1. Tìm hiểu kế toán hành chính sự nghiệp là gì? 1.1. Đơn vị hành chính sự nghiệp Trước khi hiểu rõ về “kế toán hành chính sự nghiệp là gì?” thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Đơn vị hành chính sự nghiệp. Thực ra thì đây chính là tên gọi chung được gộp lại từ hai cụm từ thông dụng là: Cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Các cơ quan hành chính được hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, hay nói một cách dễ hiểu thì nó chính là hệ thống cơ quan từ cấp Trung ương đến địa phương; cụ thể như Viện kiểm sát, Quốc hội, UBND các cấp,… cũng chính là cơ quan hành chính. Còn đơn vị sự nghiệp cũng sự quản lý của các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng riêng từng lĩnh vực. Như: trường học, bệnh viện,… 1.2. Kế toán hành chính sự nghiệp Tìm hiểu kế toán hành chính sự nghiệp Là ngành nghề thực hiện công việc tổ chức hệ thống thông tin dựa trên số liệu được thống kê hoặc thu thập được để quản lý, theo dõi cũng như kiểm soát các vấn đề về nguồn kinh phí, tình hình quản lý, tình hình sử dụng các loại vật tư, tải sản công, tình hình chấp hành dự toán thu chi và quyết toán kinh phí. Ngoài ra các kế toán hành chính sự nghiệp cũng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn, định mức theo đúng sự quản lý của Nhà nước ở đơn vị. Chính vì vậy mà vai trò của kế toán trong bộ máy hoạt động này không chỉ có vai trò quan trọng đối từng đơn vị mà nó vô cùng quan trọng đối với Ngân sách nhà nước. Đối với những nhiệm vụ, chức năng của kế toán hành chính sự nghiệp cũng sẽ cần được sắp xếp, phân công tác trong từng đơn vị một cách phù hợp với từng qui mô đơn vị hành chính sự nghiệp. 2. Những thông tin cơ bản về kế toán hành chính sự nghiệp 2.1. Nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp Mặc dù làm trong bộ máy hành chính sự nghiệp nhưng vai trò cũng như nhiệm vụ cũng không hề khác gì nhiều so với một kế toán viên khác. Công việc hằng ngày cũng sẽ cần phải thực hiện là: - Trực tiếp chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, đánh giá, phản ánh , xử lý thông tin liên quan về nguồn kinh phí (được tài trợ, được cấp, được hình thành) cùng với đó là những tình hình sử dụng các khoản thu, khoản kinh phí phát sinh thực tế tại đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định theo đúng quy định của bộ máy. - Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, theo dõi và kiểm soát quá trình chấp hành dự toán thu – chi; chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. - Luôn theo dõi, kiểm soát tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán, chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, tình hình phân phối kinh phí và tình hình chấp hành dự toán thu chi và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo đúng quy định, nội dung chế độ và chính sách của Nhà nước. - Chủ động trong việc lập và báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính liên quan có thẩm quyền theo quy định. Ngoài ra các kế toán hành chính sự nghiệp cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ cung cấp thông tin để lên các kế hoạch về việc xây dựng các định mức chi tiêu, xây dựng dự toán. - Phân tích và đánh giá việc sử dụng các vốn quỹ, nguồn kinh phí ở đơn vị. Nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp 2.2. Yêu cầu công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp Với những nội dung giúp các bạn giải đáp nhiệm vụ “kế toán hành chính sự nghiệp là gì?” ở trên thì các kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ cần phải đảm bảo được những nội dung dưới đây: - Những thông tin về khoản vốn quỹ, kinh phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị cần phải được phản ánh một cách kịp thời đầy đủ, chính xác, toàn diện hết sức có thể. - Những chỉ tiêu kinh tế từ nội dung cho đến phương pháp tính toán luôn được thể hiện dựa trên sự thống nhất với dự toán. - Bất cứ một con số hay thông tin nào được kế toán cung cấp trong báo các tài chính đều phải dễ hiểu, rõ ràng, trung thực và đảm bảo rằng các nhà quản lý khi đọc đều hiểu rõ được những thông tin cơ bản và quan trọng liên quan đến tình hình hoạt động tài chính của đơn vị. 2.3. Phân loại đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp Trên thực tế hiện nay cũng khá là nhiều những tiêu chí để giúp các bạn có thể phân loại được các đơn vị hành chính sự nghiệp, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như việc hạch toán kế toán, cách phân loại theo đặc trưng riêng trong các loại đơn vị hành chính sự nghiệp, bao gồm: – Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu: Đối với nhóm đơn vị này thì sẽ có đặc tính là phát sinh các khoản thu được hình thành dựa trên dự án, chính sách bù đắp chi phí ngoài nguồn thu từ Ngân sách của Nhà nước. Hay các bạn cũng có thể liên tưởng đến các bệnh viện, họ đều có nguồn thu nhất định từ khoản viện phí của bệnh nhân, còn trường học cũng có thu học phí của học sinh,… – Đơn vị hành chính sự nghiệp đơn thuần: Thì là những đơn vị sẽ hoạt động, sử dụng nguồn thu chủ yếu chính là của Ngân sách Nhà nước để trang trả chi phí. Điển hình là Các phòng ban các cấp Huyện, xã, hay Sở tài chính… – Đơn vị hành chính sự nghiệp SXKD: Cũng tương tự như đơn vị hành chính sự nghiệp đơn thuần nhưng ngoài nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước thì còn thực hiện thêm hoạt động sản xuất kinh doanh để có thêm các khoản thu để trang trải khác nữa. Cụ thể như các Trung tâm giống cây trồng vật nuôi của tỉnh, huyện,… – Đơn vị hành chính sự nghiệp dự án: Với đơn vị này thì các hoạt động chủ yếu dựa trên để thực hiện các dự án mang tính chất xã hội và sử dụng kinh phí Nhà nước cấp. Ví dụ như các dự án tuyên truyền chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ sinh sản… Phân loại đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp Ngoài ra các kế toán hành chính sự nghiệp còn được phần loại theo hệ thống dọc của cùng 1 ngành (cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp cơ sở) hoặc theo nguồn gốc của nguồn kinh phí của đơn vị ( nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước, nguồn khác…). Còn đối với hệ thống chứng từ kế toán trong đơn vị đều có những đặc trưng riêng và nguyên tắc hoạt động khác nhau. Tuy nhiên cuối cùng thì các công tác thực hiện của kế toán hành chính sự nghiệp hay ai khác cũng đều đảm bảo theo quy định chung. 2.4. Nội dung kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp là gì? Tuân thủ các quy định của Bộ luật kế toán hiện hành từ việc thu thập, tổng hợp các thông tin cho đến việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan trong đơn vị: các hoạt động nhận – rút dự toán và thu – chi Ngân sách. Cụ thể dựa theo thông tin về việc áp dụng chế độ kế toán; và hệ thống tài khoản HCSN của bộ Tài Chính trong QĐ 19/2006 QĐ – BTC ngày 30/3/2006 thì Kế toán hành chính sự nghiệp: – Kế toán tài sản cố định: Chủ yếu sẽ là hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định có liên quan đến TSCĐ như: mua, được cấp, thanh lý, tính hao mòn,… Ngoài ra, theo đúng cơ chế hạch toán thì các kế toán hành chính sự nghiệp cũng sẽ dựa theo giữa tính hao mòn TSCĐ đơn vị hành chính sự nghiệp để tính ra được mức khấu hao trong doanh nghiệp để hạch toán đó là: + Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp tính theo 1 lần/tháng và được tính toán cũng như hạch toán vào nghiệp vụ phát sinh cuối mỗi tháng. + Hao mòn TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp tính theo 1 lần/năm, hạch toán nghiệp vụ phát sinh tại thời điểm cuối mỗi năm. – Kế toán các khoản thu: Là các nghiệp vụ phát sinh phản ánh được rõ nét và có khả năng cho thấy sự khác nhau giữa việc hạch toán của các nguồn thu với đơn vị HCSN có thu (sẽ được hạch toán dựa trên các khoản thu sử dụng TK511) và đơn vị HCSN có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh (là được hạch toán dựa vào khoản phải thu và sử dụng TK 311). Còn những khoản phải thu trong doanh nghiệp sử dụng TK131. – Kế toán tiền và vật tư: Giống như tên gọi thì các kế toán hạch toán để phản ánh tình hình thu - chi Ngân sách Nhà nước; giao nhận dự toán, tình hình tăng - giảm các vấn đề liên quan đến tiền, vật tư. Cuối cùng là tổng hợp, báo cáo tình hình xử lý Nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ kế toán phát sinh. – Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm: Trong phần nội dung này thì các kế toán sẽ thực hiện nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tính, chi lương cùng với đó là các các khoản trích theo lương ( bảo hiểm ý tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn) trong đơn vị hành chính sự nghiệp. – Kế toán các khoản phải trả: Dựa vào những nghiệp vụ kế toán phát sinh thì các kế toán viên sẽ phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan thuộc vào đơn vị HCSN (học sinh sinh viên, nhà cung cấp... và các đối tượng khác). Nội dung kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp – Kế toán các nguồn kinh phí: Đối với nội dung này thì các kế toán viên sẽ sử dụng các bút toán kế toán liên quan đến việc tăng các loại nguồn kinh phí được cấp bởi Ngân sách Nhà nước như: kinh phí dự án, kinh phí hoạt động, … – Kế toán nguồn kinh phí kinh doanh: Nội dung này thì sẽ giúp cho các nhà quản lý đơn vị HCSN có thể biết là được nhận nguồn kinh phí từ đâu? Cách thức và tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn kinh phí đó ra sao? Và đương nhiên họ cũng sẽ biết được những hạch toán đặc trưng của của nghiệp vụ kế toán phát sinh nó có trong các doanh nghiệp hay không? – Kế toán các khoản chi: Phản ánh tình hình sử dụng nguồn kinh phí cho các hoạt động, dự án, đơn đặt hàng… của Nhà nước. – Kế toán các khoản doanh thu: Kế toán thực hiện hạch toán các khoản doanh thu trong các đơn vị HCSN có sản xuất kinh doanh. – Kế toán các khoản chi phí: Phản ánh các khoản chi phí SXKD trong đơn vị HCSN (chi lương, phụ cấp, chi NVL sản xuất, chi phân bổ CCDC, chi tính hao mòn TSCĐ,… Trên thực tế mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp đều có những yêu cầu và nội dung kế toán khác nhau, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp đều cần phải thực hiện theo đúng với quy định hiện hành của Bộ luật kế toán. Hy vọng những thông tin chia sẻ về “kế toán hành chính sự nghiệp là gì?” ở trên đã mang lại hữu ích với các bạn! Ngoài ra các bạn có thể truy cập timviec365.vn để tham khảo thêm các thông tin tuyển dụng về vị trí này.
Coi thêm ở: Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Nội dung về kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét