Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Ops là gì? Những công việc Ops trong lĩnh vực hàng hải

Ops là gì? Những công việc Ops trong lĩnh vực hàng hải

  1. Ops là gì? Ops là viết tắt của từ Operations với ý nghĩa là hiện trường, giao nhận. Ops trong logistics  là một công việc được mọi người đánh giá là khó nuốt bởi nó đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt, chăm chỉ và không ngại việc phải đi lại thường xuyên. Tuy nhiên thì với những ai đang có nhu cầu tìm một công việc không yêu câu cao thì đây lại là một gợi ý tuyệt vời. 2. Những công việc cụ thể của một người ở vị trí giao nhận - Đảm nhận công việc nhận bộ chứng từ xuất-nhập từ sales/docs và nộp thuế. Là người trực tiếp đi lấy hàng tại cục, cảng nội địa, cảng và sân bay. - Thực hiện công việc nhận hồ sơ và yêu cầu bộ phận sales/docs đi làm chứng từ từ, ví như chứng nhận, Fumi, giấy phép, C/O, Phyto,...thường xuyên kiểm hóa, hỗ trợ công việc phân tích và phâ loại. - Hỗ trợ bộ phận chứng từ, khai truyền hải quan khi được yêu cầu. 3. Một số vị trí công việc dành cho ngành  xuất nhập khẩu 3.1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu & Logistics (Sale) Nếu bạn là người có khả năng giao tiếp tốt và là một người có tích cách hướng ngoại thì đây là công việc phù hợp với bạn. Đối với vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu & Logistics (Sale), bạn có thể làm tại các mảng: - Nhân viên kinh doanh tại các công ty xuất khẩu, trading hay còn được gọi là oversea sale. Bạn có thể tìm những vị trí này trong các công ty làm về trading như bán gạo, cafe, cao su…cung cấp sản phẩm cho các đối tác nước ngoài. Cũng chính vì vậy mà với vị trí này, người làm phải có khả năng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp tốt. Hiện nay, đa số các công ty luôn đánh giá vai trò quan trọng của vị trí nhân viên sale vì nó trực tiếp mang lại lợi nhuận cho công ty. Đây cũng chính là lý do giúp cho vị trí nhân viên viên sale có được mức thu nhập khá, ngoài mức lương cố định ra thì vị trí này còn được thưởng thêm hoa hồng từ những kết quả mình mang lại cho công ty. - Nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu: Đây là vị trí sale hãng tàu có nhiệm vụ bán và hỗ trợ cước tàu trong hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tàu cảng. Với nhiệm vụ này, nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu sé là người thực hiện công việc tìm kiếm các công ty forwarder hoặc gặp gỡ trực tiếp khách hàng để đàm phán về giá cước tàu để đi đến việc ký hợp đồng. - Nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu là ví trí công việc mang lại cho người làm nguồn thu nhập cao, đặc biệt là cơ hội thăng tiến trong  công việc. - Nhân viên kinh doanh Logsitics tại các công ty forwarder: So với nhân viên kinh doanh tàu thì đây lại là một trí khá vất vả bởi họ phảo đảm nhận công việc sale cả cước tàu, tracking, thủ tục hải quan. Hay nói cách khác thì họ chính là người đứng giữa shipper và hãng tàu. Tuy người làm phải đối mặt với những công việc khá vất vả, những chỉ cần chịu khó tìm được lượng khách hàng  đông đảo thì người làm có thể có cho mình nguồn thu nhập khá. 3.2. Nhân viên chứng từ (Docs – Cus) Nhân viên chứng từ là vị trí công việc đang có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay, vậy nên đây là một công việc làm cao cho những ai đang có  mong muốn được làm các công việc của một nhân viên chứng từ. Với vị trí bạn phải đảm nhận những công việc liên quan đến chứng từ hàng xuất và hàng nhập. Thông thường những công việc này sẽ là làm Bill tàu, packing list, viết giấy thông báo hàng đến và một số giấy tờ liên quan khác. Có thể thấy công việc của một nhân viên chứng từ không quá là áp lực, với những ai thích được làm trong môi trường văn phòng thuộc lĩnh vực hàng cảng thì có thể chọn công việc này. Tuy nhiên thì đây cũng là công việc cần đến sự cẩn thân, tỉ mỉ của người làm. Bởi công việc dành cho vị trí này là nhập số liệu vào trong máy tính, làm các công việc liên quan đến giấy tờ, số sách. 3.2.1. Nhân viên chứng từ trong công ty xuất khẩu, nhập khẩu Tại đây, bạn sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến các chwusng từ nhằm giúp việc xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra suôn sẻ. Đối với các công ty nhỏ thì bạn phải đảm nhận khá nhiều công việc như gặp gỡ, đàm phán để đi đến ký hợp đồng; đóng hàng; booking; vận chuyển; khai hải quan và thanh toán. 3.2.2. Nhân viên chứng từ trong công ty forwarder Là một công ty ở dịch vụ nằm ở trung gian, vậy nên bạn phải làm các công việc liên quan đến nhiều đối tác. Đa phần thì công việc của một nhân viên chứng từ trong công ty forwarder sẽ có khối lượng công việc khá là nhiều và đối khi sẽ gặp phải áp lực từ các khách hàng khó tính. Công việc đòi hỏi bạn phải có sự nhanh nhẹn, để có thể giải quyết được hết các công việc trong cùng một lúc, phải di chuyển liên tục, thường xuyên xuống cảng làm việc với hải quan. Vì công việc thường xuyên phải làm việc với giấy tờ, chứng từ, vậy nên đòi hỏi người làm phải có sự cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc. 3.3. Nhân viên thu mua (Purchaser) Thông thường mỗi một công ty xuất khẩu đều phải có cho mình một vị trí nhân viên thu mua. Chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên thu mua rất cao. Nhiệm vụ của người thu mua dó chính là tìm kiếm đối tác, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào sau đó đi đến việc chốt đơn hàng và kết thúc công việc thông qua việc ký hợp đồng với nhà cung cấp bao gồm cả khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra thì nhân viên thu mua cũng sẽ làm một số công việc khác như phối hợp với bên kho và bên sale để đưa thống nhất việc sắp xếp thời điểm nhập hàng về kho với đối tác. Những công việc tại vị trí nhân viên thu mua không mấy là năng nhọc, phù hợp với cả nam và nữ. Chỉ cần sự chăm chỉ và có tác phong nhanh nhẹn thì chắc chắn công việc này sẽ mang lại cho bạn kết quả công việc cao. Bên cạnh đó thì việc bạn đại diện là bên thu mua nên bạn sẽ luôn được nhà cung cấp quan tâm và dành những ưu đãi đặc biệt dành cho bạn. Hơn hết, với vị trí nhân viên thu mua, bạn cũng không phải quá lo lắng bởi doanh số, chỉ cần bạn có sự sắp xếp tốt trong công việc thì đã có thể thành công đối với công việc này. 3.4. Nhân viên thanh toán quốc tế Nghe tên chắc hẳn mọi người đã phần nào đoán được công việc mà vị trí này phải đảm nhận.  Là một nhân viên quốc tế bạn sẽ phải đảm nhận công việc liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,…Với vị trí này, bạn có thể tìm thấy ở các công, ngân hàng lớn có phòng ban thanh toán quốc tế. Nhân viên quốc tế là một công việc khá nhẹ nhàng, người làm sẽ được làm trong một môi trường chuyên nghiệp, được tiếp xúc với những khách hàng, đối tác lịch sử, thành đạt. Tuy nhiên để làm được công việc này, người làm cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cũng như sự hiểu biết liên quan đến mảng xuất nhập khẩu, logisitcs. Đúng như cái tên gọi của nó, “quốc tế”, vậy nên công việc này cũng đòi hỏi bạn phải là người giỏi tiếng Anh, có sự hiểu biết nhất định đến các tiêu chuẩn như UCP 600, các nguyên tắc quốc tế khác. Bên cạnh đó thì thì vị trí nhân viên thanh toán quốc tế cũng cần có sự tỉ mỉ và cận thận bởi bạn sẽ phải thườn xuyên tiếp xúc với chứng từ. 3.5. Nhân viên hiện trường/giao nhận Operations – Ops Đây là một công việc mà đòi hỏi người làm phải thường xuyên ra ngoài. Do đó, công việc này có vẻ phù hợp với nam giới hơn. Công việc cụ thể đối với một nhân viên hiện trường/giao nhận Operations – Ops đó là đi giao nhận bộ chứng từ, đảm nhận công việc đi nộp thuế, ra cảng, sân bay và các cửa khẩu hải quan, làm các thủ tục hồ sơ trong việc chuyển phát nhanh cho các doanh nghiệp xuất xuất nhập khẩu, đôi khi là các công việc liên quan đến C/O, bảo hiểm, hun trùng…. 3.6. Nhân viên điều vận đội xe/bãi (co-ordinator) Công việc cho một nhân viên điều vận đội xe/bãi đó là điều dộng xe để đóng hàng, nâng hạ, rút hàng khỏi container. Chính vì vậy mà thường thì công việc này chỉ tuyển dụng nam giới. Có thể nói đây là một công việc không đòi hỏi quá cao ở người làm, đa phần nhà tuyển dụng chỉ cần người làm có sức khỏe tốt, thông thạo đường xá, xe cô và biết xử lý trouble… 4. Khi làm công việc Ops trong logistics, người làm được gì và mất gì? 4.1. Những điều mà người làm nhận được - Mức thu nhập ổn định Những vị trí công việc Ops trong logistics thường sẽ co mức thu nhập ổn định. Đây cũng chính là yếu tố khiến mọi người chọn công việc này. Mức lương trung bình dành cho một người xuất nhập khẩu sẽ là 6.000.000 – 10.0000 đồng. - Vị trí công việc đa dạng Có thể thấy trong ngành xuất nhập khẩu có rất nhiều vị trí công việc dành cho người làm, từ những công việc không yêu cầu trình độ đại học, cho đến những công việc đòi hỏi cao từ người làm. Chính vì vậy mà tùy vào khả năng của bản thân, người làm co thể dễ dành tim được cho mình được một công việc phù hợp. 4.2. Những khó khăn trong công việc - Ảnh hưởng đến sức khỏe Đa phần những công việc xuất nhập khẩu sẽ bắt buộc người làm phải di chuyển thường xuyên, đôi khi là phải  hỗ trợ bốc vác những sản phẩm, hàng hóa với khối lượng nặng. Những yếu tố này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe đối vơi người làm. Chính vì vậy mà để có thể gắn bó với công việc này, bạn nên chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, trong quá trình làm việc nên biết cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. - Áp lực công việc Chắc chắc rồi, dù bạn làm bất kỳ một công việc gì thì cũng sẽ có khoảng thời gian gặp phải áp lực. Với những công việc Ops cúng vậy, tùy thuộc vào vị trí công việc mà sẽ có những khó khăn riêng, nhưng thông thường thì người làm công việc xuất nhập khẩu sẽ gặp phải khó khăn như không ký được hợp đồng với khách hàng, chậm trễ trong công việc được giao khiến khách hàng không hài lòng,... Với câu hỏi Ops là gì? Hy vọng rằng bài viết dưới đây sẽ mang lại những thông tin bổ ích về Ops, cũng qua đây, tôi đã giới thiệu cho các bạn về một số vị trí công việc Ops – xuất nhập khẩu. Đặc biệt đối với những bạn đang co nhu cầu làm các công việc Ops thì đây là những  gợi ý dành cho bạn.

Tham khảo bài gốc ở: Ops là gì? Những công việc Ops trong lĩnh vực hàng hải

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét