, kéo theo các hành động xấu xa, hãm hại người khác Dễ rơi vào cạm bẫy của xã hội, nhất là những sinh viên xa nhà, xa gia đình lên thành phố học >>> Những lí do trên đều là sự vội vàng, thiếu suy nghĩ, không quyết đoán trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn và đưa ra quyết định cho bản thân mình. 1.3. Kết bài không viên mãn Nếu bạn là học sinh THPT đang đọc bài viết này thì có thể bạn nghĩ rằng lựa chọn theo bất kì trường hợp nào chúng tôi đưa ra ở phía trên có thể đúng đắn nhưng hãy thử tham khảo kinh nghiệm những tiền bối đi trước xem. Phần lớn chúng đều dẫn tới một hệ quả chung, đó là sự lãng phí đi kèm với một tương lai mờ mịt. Thứ nhất, những lựa chọn học trái ngành để theo đuổi đam mê chỉ mang lại cho bạn sự lãng phí tối đa thời gian và tiền bạc. Ví dụ, bạn yêu thích nghệ thuật (như cá hát, vẽ tranh, múa,…) với một tài năng thiên bẩm trời cho nhưng vì định hướng của cha mẹ muốn bạn học kinh tế với lí do để kế nghiệp gia đình, trong khi bạn lại không giỏi về các môn tính toán, số liệu. Bạn sẽ sử dụng tấm bằng kinh tế để tiếp tục theo đuổi giấc mơ làm về nghệ thuật sao? Thứ hai, việc trúng tuyển vào các trường đại học, các ngành nghề không đúng với sở thích và năng lực của học sinh thường gây ra các suy nghĩ tiêu cực “đâm lao thì phải theo lao” bởi nỗi sợ thi lại, sợ ôn luyện, sợ bị coi là thua kém bạn bè, dẫn tới năng suất học tập kém do không được học những gì mình yêu thích và mong muốn. Điều này sẽ luôn tạo cảm giác chán nản, mất động lực cũng như ý nghĩ “phụ thuộc vào số mệnh”, “hên xui”, “học tới đâu hay tới đó”, “học cho có”,… ở rất nhiều các bạn học sinh sau khi đỗ đại học. Thứ ba, đó là sự phân bố không hiệu quả trong cơ cấu việc làm. Những bạn học sinh tài năng, giỏi ở một lĩnh vực nào đó, ví dụ lĩnh vực kinh doanh, mà lại theo ngành công an hoặc bác sĩ – lĩnh vực mà mình không am hiểu, không yêu thích, sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa nhân lực ngành. Đặc biệt hơn, kết quả học tập không tốt với bằng chứng là tấm bằng tốt nghiệp loại trung bình sẽ đưa các bạn sinh viên vào tình cảnh thất nghiệp, làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đất nước và an sinh xã hội. >>> Hệ quả chung của việc chọn sai ngành nghề, chọn sai trường chính là những cái kết không viên mãn cũng như một tương lai mờ mịt, nổi trôi. 2. Chọn nghề, chọn trường đúng đắn - bước đệm cho tương lai tươi sáng Có thể bạn chưa nhận thức được việc chọn nghề, chọn trường đúng đắn quan trọng tới nhường nào khi nó chính là bước đệm cho tương lai sáng lạng của mình. Không sao hết, chúng tôi sẽ đưa tới cho bạn những ví dụ thiết thực nhất về nghị lực học tập cũng như có lựa chọn đúng đắn nhất và giờ đang là những người hết sức nổi tiếng. Nhìn vào thực tế, đó là tấm gương Nguyễn Ngọc Ký – người thầy mà ai biết tới. Trải qua biết bao vất vả, khó khăn khi mà ông bị liệt cả hai tay, chỉ còn đôi chân để học viết chữ cùng với giấc mơ được trở thành nhà giáo được ấp ủ và nuôi nấng suốt bao nhiêu năm. Với những nỗ lực không ngừng, Nguyễn Ngọc Ký đã thi đỗ vào ngành Ngữ Văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội và tốt nghiệp với nhiều danh hiệu như “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”, và giữ các vị trí cao cấp như nhà giáo, sau đó chuyển công tác làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp, sau trở thành nhà tư vấn tâm lí và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài. Hay tấm gương doanh nhân thành đạt, một diễn giả chuyên nghiệp mang tên Nguyễn Sơn Lâm. Có thể bạn chưa biết nhưng chàng trai này đã từng trượt đại học, thậm chí còn gặp tai nạn giao thông dẫn tới chấn thương hộp sọ. Tuy nhiên, anh không đầu hàng số phận mà nỗ lực phấn đấu vượt lên chính mình. Với những cố gắng không ngừng đánh bại những cản trở bởi căn bệnh chất độc màu da cam, Nguyễn Sơn Lâm đã thi đỗ cùng lúc 2 trường đại học là Đại học Phương Đông và Đại học Hà Nội. Song, ước mơ được trở thành doanh nhân luôn thôi thúc và cháy mãnh liệt trong anh, cùng niềm tin và sự quyết tâm phấn đấu đã đưa anh chạm tới sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh, thậm chí còn trở thành người truyền lửa động lực và khai phá tiềm năng công người vô cùng nổi tiếng. Dựa trên các tấm gương thành công nhờ sự vượt khó trong học tập, ta có thể thấy tầm quan trọng và lợi ích khi chọn ngành nghề và chọn trường đúng đắn. 2.1. Cơ hội theo đuổi ước mơ Lựa chọn ngành nghề, trường học đúng đắn là cơ hội tốt nhất giúp bạn theo đuổi giấc mơ của chính mình và có được một môi trường tôi luyện và cố gắng biến ước mơ đó thành hiện thực. 2.2. Tiếp thu và phát triển bản thân Đại học là nơi giúp bạn trau dồi tri thức và kĩ năng để trang bị cho mình hàng trang bước vào cuộc sống cũng như hoàn thiện, phát triển bản thân mình. 2.3. Chạm tới thành công Chọn được ngành nghề, trường học phù hợp với năng lực và sở thích của mình sẽ là động lực lớn nhất giúp bạn dễ chạm tới thành công hơn bao giờ hết. 3. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề, chọn trường của học sinh THPT Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới quyết định chọn nghề, chọn trường của học sinh THPT tưởng chừng như xa xôi, to lớn nhưng thực chất lại chính là những điều gần gũi nhất với con em. 3.1. Bố mẹ - hậu phương vững trãi cho bước đi của con Các bậc phụ huynh lâu nay luôn là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và mạnh nhất tới con em. Song, nó lại trở thành con dao hai lưỡi tác động tới quyết định chọn nghề, chọn trường của con mình. Đối với con em mình, các bậc phụ huynh chỉ nên giữ vai trò là hậu phương vững chắc để nâng bước và tiếp bước cho con thay vì đi sâu hay quyết định trực tiếp thay cho con mình. Dù hiểu con tới đâu thì tương lai của con mình cũng để cho tự bản thân con quyết định bởi con mới là người hiểu bản thân muốn gì nhất, cần gì nhất và cái gì phù hợp nhất với họ. Cha mẹ nên đưa ra những lời khuyên, lời động viên với tư cách là người trải nghiệm đi trước để con mình có thể tham khảo, chọn lựa và quyết định đúng đắn nhất thay vì bắt ép, đánh mắng và chèn ép con. 3.2. Thầy cô - quân sư sáng suốt cho quyết định của trò Ngoài bố mẹ thì thầy cô cũng là yếu tố tác động tới quyết định của con em học sinh. Các thầy cô chính là những quân sư tài ba, sáng suốt với vai trò đưa ra lời khuyên, thông tin và định hướng cho học trò của mình. Bởi các thầy cô làm trong lĩnh vực giáo dục cũng như có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn trường, chọn ngành và nắm rõ được lực học của học sinh. Vì vậy, các thầy cô nên định hướng rõ nhất và giúp học trò của mình phấn đấu để đạt được ước mơ của mình bằng việc giảng dạy, giúp đỡ và truyền động lực học tập. 3.3. Người đi trước - động lực theo đuổi đam mê Là những người anh chị đi trước, có thể là những người đã học về chuyên ngành bạn dự định thi, những người thành công trong nghề, những người đã trải qua và đúc rút được kinh nghiệm từ bài học thất bại cho mình. Họ đóng vai trò là động lực và tấm gương giúp bạn theo đuổi đam mê của chính mình. Những người đi trước, hay còn gọi là các tiền bối, nên đưa ra những lời khuyên chân thực nhất, chia sẻ câu chuyện của bản thân và có thể nêu ra những tips thi đại học, những ngành nghề hữu dụng và dễ xin việc nhất, các kĩ năng và kiến thức cần học và chú ý,… để bạn có thể định hướng rõ hơn về con đường mình đang đi và sẽ đi trong tương lai. 3.4. Bản thân - Làm chủ cuộc đời mình Mặc dù những nhân tố trên có ảnh hưởng tới cuộc đời bạn, song người nắm giữ tương lai bạn sau này không ai khác ngoài chính bản thân bạn. Vì vậy, bạn cần phải biết cách làm chủ cuộc đời mình bằng việc hiểu chính mình (năng lực, mong muốn, đam mê, ước mơ, kế hoạch, lối đi,…), biết cách chọn lọc lời khuyên và kiên quyết với quyết định của bản thân. 4. Hiểu bản thân mình muốn gì - cốt lõi cho một quyết định chọn trường, chọn nghề đúng đắn Gia đình, thầy cô, anh chị đi trước chỉ đóng vai trò là hậu phương vững chắc hỗ trợ, giúp đỡ và tiếp sức cho bạn. Song, người quan trọng nhất để đưa ra quyết định chính bạn. Vì thế, bạn cần phải luôn biết và hiểu bản thân mình muốn gì. 4.1. Xác định phần bán cầu não phát triển vượt trội hơn Theo nghiên cứu khoa học cho rằng: Bán cầu não trái: thiên về chức năng ngôn ngữ, chịu trách nhiệm xử lí thông tin, tư duy logic và tính toán Bán cầu não phải: thiên về chức năng cảm thụ, nhận diện không gian và khuôn mặt Từ đó, để định hướng rõ hơn về ngành nghề, trường khối tự nhiên hay xã hội và năng lực của bản thân, bạn nên xác định phần bán cầu não nào phát triển vượt trội hơn thông qua các bài test kiểm tra về tính cách con người như bài test MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) để định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân chính xác hơn. 4.2. Ý thức được năng lực của bản thân Bên cạnh đó, bạn phải ý thức được năng lực của chính mình dựa trên các yếu tố dưới đây: Điểm mạnh/điểm hạn chế của bản thân để phát huy và khắc phục chúng. Khả năng chịu áp lực, chịu sự giới hạn, sự bền bỉ, kiên nhẫn của bản thân. Ví dụ, đối với các công việc ngồi 8 tiếng/ngày như dân văn phòng thì bạn có thực hiện được không. Sở thích và niềm đam mê của bạn: người ta thường nói, cái gì đem tới niềm vui thì sẽ duy trì được lâu. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là hãy học cách yêu lấy mọi thứ, có như vậy mới luôn cảm thấy thoải mái trong công việc. Thay vì theo đuổi đam mê viển vông thì hãy chọn công việc phù hợp với năng lực của chính mình. 4.3. Dùng trái tim cảm nhận và lý trí để quyết định Để theo đuổi một công việc, một ngành nghề, bạn phải đánh giá được đam mê của mình có đủ lớn hay không, có đủ động lực để biến nó thành hiện thực hay không, nhất là những nghề vất vả như những ngành nghề liên quan tới nghệ thuật, kinh doanh lớn, công an và bác sĩ. Mặt khác, bạn phải nhận thức được đam mê ấy có chính đáng không, có thực tế không, có triển vọng không. Bởi theo đuổi đam mê là tốt, song nó phải thiết thực và phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Đó là bài học về “trái tim nóng và cái đầu lạnh” trong cuộc sống, có nghĩa là dùng trái tim để cảm nhận và lý trí để quyết định. 5. Ban xã hội - ngành học của con người thông minh cảm xúc Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn một số trường đại học hàng đầu chuyên đào tạo các chuyên ngành khối D, C, đáp ứng cho học sinh học ban xã hội 5.1. Đại học Hà Nội Đại học Hà Nội là trường hàng đầu chuyên về đào tạo ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,…) cũng như các chuyên ngành khác về ngôn ngữ thiên chủ yếu về ban xã hội. 5.2. Học viện Báo chí và tuyên truyền Học viện Báo chí và tuyên truyền là trường hàng đầu chuyên về đào tạo báo chí và truyền thông. Các ngành chủ yếu của học viên thiên về ban xã hội như các khối C, D. 5.3. Đại học Sư phạm Ngôi trường đào tạo các nhà giáo hiện nay chính là Đại học Sư phạm. Các ngành trong trường phần lớn đều thiên về ban xã hội và lấy điểm chủ yếu là khối C, D. 6. Ban tự nhiên - ngành học của những khối óc logic Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn một số trường đại học hàng đầu chuyên đào tạo các chuyên ngành khối A, B, đáp ứng cho học sinh học ban tự nhiên 6.1. Đại học Ngoại thương Đại học Ngoại thương là trường top đầu chuyên về đào tạo kinh tế, kinh doanh, quản trị,… thiên về ban tự nhiên rất chất lượng. 6.2. Đại học Kinh tế quốc dân Một trong những ngôi trường kinh tế lớn nhất hiện nay chính là Đại học Kinh tế quốc dân. Chất lượng đào tạo ban tự nhiên tại nơi đây được đánh giá rất cao. 6.3. Đại học Y Ngôi trường sản sinh ra các bác sĩ, y tế,… xét tuyển khối A, B phù hợp với các học sinh thiên về não trái là Đại học Y. 7. Khối năng khiếu - ngành học của những người có óc thẩm mỹ cao Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn một số trường đại học hàng đầu chuyên đào tạo các chuyên ngành khối năng khiếu 7.1. Học viện Âm nhạc Học viện Âm nhạc chuyên đào tạo cho các sinh viên có khả năng về thanh nhạc, chất giọng và nhạc cụ để có thể trở thành ca sĩ, nhạc sĩ và nhạc công. 7.2. Học viện múa Việt Nam Học viện múa Việt Nam chuyên đào tạo cho các sinh viên có khả năng về múa với nhiều thể loại như múa đương đại, múa bale, múa dân vũ,… để có thể trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp 7.3. Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Ngôi trường đào tạo về năng khiếu hội họa, thiết kế bao gồm cả mỹ thuật dân tộc, truyền thống lẫn thiết kế hiện đại bằng máy móc và thiết bị kĩ thuật. 8. Nỗ lực thế nào để theo đuổi đúng đam mê, đúng ngành học? Để có thể theo đuổi và thực hiện được đam mê của chính mình, các bạn học sinh THPT cần phải nỗ lực theo đuổi đúng đam mê, đúng ngành học của mình Nỗ lực trong học tập Luôn luôn tạo động lực và lửa cho bản thân Biết lập kế hoạch cho ước mơ của bản thân. Học hỏi các tấm gương anh chị đi trước Kiên trì, chăm chỉ và phấn đấu không ngừng Chọn lựa đúng ngành học phù hợp với năng lực của bản thân Câu chuyện để theo đuổi đam mê không phải chỉ một sớm một chiều, song, chuẩn chỉnh từ những bước đầu sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian để chạm đến đích hơn. Chọn được ngôi trường đại học phù hợp với sở thích và năng lực của học sinh là nghĩa vụ của chính học sinh đó những cũng là nhiệm vụ của gia đình và nhà trường trong việc định hướng và tạo ra nguồn lực chất lượng cho xã hội.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Định hướng chọn nghề cho học sinh THPT - một bước đệm quan trọng
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét