1. Quy trình công nghệ là gì, bạn biết được bao nhiêu? Quy trình công nghệ là gì? Quy trình là trình tự thực hiện một hoạt động đã được quy định từ trước mang tính bắt buộc tức là nếu không làm theo thì mục tiêu cuối cùng sẽ không đạt chất lượng hoàn hảo nhất theo lý thuyết. Mục tiêu ở đây là các hoạt động quản trị bao gồm tất cả các dạng thức hoạt động trong đời sống xã hội, con người. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu,… Công nghệ là sự phát minh, thay đổi, cải thiện các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống và phương pháp tổ chức nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại để đạt mục đích hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ cũng có thể chỉ là một tập hợp những công cụ gồm máy móc, những sắp xếp hay những quy trình. Công nghệ thường được đặc trưng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần đây nhất. Tại mỗi thời điểm công nghệ lại ứng với công cụ khác nhau. Chẳng hạn trước đây, việc phát minh ra máy hơi nước được cho là sự ra đời của một loại công nghệ hiện đại thời bấy giờ còn tại thời điểm này, máy hơi nước đã trở nên lạc hậu không hợp thời. Từ hai định nghĩa riêng biệt đó ta có thể định nghĩa “Quy trình công nghệ là trình tự, kế hoạch, sắp xếp các bước thực hiện cụ thể để vận hành máy móc, công cụ hay một phát minh mới áp dụng vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất”. Cũng có thể hiểu quy trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất nhằm trực tiếp làm thay đổi trạng thái của đối tượng sản xuất theo thứ tự chặt chẽ, bằng một công nghệ nhất định. Mục đích của quy trình công nghệ để chỉ một phương thức, cách thức để thực hiện một quá trình công việc bao gồm các hoạt động, phương pháp, trách nhiệm, quyền hạn, thời gian, cơ sở, hạ tầng,… Quy trình công nghệ được thể hiện chủ yếu ở 2 dạng: - Bản vẽ: tức là mô tả cụ thể một sơ đồ bằng hình ảnh minh họa và trình tự thực hiện các bước được mô tả theo đường mũi tên. Mỗi hình vẽ lại được chú thích tên gọi, vật liệu cho người thực hiện dễ hình dung. - Văn bản: Một quy trình công nghệ sẽ được mô tả bằng câu chữ theo từng bước thực hiện từ khi nhận nguyên vật liệu đến khi cho ra sản phẩm cuối cùng. Quy trình công nghệ bằng văn bản chiếm khá nhiều thời gian để đọc hiểu, nghiên cứu vấn đề mới có thể tiến hành thực hiện tuy nhiên nó lại được xây dựng nhanh hơn quy trình công nghệ theo hình vẽ. 2. Liệu quá trình công nghệ và quy trình công nghệ có giống nhau? Quá trình tiệt trùng sữa gồm nhiều quy trình Dựa trên định nghĩa của quá trình và quy trình có thể thấy sự khác nhau cơ bản. Trong khi quy trình thể hiện trình tự còn quá trình là tập hợp các hoạt động có quan hệ lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra, đặc trưng là quá trình sản xuất. Quá trình bao quát rộng hơn quy trình và quy trình nằm trong quá trình. Từ đó khẳng định quy trình công nghệ và quá trình công nghệ là hoàn toàn khác nhau: - Quy trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất là một công đoạn trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn trong quá trình sản xuất cà phê sữa pha sẵn đóng gói có nhiều quy trình cần tiến hành để cho ra sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng như quy trình công nghệ xay cà phê, quy trình chế biến cà phê, quy trình đóng gói sản phẩm,… - Quy trình công nghệ là phương thức bắt buộc còn quy trình công nghệ là điều phiếu công việc - Quy trình công nghệ có thể gồm 0, 1 hoặc nhiều hướng dẫn công việc, quá trình công việc có gồm 0, 1 hoặc nhiều quy trình - Quy trình công việc Tiến bộ khoa học công việc, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu,… Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3. Tầm quan trọng của việc thực hiện quy trình công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ trong sản xuất Công nghệ là các phương pháp giải pháp kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất đặc biệt được quan tâm trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong quá trình sản xuất công nghệ phải đảm bảo 4 thành phần cơ bản: - Phần cứng của công nghệ: Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu. Đây là phần đảm nhận vai trò là xương sống, tham gia vào xuyên suốt quá trình hoạt động nhưng lại do con người lắp đặt và vận hành. - Thông tin, phương pháp, quy trình và bí quyết là phần văn bản cung cấp cho người lao động để hướng dẫn họ vận hành máy móc thiết bị và đưa ra các quyết định phù hợp. - Con người: Đóng vai trò chủ chốt tham gia chủ yếu vào quy trình công nghệ nhưng phải vận hành theo đúng quy trình đã thiết lập trước đó do thành phần thông tin cung cấp. - Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý: là cơ quan đầu não liên kết, theo dõi và quản lý các thành phần trên đồng thời tạo động lực làm việc cho người lao động để tạo ra năng suất hiệu quả. Áp dụng quy trình công nghệ mới, hiện đại trong quá trình sản xuất mang lại lợi thế cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp giúp họ khẳng định vị thế trên thị trường. Khi sản phẩm mới được tạo ra theo chuẩn công nghệ, chất lượng đạt tiêu chuẩn phục vụ được tối đa nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng từ đó thu hút được lượng khách hàng giúp tăng doanh thu mỗi ngày. Bên cạnh đó, ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp giảm chi phí thuê nhân công, tối thiểu hóa công sức người lao động mà năng suất lại cao. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp không đồng nhất với quy mô của doanh nghiệp mà được đánh giá qua các chỉ tiêu hiệu quả quá trình sản kinh doanh. Điều đó đồng nghĩa với việc một doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoàn toàn có thể được đánh giá có năng lực sản xuất song song với doanh nghiệp quy mô lớn. Hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc chính vào nhiều yếu tố trong đó, máy móc thiết bị có tác động trực tiếp trong quá trình sản xuất. Vì thế điều quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện là hiện đại hóa máy móc, thiết bị hay đổi mới loại công nghệ hiện đại đồng thời cần phải xây dựng cho riêng mình một kế hoạch đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển lâu dài Khi công nghệ được nhận chuyển giao để cải tiến hiện đại quá trình sản xuất, người vận hành, chủ thế chính tác động tới nó phải áp dụng đúng theo quy trình công nghệ đã xây dựng trước đó, đảm bảo trong xuất quá trình sản xuất các quy trình công nghệ được áp dụng không xảy ra sai sót tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng hóa nhiều dòng sản phẩm mới, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí mua nguyên vật liệu,… Nhờ vậy khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh được tăng cao, thị trường được mở rộng,… 4. Tình hình sử dụng công nghệ tại Việt Nam hiện nay Tình hình các quy trình công nghệ được áp dụng tại Việt Nam Trong tình phát triển kinh tế thế giới, khoa học và công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động đặc biệt trong sản xuất việc ứng dụng công nghệ giúp tăng hiệu quả công việc, giảm thiểu sức người mà sản phẩm sản xuất ra lại đạt chất lượng cao và hiển nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ lại càng trở nên hữu ích ảnh hưởng không nhỏ tới thành công trong công cuộc phát triển kinh tế nhất là với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nghiên cứu, tiếp thu, nhận chuyển giao khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển quốc gia, hội nhập quốc tế đưa nền kinh tế Việt Nam vươn tầm Thế Giới, sánh vai với bạn bè 5 Châu, 4 bể. Tuy nhiên với tình hình xã hội Việt Nam nói chung hiện nay, nhân lực để nghiên cứu, sáng tạo và phát triển công nghệ còn hạn chế vì thế hiện tại hầu hết mọi công nghệ ứng dụng trong các lĩnh vực tại Việt Nam đều nhận chuyển giao, áp dụng quy trình công nghệ của những nước phát triển. Hiện nay, các sản phẩm công nghệ Việt Nam đang ứng dụng tuy đã có nhiều cải thiện hơn trước đây song vẫn không đủ để nhận định rằng Việt Nam đang ứng dụng hầu hết là công nghệ hiện đại. Việc đổi mới công nghệ so với mặt bằng chung vẫn thuộc tình trạng tiến bộ chậm. Để so sánh với 10 năm hay thậm chí chỉ 5 năm trước đây, kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến rất lớn tuy nhiên để so với nền kinh tế thế giới, với công nghệ hiện đại mà họ tạo ra thì Việt Nam vẫn đang ở vị trí không có thứ hạng. Việc đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới công nghệ bị hạn chế, các sản phẩm khoa học công nghệ không tiên tiến hiện đại so với các quốc gia trên thế giới khiến năng lực cạnh tranh vẫn dậm chân tại chỗ. Một ví dụ điển hình chứng minh cho tình trạng này trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 Thế giới thế nhưng chất lượng gạo không cao bởi nhiều nguyên nhân trong đó tác động của khoa học công nghệ có ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, trong thời kỳ toàn cầu hóa khoa học và công nghệ Việt Nam tiến sâu vào quá trình hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ hiện đại của thế giới, cho Việt Nam cơ hội học tập kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu trên thế giới giảm thiểu chi phí tốn kém cho nghiên cứu, nhằm phục vụ cho sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều quy trình công nghệ của thế giới được chuyển giao hiệu quả tại Việt Nam trong một số lĩnh vực công nghiệp nặng như công nghệ sản xuất ô tô, trong lĩnh vực y tế như công nghệ 3D phẫu thuật điều trị các bệnh lý tim mạch, trong lĩnh vực nông nghiệp nhận chuyển giao công nghệ tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel,… Áp dụng khoa học công nghệ chính là quốc sách hàng đầu phát triển kinh tế đất nước với mục tiêu ngắn hạn là trở thành một trong những nước dẫn đầu về công nghệ trong phạm vi khu vực ASEAN tiếp đó là vươn xa hơn ra thế giới. Quy trình công nghệ là gì? Một câu hỏi sau khi cùng Timviec365.vn kết thúc quá trình tìm hiểu chắc chắn không còn làm khó bạn. Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ không những giúp ích cho doanh nghiệp mà còn giúp người lao động định hướng được công việc có cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai – đó là các vị trí liên quan đến công nghệ. Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây là hữu ích với tất cả mọi người.
Coi thêm tại: Quy trình công nghệ là gì? Thời đại công nghệ trong kỷ nguyên mới
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét