1. Ngân hàng điện tử là gì? Vai trò của ngân hàng điện tử 1.1. Ngân hàng điện tử là gì? Ngân hàng điện tử, hay còn được biết đến với cái tên tiếng Anh là E-Banking, là một loại hình dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch dưới dạng online với tài khoản ngân hàng. Sự khác biệt của các ngân hàng điện tử chính là khách hàng khi thực hiện các giao dịch không cần tới ATM, hay các chi nhánh, cơ sở giao dịch của ngân hàng. Để thực hiện các giao dịch thông qua ngân hàng điện tử, khách hàng cần phải truy cập qua internet hoặc kết nối với mạng viễn thông bằng các thiết bị điện tử như điện thoại smartphone, laptop, ipad,… Ngân hàng điện tử là gì? 1.2. Vai trò của ngân hàng điện tử 1.2.1. Kiểm tra thông tin Vai trò đầu tiên của ngân hàng điện tử chính là giúp khách hàng kiểm tra được các thông tin liên quan tới tài khoản ngân hàng. Một số lợi thế của các ngân hàng điện tử so với các giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh ngân hàng đó chính là: - Kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân của mình thường xuyên mà không phải tới các sở giao dịch ngân hàng - Bảo đảm bảo mật an toàn thông qua 2 chế độ: mật khẩu và mã OTP, thậm chí là có thể sử dụng dấu vân tay để truy cập vào ngân hàng điện tử - Phù hợp với xu thế giao dịch thanh toán hiện đại của thế giới khi bước vào nền công nghiệp 4.0 1.2.2. Thực hiện các giao dịch Nếu như bạn đang tìm kiếm một ứng dụng có thể tích hợp nhiều tính năng để thanh toán thì các bạn có thể sử dụng ngân hàng điện tử. Đây chính là loại hình dịch vụ không chỉ mang đến cho khách hàng sự nhanh chóng, tiện lợi mà còn mang tới rất nhiều những tính năng khác nhau kết hợp lại trong cùng 1 ứng dụng ngân hàng điện tử. Vì thế, khách hàng không cần phải đi đâu hay lo lắng việc thanh toán các giao dịch như: - Thanh toán các giao dịch liên quan tới ngân hàng như: chuyển tiền,… - Nạp thẻ điện thoại - Thanh toán tiền điện, nước - Mua vé xem phim, book vé máy bay, tàu điện, xe,… - Mua sắm Vai trò của ngân hàng điện tử 2. Ưu điểm và nhược điểm của ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử là một loại hình dịch vụ được xem là tiên tiến, bên cạnh đó ngân hàng điện tử ra đời cũng có nhiều ưu nhược điểm chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của ngân hàng điện tử. 2.1. Ưu điểm 2.1.1. Nhanh chóng, tiện lợi Ưu điểm đầu tiên của ngân hàng điện tử mà ai cũng nhắc tới chính là sự nhanh chóng, tiện lợi. Điều này xuất phát từ chính lợi ích và bản chất của các E-Banking hay ngân hàng điện tử chính là việc giảm thiểu thời gian cho khách hàng khi phải tới hay tìm kiếm các địa điểm giao dịch của ngân hàng khi có nhu cầu liên quan. Mặt khác, với sự hiện đại của công nghệ ngày càng phát triển với sự ra đời của rất nhiều các ứng dụng thương mại điện tử thì việc sử dụng ngân hàng điện tử cũng là việc rất cần thiết. Hơn thế, hầu hết khách hàng hiện nay đều có mức sống tương đối ổn định để có được 1 thiết bị điện tử có sử dụng được chức năng ngân hàng điện tử mà ai cũng muốn nhanh chóng, gọn lẹ và tiện lợi. Từ đó, ngân hàng điện tử ra đời đã đáp ứng được nhu cầu cao của khách hàng. Ưu điểm và nhược điểm của ngân hàng điện tử 2.1.2. Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu Việc sử dụng các ngân hàng điện tử cũng giúp cho khách hàng tiết kiệm được chi phí như chi phí đi lại, chi phí gửi xe, chi phí liên quan tới tài khoản ngân hàng như BSMS,… khiến cho khách hàng cảm thấy ưa chuộng và tích cực sử dụng hơn. Hơn thế, ngân hàng điện tử lại cho phép khách hàng sử dụng rất nhiều các tính năng khác tích hợp cùng nên khách hàng vì tính tiện lợi, nhanh chóng nên gia tăng lượng sử dụng ngân hàng điện tử nhiều hơn, khiến tăng doanh thu cho các ngân hàng và ngân sách của nhà nước. 2.1.3. Chăm sóc khách hàng chu đáo hơn Nhiều khi các bạn có cảm thấy rất bất tiện và mệt mỏi khi tới các điểm giao dịch của ngân hàng nhưng vì quá tải hay đông khách nên phải lấy số thứ tự và xếp hàng hay không? Thế nhưng, ngân hàng điện tử ra đời đã khắc phục được nhược điểm đó của rất nhiều các ngân hàng. Hơn thế, việc cho ra đời các ngân hàng điện tử còn giúp cho việc các ngân hàng chăm sóc khách hàng chu đáo hơn, cẩn thận hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng quá tải hay đông khách tại các điểm giao dịch của ngân hàng. 2.1.4. Cung cấp dịch vụ trọn gói và đa dạng Các ngân hàng điện tử nhìn chung sẽ cung cấp các dịch vụ trọn gói hơn là việc giao dịch trực tiếp. Việc giao dịch trực tiếp chỉ thực hiện được các giao dịch liên quan tới ngân hàng về tiền và các vật có giá trị tương đương tiền, còn ngân hàng điện tử cho phép tích hợp các tính năng khác như nạp thẻ điện thoại, đặt vé xem phim, thanh toán tiền điện, nước,… 2.1.5. Tăng khả năng cạnh tranh Việc các ngân hàng cho ra đời các ngân hàng điện tử đã thu hút nhiều khách hàng hơn bao giờ hết, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và ép buộc bản thân phải ngày càng phát triển tích cực hơn nữa nếu không muốn bị loại khỏi thị trường. 2.2. Nhược điểm 2.2.1. Rủi ro cao Việc sử dụng ngân hàng điện tử có rất nhiều các mặt ưu điểm, song vẫn còn tồn tại các hạn chế. Điển hình là rủi ro cao. Việc các bạn tới sở giao dịch hay các cây ATM sẽ được bảo vệ hơn, nhưng còn sử dụng trên các ngân hàng thương mại điện tử nếu ai đó biết được mật khẩu của bạn có thể tùy cơ làm những điều ảnh hưởng tới tài khoản ngân hàng của bạn, thậm chí là có thể ăn cắp tài khoản ngân hàng và các thông tin khác của bạn. 2.2.2. Chưa cung ứng các dịch vụ cao cấp Ngân hàng điện tử có thể tích hợp rất nhiều các tính năng khác nhau và đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Thế nhưng, những nhu cầu liên quan tới tài khoản ngân hàng như nạp tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm,… thì một số ngân hàng lại chưa có tính năng đó hay có nhưng còn rất thấp và khách hàng vẫn chưa hài lòng quá nhiều về các dịch vụ này của ngân hàng điện tử. Ưu điểm và nhược điểm của ngân hàng điện tử 2.2.3. Cần tới đường truyền mạng và các thiết bị điện tử cho phép tính năng đó Một nhược điểm rất lớn của ngân hàng điện tử cũng giống như các tên của nó vậy, đó chính là cần tới các thiết bị điện tử và đường truyền mạng để có thể thực hiện được các giao dịch tại ngân hàng điện tử. Nếu bạn đang ở một nơi không có mạng hay có tốc độ đường truyền mạng thấp thì dù bạn có ngân hàng điện tử cũng không thể sử dụng được. 3. Những lĩnh vực áp dụng ngân hàng điện tử 3.1. Mua sắm thương mại Mua sắm thương mại hiện nay là lĩnh vực áp dụng các ngân hàng điện tử nhiều nhất bởi nhu cầu mua sắm online ngày nay tăng nhanh đáng kể đến chóng mặt. Rất nhiều các ứng dụng mua sắm thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,… đều có tính năng kết hợp với thanh toán qua tài khoản ngân hàng Airpay và có nhiều ưu đãi giảm giá, voucher, freeship dành cho khách hàng. 3.2. Ăn uống Ăn uống cũng là một lĩnh vực được đánh giá là nổi trội gắn liền với thị trường ngân hàng điện tử nhiều. Khách hàng có thể mua đồ ăn, đồ uống thông qua ngân hàng điện tử nhiều kết hợp với các ứng dụng như Now, Grab Food, hay các cửa hàng có kết hợp giao hàng,… Việc sử dụng ngân hàng điện tử để đáp ứng nhu cầu ăn uống của mình cũng giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như có thể thỏa sức lựa chọn các món ăn, đồ uống phù hợp với khả năng và sở thích của mình. 3.3. Nạp thẻ Nạp thẻ cũng là tính năng đặc biệt của các ngân hàng điện tử. Với việc mất thời gian, mất công sức tìm kiếm các quầy bán thẻ, và mua các thẻ cào điện thoại, thẻ game bằng giấy với rất nhiều rủi ro khiến cho khách hàng ưa thích sử dụng ngân hàng điện tử nhiều hơn cả. Thậm chí, khi thanh toán và nạp thẻ qua ngân hàng điện tử, khách hàng còn được các mức chiết khấu và ưu đãi nhất định, nhằm tiết kiệm chi phí cho mình. Còn rất nhiều các lĩnh vực khác hiện nay cũng áp dụng ngân hàng điện tử như: du lịch, giải trí,… 4. Một số ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử Với quy mô đi kèm với chất lượng dịch vụ, chúng ta có thể nhắc đến những cái tên ngân hàng hiện nay cho phép khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, đó chính là: BIDV, Techcombank, Vietcombank, Agribank,… Đây đều là những ngân hàng có quy mô hoạt động lớn, có uy tín và được khách hàng rất tin dung, ủng hộ bởi chất lượng dịch vụ đáng tin cậy. 4.1. BIDV BIDV được biết đến là cái tên ngân hàng có lượng khách hàng rất lớn và có vị trí vững chắc trên thị trường giao dịch. Ngân hàng này cũng cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trên ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử của BIDV có thể kể đến là SmartBanking BIDV. Các bạn có thể tải ứng dụng này và tới các ngân hàng BIDV để yêu cầu cấp mật khẩu để truy cập. 4.2. Techcombank Tiếp đến chính là cái tên Techcombank, với uy tín và chất lượng phục vụ khách hàng được đặt lên hàng đầu, cũng là ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử của Techcombank có thể kể đến là E-Banking Techcombank. Các bạn có thể tải ứng dụng này. 4.3. Vietcombank Đứng thứ 3 trên thị trường chính là Vietcombank với ngân hàng điện tử được cho phép chính là Vietcombank Smart OTP nhằm gia tăng lượng khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo hơn các giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu và trả lời được câu hỏi ngân hàng điện tử là gì, hiểu được những dịch vụ tiện ích từ nhân hàng điện tử để sử dụng những dịch vụ mới nhất của ngân hàng điện tử để cuộc sống ngày càng hiện đại hơn.
Xem bài nguyên mẫu tại: Ngân hàng điện tử là gì? Có nên sử dụng ngân hàng điện tử không?
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét