Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Giao thông vận tải là gì? Lựa chọn không nên bỏ qua cho bạn

Giao thông vận tải là gì? Lựa chọn không nên bỏ qua cho bạn

1. Giao thông vận tải là gì, bạn có hiểu về nó? Trước khi hiểu về giao thông vận tải là gì, chúng ta nên hiểu vận tải là gì? Vận tải là một ngành liên quan đến vật chất đặc biệt, nó đi song song với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Thông qua vận tải mà hàng hóa được đưa từ nơi này đến nơi khác phục vụ nhu cầu của con người từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn và nhanh chóng. Vận tải là một ngành vận chuyển hàng hóa có thể thông qua các phương tiện giao thông khác nhau để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người. Giao thông vận tại là gì? Giao thông vận tải là gì? Bạn có thể đưa ra khái niệm giao thông vận tải là gì hay không? Đây sẽ là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về ngành giao thông vận tải hiện nay. Giao thông vận tải là chuyên ngành của sản xuất vật chất đặc biệt, thông qua đó trực tiếp tạo ra các giá trị phục vụ cho cuộc sống của con người và bền cạnh đó thông qua giao thông vận tải còn làm gia tăng giá trị trong quá trình thực hiện giao thông vận tải. Giao thông vận tải là ngành giúp cho giao thông của các vùng miền được thống nhất và được thông suốt với nhau, thông qua đó mà con người dễ dàng hơn trong việc đi lại, di chuyển đến các vùng miền khác nhau. Hiện nay có 5 loại hình giao thông vận tải cơ bản đang được hiện hành tại nước ta và các nước trên thế giới đó là: Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đường ống – vận tải này chuyện dụng với nhiên liệu và nguyên liệu.  Giao thông vận tải là một ngành quan trọng của sự phát triển của xã hội và nền kinh tế. Thông qua giao thông vận tải mà các vùng miền được nối liền với nhau thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa, giao lưu về kinh tế. Giao thông vận tải là ngành đi song song với sự phát triển của xã hội và sự phát triển của nền kinh tế của một đất nước, vùng miền. * Vai trò của ngành giao thông vận tải Giao thông vận tải là một ngành quan trong và nó có vai trò cụ thể như sau: + Giao thông vận tải là ngành tham gia vào việc cung ứng vật tư, nguyên liệu, kỹ thuật và năng lượng co các cơ sở sản xuất trong cả nước và đưa các sản phẩm của các cơ sở sản xuất đó ra thị trường để tiêu thụ. Thông qua giao thông vận tải giúp cho quá trình sản xuất của xã hội được diễn ra một cách suôn sẻ và liên tục với nhau. + Giao thông vận tải phục vụ chuyên trở người, phục vụ như cầu đi lại của con người được thuận tiện và dễ dàng hơn. + Mạng lưới giao thông vận tải giữa các địa phương các tỉnh và các vùng miền giúp cho viên liên hệ và liên kết về kinh tế của các địa phương được thực hiện thống nhất và dễ dàng hơn. Hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ và khu dân cư đều nằm dọc trên các tuyến giao thông để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cùng như việc vận chuyển được thuận tiện nhất. + Việc phát triển ngành giao thông vận tải là thúc đẩy cho hoạt động kinh tế được phát triển, và hoạt động giao lưu văn hóa với các vùng xa xôi. Thông qua hoạt động giao thông vận tải giúp cho nền kinh tế của các vùng miền có sự thống nhất, và đặc biệt là tăng cường sức mạnh về an ninh quốc phòng. * Đặc điểm chung khi nói về giao thông vận tải là gì? Đặc điểm của ngành giao thông vận tải bao gồm như sau: + Sự chuyên chở, chuyên trở người và hàng hóa.  + Chất lượng của dịch vụ được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở sản phẩm của vận tải đó. + Khi đánh giá về khối lượng của dịch vụ trong hoạt động giao thông vận tải, người ta dùng các tiêu chí sau: Khối lượng luân chuyển, khối lượng vận chuyển và cự li vận chuyển trung bình. 2. Các vấn đề liên quan đến giao thông vận tải 2.1. Học giao thông vận tải thi trường nào? Bạn đang muốn học giao thông vận tải gợi ý cho bạn một số các trường chuyên đào tạo về các ngành có liên quan đến giao thông vận tải như:  + Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội + Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh + Trường đại học Xây dựng Hà Nội + Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải Bạn cũng có thể tham khảo các trường có các chuyên ngành liên quan đến ngành giao thông vận tải để theo học và phù hợp với lựa chọn và môi trường học tập tốt nhất cho bản thân.  Giao thông vận tải là gì và các vấn đề liên quan 2.2. Bạn có biết ngành giao thông vận tải thi khối nào hay không? Chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn đang thắc mắc là ngành giao thông vận tải thi khối nào? Ngành giao thông vận tải thi khối nào? Các bạn đang có ý định thi các ngành có liên quan đến giao thông vận tải những đang lo lắng về khối thi tuyển vào trường để có được định hướng đúng đắn cho bản thân ngay từ đầu về khối học của mình để phù hợp với chuyên ngành của mình trong tương lai. Mỗi chuyên ngành cụ thể liên quan đến giao thông vận tải lại có những khối ngành xét tuyển khác nhau: + Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông xét tuyển khối A00, A01 + Chuyên ngành xây dựng cầu đường, xây dựng công trình thủy và thềm lục địa xét tuyển khối A00, A01 + Chuyên ngành quy hoạch và thiết kế công trình giao thông xét tuyển khối A00, A01 + Chuyên ngành xấy dựng đường sắt, xây dựng đường hầm, xây dựng đường bộ xét tuyển với khối A00, A01. + Ngành kinh tế xây dựng với các chuyên ngành như kinh tế xây dựng, quản lý dự án xây dựng xét tuyển khối ngành A00, A01, D01. + Ngành khai thác vận tải – chuyên ngành quản trị Logistics và chuyên ngành vận tải đa phương thức xét tuyển với khối A00, A01, D01. + Ngành kinh tế vận tải – chuyên ngành kinh tế vận tải biển xét tuyển khối D01, A01, A00. + Khoa học Hàng hải – chuyên ngành điều khiển tàu biển, chuyên ngành vận hành khai thác máy tàu biển, chuyên ngành quản lý hàng hải, chuyên ngành công nghệ máy tàu thủy đều xét tuyển khối A00, A01 Trên đây là các ngành và chuyên ngành liên quan đến giao thông vận tải bạn có thể lựa chọn cho bản thân và biết được về khối xét tuyển của từng ngành đó. * Chương trình đào tạo của ngành giao thông vận tải cụ thể các chuyên ngành như sau: + Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu đường, chuyền ngành kỹ thuật xây dựng đường bộ, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu hầm, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng đường sắt, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu – đường sắt, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu – đường ô tô – sân bay, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng đường ô tô – sân bay, chuyên ngành công trình giao thông công chính, chuyên ngành công trình giao thông đô thị, chuyên ngành tự động hóa thiết kế cầu đường, chuyên ngành kỹ thuật giao thông đường bộ. + Ngành quản lý xây dựng + Ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy + Ngành kỹ thuật xây dựng: chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, chuyên ngành kết cấu xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị, chuyên ngành vật liệu và công nghệ xây dựng. + Khoa vận tải – kinh tế: Ngành kinh tế xây dựng (kinh tế quản lý khai thác cầu đường, kinh tế xây dựng công trình giao thông); ngành kinh tế vận tải (kinh tế vận tải ô tô, kinh tế vận tải đường sắt, kinh tế vận tải và du lịch); Ngành khai thác vận tải (khai thác vận tải đường sắt đô thị, khai thác vận tải đường bộ thành phố, khai thác vận tải đa phương thức, quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đô thị, Logistics); Ngành quản trị kinh doanh (quản trị doanh nghiệp xây dựng, quản trị doanh nghiệp bưu chính viễn thông, quản trị kinh doanh giao thông vận tải, quản trị Logistics). + Khoa môi trường và an toàn giao thông: Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông, ngành kỹ thuật môi trường. Ngoài ra còn có chương trình đào tạo quốc tế, tùy thuộc vào từng trường và các chuyên ngành đào tạo tại trường mà có các khoa quốc tế về giao thông vận tải phù hợp. 3. Cơ hội việc làm ngành giao thông vận tải hiện nay Ngành giao thông vận tải là một chuyên ngành không thể thiếu cho sự phát triển của nền kinh tế và văn minh của một quốc gia. Cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi ra trường cũng rất lớn. Sau đây là một số các gợi ý về việc làm trong ngành giao thông vận tải bạn có thể lựa chọn cho mình. 3.1. Kỹ sư về kinh tế giao thông vận tải Với các loại hình giao thông vận tải như hiện nay ở nước ta thì các kỹ sư kinh tế giao thông vận tải cần đưa ra được các giải pháp, các phương án để phát triển và khai thác hiệu quả kinh tế của các loại hình vận tải trên. Công việc khi trở thành một kỹ sư kinh tế giao thông của bạn rất đa dạng, tùy thuộc vào vị trí bạn công tác và nơi bạn công tác, cùng với chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của bạn. Các công việc bạn thường làm là: nghiên cứu và lập kế hoạch về phát triển kinh tế, lập dự án đầu tư, tham vấn về sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo. 3.2. Quản trị kinh doanh giao thông vận tải của doanh nghiệp Bạn yêu thích quản trị kinh doanh và muốn làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải thì đây là một lực chọn nghề nghiệp bạn không nên bỏ qua. Công việc khi làm về quản trị kinh doanh giao thông vận tải là hoạch định chiến lược, hoạch định chính sách, và xây dựng kế hoạch kinh doanh, và tổ chức các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong các công ty về xây dựng công trình giao thông, công ty vận tải hành khác, công ty về vận tải hàng hóa,… 3.3. Kỹ sư xây dựng công trình giao thông Đây là lựa chọn bạn không nên bỏ qua cho bản thân về nghề nghiệp liên quan đến giao thông vận tải. Bạn có thể là kỹ sư xây dựng công trình giao thông vận tải chuyên sâu về cầu hần, về đường sắt, đường bộ,… Công việc khi bạn là một kỹ sư công trình giao thông vận tải phải làm như sau: Thiết kế công trình giao thông vận tải, nghiên cứu về các công trình giao thông vận tải, tư vấn và giám sát và quản lý dự án xây dựng công trình giao thông vận tải và tiến độ thi công của các công trình giao thông vận tải. 3.4. Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải  Vấn đề về quản lý và quy hoạch giao thông vận tải nước ta luôn là vấn đề nóng và đòi hỏi các giải pháp hiệu quả và tốt nhất về giao thông vận tải. Khi làm việc trong lĩnh vực này bạn cần làm những công việc như tổ chức các hoạt động điều hành, nghiên cứu để xây dựng kế hoạch về quy hoạch dự án, và tổ chức các hoạt động quản lý giao thông phù hợp với từng vùng. 3.5. Kỹ sư điều khiển quá trình vận tải của các doanh nghiệp vận tải Đây cùng là lựa chọn hay cho việc làm trong tương lai của bạn. Khi là một kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải bạn cần làm những công việc như điều khiển và điều hành quá trình vận tải của doanh nghiệp, chỉ huy việc vận tải thông qua các phương tiện vận tải của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt nhất và mang đến hiệu quả cao nhất. Qua những chia sẻ giúp bạn hiểu về giao thông vận tải là gì? Đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về ngành giao thông vận tải ở nước ta, tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải, cùng với đó là cơ hội việc làm cho bạn khi học các ngành về giao thông vận tải.

Đọc nguyên bài viết tại: Giao thông vận tải là gì? Lựa chọn không nên bỏ qua cho bạn

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét