1. Resume là gì? Phân biệt giữa resume và CV Resume là một khái niệm đối với nhiều nhân sự tuyển dụng đã có vẻ “nhàm tai” nhưng với nhiều ứng viên khác hiện nay, đặc biệt là những sinh viên trẻ vừa mới ra trường thì lại vô cùng xa lạ, thậm chí còn nhầm lẫn giữa Resume và CV. Tuy nhiên, nếu thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt là “hồ sơ xin việc” (hay đơn xin việc) thì có vẻ gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều. Resume, hay còn được biết tới là hồ sơ xin việc, là một dạng giấy tờ dành cho các ứng viên dùng để liệt kê tất cả thông tin chi tiết bao gồm: trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, các kĩ năng chuyên môn, các kĩ năng mềm thiết yếu của cá nhân ứng viên. Resume là điều kiện để các nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên và xét tuyển vào các vị trí công việc nhất định. Thực tế, đối với một số quốc gia thì khái niệm CV và Resume khác nhau. Nhưng, tại Việt Nam, chúng ta thường gộp chung hai khái niệm này thành một loại hồ sơ xin việc nói chung. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ phân biệt cho bạn hai khái niệm Resume và CV để các ứng viên có thể trang bị điều kiện tuyển dụng chính xác nhất đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khái niệm: CV (viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae) là một dạng hồ sơ tập trung sâu vào chuyên môn của ứng viên, bao gồm các yếu tố về bằng cấp, chứng chỉ, các ấn phẩm, sản phẩm đã thực hiện, các thành tích cá nhân, các kết quả kinh doanh, các trải nghiệm, kinh nghiệm,… Còn Resume là dạng hồ sơ tóm gọn sơ lược thông tin ứng viên, chủ yếu là thời gian học tập, lịch sử việc làm, người giới thiệu, kĩ năng mềm và kĩ năng bổ trợ khác,… Độ dài: CV thường có độ dài từ 2-3 trang, thậm chí nếu là CV của các nhà nghiên cứu thì dài tới 10 trang. Còn Resume ngắn gọn hơn, thường có độ dài từ 1-2 trang. Mục đích: CV được dùng với mục đích nộp hồ sơ cho cá học bổng du học, những khóa tu nghiệp sinh/ nghiên cứu sinh, các vị trí giảng dạy tại đại học, các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc liên doanh nước ngoài. Nhìn chung, CV được yêu cầu tại những nơi đánh giá sinh viên dựa trên một quá trình dài. Còn Resume được dùng với mục đích nộp hồ sơ xin việc làm. Tùy từng công việc mà bạn phải nêu bật được điều kiện về kĩ năng và trình độ thích hợp nhất. Hình thức trình bày: CV có thể được coi là lịch sử cá nhân nên cần phải trình bày theo thời gian. Còn Resume có hình thức trình bày theo yêu cầu của các nhà tuyển dụng tùy thuộc từng vị trí công việc. Nơi áp dụng: Đối với việc nộp hồ sơ du học bổng thì CV được áp dụng cho các nước như Anh, Ireland, New Zealand, còn Resume áp dụng cho Mỹ, Canada. Đối với việc nộp hồ sơ xin việc làm thì cả CV và Resume đều áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 2. Giá trị trong nội dung của Resume Để tìm hiểu sâu hơn về một Resume chuẩn, các ứng viên cần phải tuân thủ theo các thông tin mà một Resume yêu cầu trình bày như sau: 2.1. Thông tin cá nhân Thông tin cá nhân ứng viên bao gồm các yếu tố sau: Họ và tên Địa chỉ hiện tại Số điện thoại (khuyến khích thêm 01 số khác dự phòng) Địa chỉ email Quốc tịch Tình trạng lưu trú 2.2. Trình độ học vấn Trình độ học vấn của ứng viên bao gồm các yếu tố sau: Thời gian học tập (chủ yếu từ cấp III – nay) Các khóa học bổ trợ/ khóa tu nghiệp nước ngoài Ngành/ Chuyên ngành đào tạo Nơi đào tạo, giấy chứng nhận? được cấp ở đâu? Những thành tích đạt được gồm: nghiên cứu khoa học, cuộc thi cấp tỉnh/thành phố/quốc gia, hoạt động xã hội,… 2.3. Kĩ năng và trình độ Kĩ năng và trình độ của ứng viên bao gồm các yếu tố sau: Kĩ năng phù hợp với công việc Kĩ năng ngoại ngữ (nếu có) Kĩ năng tin học, kỹ thuật (nếu có) Kĩ năng mềm Các dẫn chứng về công việc từng làm => kĩ năng cụ thể 2.4. Kinh nghiệm làm việc Kinh nghiệm làm việc của ứng viên bao gồm các yếu tố sau: Họ và tên Địa chỉ hiện tại Số điện thoại (khuyến khích thêm 01 số khác dự phòng) Địa chỉ email Quốc tịch Tình trạng lưu trú 2.5. Hoạt động cộng đồng Thông tin cá nhân ứng viên bao gồm các yếu tố sau: Khoảng thời gian từng làm việc Tên doanh nghiệp từng làm Vị trí từng làm việc Những công việc, công tác cụ thể từng làm 2.6. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan Bằng cấp, chứng chỉ liên quan của ứng viên bao gồm các yếu tố sau: Các chứng nhận, bằng tốt nghiệp đại học hoặc các khóa học nghề khác Thời gian đào tạo Tên khóa học, nội dung và tổ chức đào tạo, cấp giấy chứng nhận/chứng chỉ 2.7. Thành tích đạt được Thành tích cá nhân đạt được của ứng viên bao gồm các yếu tố sau: Thành tích, giải thưởng cụ thể Học bổng (nếu có) 2.8. Sở thích cá nhân Sở thích cá nhân của ứng viên chủ yếu phải phù hợp với công việc cũng như nêu ra những ưu điểm/nhược điểm (nêu hạn chế) của cá nhân ứng viên. >>> Bởi Resume là dạng hồ sơ hướng tới mục đích chính là xin việc và cung cấp thông tin cá nhân cho nhà tuyển dụng để xin vào công việc nhất định bản thân hướng tới. Chính vì vậy, Resume phải nêu bật được những thông tin sao cho phù hợp nhất đối với công việc đó để gia tăng cơ hội tuyển dụng cho bản thân. 3. Lưu ý khi tạo resume và ứng tuyển bằng Resume Để có được một Resume chuyên nghiệp và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, các ứng viên cần phải lưu ý đặc biệt tới cách trình bày cũng như thông tin dưới đây: 3.1. Nội dung Nội dung, thông tin cụ thể, rõ ràng, minh bạch, chân thật và phù hợp nhất với công việc Không nên nêu quá nhiều thông tin mà chỉ nên nêu những thông tin chính đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng Đối với địa chỉ email, ứng viên nên lập riêng một email chuyên dành cho công việc và nghiêm túc Những thông tin có lợi nhất cho bạn đối với công việc khuyến khích được nêu ra trong Resume Các ứng viên khi làm bản Resume nên chú ý tới phong cách nội dung của Resume để có lựa chọn thích hợp nhất Phong cách Hybrid: phù hợp với các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. Cách thức này mang nội dung thông tin “mix” giữa nhiều dạng CV khác nhau, có nghĩa là kết hợp cả kiến thức, kĩ năng lẫn hoạt động ngoại khóa mà bản thân ứng viên đã đạt được. Phong cách Chronological (ngược lại): phù hợp với các ứng viên có kinh nghiệm lâu năm và được coi là những “lão làng” trong ngành nghề bởi cách thức này liệt kê thông tin theo trật tự thời gian (như một bản CV) từ lâu nhất cho tới hiện tại. Phong cách Functional: phù hợp với các ứng viên đang có dự định nhảy việc làm, bởi cách thức này nêu bật và tập trung vào các thành tích và kinh nghiệm nổi bật lâu năm. 3.2. Cách trình bày Các ứng viên nên dùng font chữ chuẩn (như Arial, hoặc Times new roman) với size chữ từ 10-12. Tốt nhất là sử dụng font và size chữ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng Văn phong và ngôn ngữ lịch sự, trang nghiêm, thể hiện sự formal (trang trọng) Bố cục rõ ràng, logic, đảm bảo sự chính xác của Resume Bảo đảm khoảng cách chữ và các dòng với nhau là 1,15 và sự cân đối của Resume Các thông tin, nội dung chính nên đặt dấu gạch ở đầu tiên Độ dài: từ 2-3 trang và giấy A4 3.3. Địa chỉ áp dụng Resume Resume thường được áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài vì sự khác biệt về văn hóa. Đối với các doanh nghiệp Phương tây, họ chỉ quan tâm bạn làm được những gì, có những thành tích gì xứng đáng với công việc cùng với 1 bản hồ sơ xin việc ngắn gọn nên thường yêu cầu Resume. Còn các doanh nghiệp phương Đông thì muốn biết cả thông tin cá nhân của ứng viên để đánh giá cả con người lẫn kinh nghiệm làm việc của bạn. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp tại phương Đông cũng bắt đầu áp dụng tuyển dụng ứng viên bằng Resume nhiều hơn do xu thế toàn cầu hóa, kéo theo các công ty liên doanh, có vốn đầu từ nước ngoài mọc lên ở khắp nơi, thậm chí là cả Việt Nam. Mặt khác, họ cũng tiết kiệm thời gian nhiều hơn thông qua việc hạn chế các thông tin dư thừa, không cần thiết cho công việc nên họ yêu cầu Resume thay vì CV. 4. Tips trình bày Resume thu hút nhà tuyển dụng Các ứng viên khi sử dụng bản Resume để xin việc và nộp cho các nhà tuyển dụng để thu hút cũng như gây ấn tượng cho họ, bạn cần phải lưu ý tới các tips mà chúng tôi cung cấp dưới đây: Các ứng viên khi làm bản Resume nên sử dụng gam màu lạnh sáng. Đây là gam màu mang tới cảm giác thoải mái, dễ chịu cho thị giác. Vì vậy, nó có khả năng thu hút người đọc (nhà tuyển dụng) hơn so với các bản Resume sử dụng gam màu nóng hay quá sặc sỡ về màu sắc. Để có thể xác định được game màu, bạn có thể sử dụng trang web Color Hunt để xác định gam màu dễ dàng hơn Các ứng viên khi làm bản Resume nên sử dụng font chữ không chân ( Ví dụ như font chữ Arial ). Những loại font chữ này sẽ tạo nên sự nghiêm túc, trang trọng cho bản Resume của bạn. Mặt khác, các font chữ này sẽ dễ đọc và không gây trạng thái rối mắt so với các font chữ có chân. Các ứng viên khi làm bản Resume nên chọn họa tiết trang trí đơn sắc và đơn khối ( như các đường kẻ, hình vuông, hình kẻ mà hạn chế hoa ). Bởi các họa tiết đơn giản như này sẽ giúp cho những thông tin trên Resume được nổi bật hơn cả, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn. Các ứng viên khi làm bản Resume nên chọn màu chủ đạo cho Resume cùng tone màu với áo hoặc màu tóc hoặc màu ảnh của ảnh thẻ dán trên Resume để tạo sự logic về màu sắc. Từ đó, các nhà tuyển dụng có thể thấy bạn là 1 con người có óc thẩm mỹ cao. Các ứng viên khi làm bản Resume nên sử dụng tiêu đề lôi cuốn. Một tiêu đề lôi cuốn dành cho Resume của bạn sẽ kích thích sự khiếu tò mò và thị giác của nhà tuyển dụng, khiến họ hứng thú với Resume của bạn và đọc sâu hơn, nhiều hơn, làm gia tăng cơ hội trúng tuyển vòng 0 của ứng viên đó. Các ứng viên khi làm bản Resume nên chú ý tới lỗi chính tả. Đây được coi là lỗi cơ bản của hầu hết các văn bản đánh máy, song nó rất quan trọng và dễ gây cảm giác khó chịu cho người đọc, đặc biệt là những người có thói quen để ý chi tiết và mẫn cảm với các lỗi sai chính tả. Có thể do bạn đánh máy sai, hay không lưu ý nhưng nó sẽ tạo cho nhà tuyển dụng suy nghĩ rằng bạn không phải một người chu đáo, cẩn thận và xuề xòa, làm việc qua loa. Các ứng viên khi làm bản Resume không nên đánh giá quá cao hoặc quá thấp Resume của chính mình. Có thể bạn là một ứng viên giỏi, xuất sắc, đạt nhiều kinh nghiệm, nhiều thành tích nhưng việc bạn thể hiện nó trên Resume quá lố, quá tự tin, quá kiêu căng dẫn tới một ác cảm cho các nhà tuyển dụng. Hay ngược lại, một sự khiêm tốn quá đà, hay tự ti, và hạn chế lời văn của mình. Các ứng viên khi làm bản Resume không nên sáng tạo font chữ và màu chữ. Sự đơn giản mà thu hút luôn là yếu tố mà tất cả những người đọc hướng tới, không ai muốn xem một bản Resume lòe loẹt màu sắc, hay quá sáng tạo font chữ, kiểu cách, “làm màu” cả. Họ tìm kiếm một sự đơn giản, đủ thông tin, đủ những thứ họ yêu cầu và họ cần thay vì quá chú trọng tới hình thức. Tuy nhiên, hình thức của Resume cũng quan trọng không kém nội dung nên các ứng viên cũng nên chú ý tới nhé!
Đọc nguyên bài viết tại: Resume là gì? Sự khác biệt giữa khái niệm resume với CV
#timviec365vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét