Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Công chứng viên là gì? Những điều nên biết về công chứng viên

Công chứng viên là gì? Những điều nên biết về công chứng viên

  Tìm hiểu về công chứng viên Khái niệm công chứng viên Chúng ta thường gặp những người công chứng các thể loại văn bản và giấy tờ tại các văn phòng thủ tục công chứng. Những người làm công việc đó được gọi với tên chung là công chứng viên. Công chứng viên là gì? Có thể hiểu theo nghĩa chung nhất đó là những người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản giao ngược lại,. chứng thực các văn bản  được in và lập từ bản chính, chứng thực chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định trong các văn bản, công văn và giấy tờ. Công chứng viên là những người có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng về công chứng theo quy định của pháp luật, được bổ nhiệm từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Công chứng viên thực hiện cung cấp dịch vụ công cho các hoạt động của nhân dân dưới sự chỉ đạo và quy định của Nhà nước ban hành. Thực hiện các công việc về bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên khi tiến hành xác thực các giấy tờ và tài liệu. Hạn chế và phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho nhân dân, giữ gìn và ổn định trật tự xã hội. Công chứng viên hiện nay đa số là những người học thức chuyên môn và trình độ rất giỏi, có sự hiểu biết và kiến thức pháp lý sâu rộng và áp dụng pháp luật linh hoạt, chuyên sâu. Phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Vai trò của công chứng viên Chúng ta đều biết rằng công chứng viên rất cần thiết trong các hoạt động chuyên môn của nhà nước và pháp luật . Với sự can thiệp của công chứng viên, các giấy tờ và thủ tục tư pháp được giải quyết một cách gọn nhẹ và nhanh chóng, có tính xác thực và yêu cầu tương đối cao. Công chứng viên phải rất thận trọng trước khi thực hiện bất kỳ một công đoạn nào nhằm đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng, sự công bằng trong hợp đồng và cả việc bảo quản hợp đồng. Như vậy, chúng ta có thể thấy công chứng viên giữ một vị trí và vai trò chủ chốt để đảm bảo trật tự về pháp lý, có vai trò bổ trợ cho các hoạt động về tư pháp, phòng ngừa những tranh chấp không đáng có xảy ra và hạn chế rủi ro khi chứng thực trong các văn bản đúng quy định. Không những vậy vai trò quan trọng tiếp theo của công chứng viên là gì chúng ta có thể thấy thông qua các hoạt động bảo vệ quyền lợi của mọi người khi tham gia ký kết các văn bản hợp đồng. Công chứng viên với tư cách là người đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của các cá nhân và giám sát thực hiện các chức năng liên quan đến công việc một cách cụ thể và nhanh chóng nhất. Công chứng viên được coi như một người con của nhân dân, giải quyết và nắm vững những quy định và luật lệ thủ tục các văn bản,... giữ một vai trò vô cùng cần thiết và không thể thiếu đối với sự phát triển của đất nước. Điều kiện để trở thành công chứng viên là gì? Để có thể trở thành một công chứng viên không phải ai cũng làm được. Căn cứ theo Điều 8, Luật công chứng năm 2014 nếu làm công chứng viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn về yêu cầu như sau: Đó phải là các công dân Việt Nam hiện tại đang có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Là những người có phẩm chất đạo đức nhân cách tốt và có đủ các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm công chứng viên. 1. Đó là những người đạt được tấm bằng cử nhân luật; 2. Công tác với thời gian thực thi pháp luật quy định là từ 05 năm trở lên với bằng luật tại những cơ quan đơn vị thực thi pháp lý. 3. Tốt nghiệp về những khóa học đào tạo nghề công chứng và hoàn thành các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ về ngành Luật theo quy định của Luật công chứng năm 2014. 4. Phải đảm bảo các yêu cầu về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng trong lĩnh vực mà ứng viên ứng tuyển của vị trí công chứng viên. 5. Không những trình độ và tay nghề tốt mà bên cạnh đó cần có yếu tố về sức khỏe để làm nghề công chứng sao cho tốt nhất. Nếu thấy bản thân có đủ tư cách và năng lực cũng như những tiêu chuẩn đáp ứng trên bạn có thể dễ dàng thực hiện ước mơ làm công chứng viên rồi đấy nhé. Trường hợp không được làm công chứng viên Bên cạnh những tiêu chuẩn và điều kiện đủ tư cách của một công chứng viên thì Nhà nước cũng quy định cụ thể với những trường hợp không được làm công chứng viên là gì? Để biết thêm chúng ta cùng khám phá nhé. + Trước hết đó là những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có những kết tội của tòa án bằng bản án, tội đó có thể do vô ý hay cố ý đã thực hiện xong nhưng vẫn còn để lại án tích và chưa được xóa án tích. + Không được làm công chứng viên cho những trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử phạt mức án treo hay mức phạt quy định của pháp luật. + Những người bị mất hoặc bị quy định hạn chế về năng lực hành vi dân sự thì cũng không đủ điều kiện thực hiện nghề công chứng viên. + Đối với những người làm cán bộ, công chức, viên chức đã hoặc đang bị bãi nhiệm, bị kỷ luật bằng hình thức  như buộc thôi việc, cách chức. Những người đang làm quân nhân, sĩ quan, những người làm trong các đơn vị lực lượng quân đội bị kỷ luật hay cách chức vụ, tước quân hàm thì cũng không nằm trong đối tượng áp dụng đối với một công chứng viên. + những luật sư bị thu hồi chứng chỉ hành nghề và bị xử lý bằng các hình thức kỷ luật như bị xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, bị người có thẩm quyền hạ và bãi bỏ quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng vẫn đang bị thi hành án kể từ 03 năm bắt đầu từ ngày tịch thu chứng chỉ hành nghề. Nếu nằm trong những trường hợp này bạn sẽ không được làm trong vị trí công chứng viên theo quy định của pháp luật. Giúp bạn hiểu thêm về nghề công chứng viên hiện nay Công việc hàng ngày của công chứng viên Công chứng viên giải quyết và thực hiện các công việc phục vụ nhân dân hàng ngày trên tất cả các lĩnh vực có văn bản và giấy tờ tài liệu cần xử lý. Công chứng viên thực hiện các hoạt động chứng từ hóa toàn bộ các tình tiết, hành vi, những hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp, xử lý các văn bản giấy tờ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các hoạt động tư vấn, trợ giúp cho mọi khách hàng, không phân biệt trình độ hiểu biết; thực hiện tư vấn những quy định của pháp luật  đồng thời nói rõ những quyền lợi được hưởng của khách hàng cho họ được biết và thực hiện. Thực hiện giải thích rõ ràng và cặn kẽ tính chất của thỏa thuận, những hệ quả mà họ ký đã kết kết và hợp tác với nhau khi công chứng, đồng thời giúp hai bên khách hàng khi giải quyết các thủ tục quy định được hoàn chỉnh và có lợi cho cả hai bên về mặt pháp lý. Thực hiện các công việc về soạn thảo, công chứng văn bản  tư vấn giúp đỡ khách hàng, công chứng viên thực hiện các yêu cầu theo quy định được giao về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân giao phó. Những việc làm của công chứng viên là gì? Có thể là tiến hành lên dự thảo theo yêu cầu trong một vụ phân chia tài sản trong cuộc ly hôn, làm giám định hay hỗ trợ những người làm thẩm phán theo quy định về trách nhiệm và quyền hạn của họ. Công chứng viên làm các công việc của người giám hộ, người quản lý tài sản đối với những người không có nơi lương tựa, bảo vệ họ khỏi các mối đe dọa của xã hội. Cuối cùng nhiệm vụ mà họ hàng ngày làm có thể thực hiện cho khách hàng vay vốn,chuyển vốn của khách hàng vào đầu tư, lập bản kê khai hoặc kế thừa tài sản một cách chính xác nhất. Phạm vi hoạt động trên các lĩnh vực của công chứng viên tương đối rộng. Công chứng viên có thể thực hiện quyền bào chữa cho các đối tượng của mình, bảo vệ họ thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của người dân khỏi những đe dọa của xã hội. Công việc của họ vô cùng khó khăn và phải áp dụng những tiêu chuẩn tương đối khắt khe. Chính vì vậy, những người làm công chứng viên luôn có những vị trí cao trong xã hội ngày nay. Công chứng viên làm việc ở đâu? Chúng ta có thể thấy những người làm công chứng viên được rộng khắp trên cả nước. Nơi làm việc của họ có thể tại địa chỉ các văn phòng công chứng đã được sự quy định của nhà nước và đăng ký giấy phép hành nghề kinh doanh. Công chứng viên có thể làm việc tại tổ chức công chứng thuộc nhà nước hoặc tư nhân. Tổ chức và thực hiện hành nghề mở văn phòng công chứng theo chi nhánh, địa điểm giao dịch để thực hiện công việc công chứng. Nhưng đồng thời cũng cần đăng ký theo quy định và tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy họ được làm việc tại các Tòa án nhân dân của tỉnh, Trung ương, làm việc tại các Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện,... Theo quy định công chứng viên chỉ được làm việc tại một địa chỉ công chứng mà không được cùng một lúc hành nghề công chứng tại hai địa chỉ khác nhau. Chính vì vậy nếu bạn đang có một văn phòng công chứng ở nơi mà mình đang lập thì bạn không thể làm công chứng viên cho văn phòng khác. Chẳng hạn, nếu bạn đang là công chứng viên trong Tòa án, bạn không thể cùng giữ chức công chứng viên tại Ủy ban nhân dân tỉnh được. Như thế là sai quy định của nhà nước tại Điều 7 của Luật công chứng năm 2014. Học công chứng viên trong bao lâu? Nếu bạn đang muốn trở thành một công chứng viên và theo học ngành này, bạn cần đáp ứng tất cả những điều kiện để ứng tuyển vào vị trí công chứng viên là gì?. Đồng thời xét về mặt thời gian bạn cần có những yêu cầu như sau: – Thời gian khi theo học nghề công chứng viên là hoàn thành bằng cử nhân luật: Thời gian đào tạo của ngành luật thông thường sẽ là 4 năm. –Tiếp đó, khi đã hoàn thành và có bằng cử nhân luật, bạn phải đi làm và đủ điều kiện về kinh nghiệm đó là có sự hợp tác trong lĩnh vực pháp luật theo mức thời gian là 05 năm trở lên. – Về thời gian bạn cần đảm bảo là mình đã được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại tại những cơ sở chính đảm bảo hành nghề theo quy định về tiêu chuẩn của nhà nước.Thông thường bạn cần đào tạo cho thời gian học nghề này là 12 tháng. – Tiếp đến thời gian bạn cần thực hiện một khoảng thời gian về tập sự hành nghề công chứng trong một thời gian quy định ít nhất là 12 tháng. Khi thực tập tại đây xong, bạn hãy lấy giấy chứng nhận tốt nghiệp của mình và liên hệ với một tổ chức đáp ứng yêu cầu về thực tập nhân sự tại đó. Nếu bạn gặp phải những khó khăn trong vấn để này có thể đề nghị đến Sở Tư pháp ở địa phương họ sẽ hỗ trợ bạn tìm một địa chỉ thực tập sinh dễ dàng mà không gây khó khăn cho bạn khi muốn trở thành công chứng viên đâu nhé. Một hành trình đạt đến công việc của một người công chứng viên cũng không phải là dài nếu bạn có sự kiên trì và nỗ lực. Bạn cần có một khoảng thời gian tối thiểu cho công việc là 09 năm. Hơn thế nếu bạn có ý định rút ngắn thời gian học tập hơn bạn có thể áp dụng và tham gia khóa đào tạo nghề công chứng sau khi có bằng cử nhân luật, đi tập sự hành nghề khi đã có giấy chứng nhận tốt nghiệp về ngành đào tạo nghề công chứng. Không những vậy nếu bạn có sự vươn lên so với những người khác thì bạn có thể đạt được thành công nhanh hơn mà không phải với con số là 09 năm. Mức lương công chứng viên Lương là một trong những quan tâm lớn của mọi người khi làm trong lĩnh vực này. Nếu bạn mới là sinh viên ra trường và mới áp dụng hành nghề công việc công chứng viên thì mức lương của bạn sẽ trong khoảng từ 8.000.000 - 10.000.000 đồng. Khi đã làm lâu năm thì lương có thể áp dụng tăng theo bậc tùy theo các quy định của nhà nước về quy định tăng lương. Công chứng viên là một lĩnh vực mang tính chất pháp lý tương đối lớn. Sau bài viết này hi vọng bạn có thể hiểu thêm về công chứng viên là gì và từ đó nhận thấy sự quan trọng và cần thiết của ngành nghề này đối với xã hội.

Coi nguyên bài viết ở: Công chứng viên là gì? Những điều nên biết về công chứng viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét