Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Cty TNHH là gì?

Cty TNHH là gì?

  KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Cty TNHH là gì? Cty NTHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, thành lập và tồn tại độc lập với những chủ thể sở hữu công ty này. Chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp này là 2 thực thể pháp lý riêng biệt, theo đó công ty là pháp nhân còn chủ sở hữu chính là thể nhân. Trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn đều là sự ràng buộc của pháp nhân (công ty) với công việc mà pháp nhân lãnh trách nhiệm, TNHH là cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (pháp nhân), ví dụ bạn đăng ký vốn điều lệ 200tr vào công ty tnhh 1 thành viên do bạn làm chủ, công ty làm ăn thua lỗ phá sản mắc nợ 100tr thì bạn chỉ bỏ ra 100tr để thanh toán nợ , còn 100tr còn lại thuộc về bạn; trường hợp công ty nợ 500tr thì bạn chỉ cần phải thanh toán tối đa số vốn bạn bỏ vào tức là 200tr, 300tr còn lại sẽ được xóa vì bạn chỉ đăng ký vốn nhiêu đó. Trường hợp nhiều thành viên thì chia đều theo phần vốn góp vào Phân loại công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 loại hình chính như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên Chính là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Trong những năm nay mô hình kinh doanh đơn lẻ, ngoài nhà nước đang tăng trưởng vô cùng nhanh chóng. Bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho kinh tế không chỉ của các cá nhân mà còn cả nước. Mô hình kinh doanh công ty tnhh đang được đánh giá là một trong những mô hình kinh doanh tốt nhất hiện nay bởi những điểm mạnh của nó về tài chính kinh tế. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được ưu và nhược điểm của loại hình công ty TNHH là gì để có thể vận dụng hiệu quả mô hình này trong kinh doanh. Phân tích bên dưới sẽ giúp bạn phần nào. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Ưu điểm của công ty TNHH Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thì sẽ có những ưu điểm nhất định, sau đây là những ưu điểm mà loại hình công ty này mang đến cho người thành lập doanh nghiệp cũng như những người làm việc tại loại hình doanh nghiệp này. Được quyền quyết định mọi vấn đề của công ty đối với công ty tnhh 1 TV còn 2 TV cũng không quá phức tạp vì các thành viên không nhiều và thông thường cũng quen biết nhau do đó cũng rất dễ điều hành, quản lý. Vì là loại hình trách nhiệm hữu hạn nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phần vốn góp vào công ty, không liên quan gì tới tài sản cá nhân -> rủi ro thấp Đối với công ty TNHH 2 TV thì có thể xuất hiện chuyển nhượng vốn tuy nhiên được pháp luật quy định chặt chẽ nên hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát, người lạ khó có thể chen chân vào điều hành công ty Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn dễ dàng hơn so với DNTN Nhược điểm của công ty TNHH Bên cạnh những ưu điểm mà loại hình công ty TNHH mang đến cho chủ doanh nghiệp cũng như những nhân viên thì loại hình công ty này cũng có những nhược điểm nhất định, chúng ta có thể kể tới những nhược điểm đó như sau: Số lượng thành viên bị giới hạn không được vượt quá 50 Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên bị hạn chế với viêc huy động con số lớn trong thời gian ngắn Uy tín trước đối tác sẽ bị ảnh hưởng vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn Xem thêm so sánh các loại hình doanh nghiệp căn bản THUẾ THU NHẬP CỦA CÔNG TY TNHH Đối với công ty TNHH, nếu chỉ có một thành viên làm việc trong công ty thì công ty TNHH đó được coi là một thực thể không quan tâm đối với các mục đích thuế. Trừ khi có tình trạng các thuế khác được đưa ra. Thu nhập từ công ty trách nhiệm hữu hạn bị đánh thuế theo suất riêng, trạng thái của thuế mặc định đối với các công ty TNHH có nhiều thành viên chính là đối tác, được yêu cầu báo cáo về thu nhập và những tổn thất. Theo cách xử lý thuế của các công ty hợp danh, mỗi thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hàng năm sẽ nhận được báo cáo phần phân phối của thành viên về thu nhập hoặc lỗ của công ry trách nhiệm hữu hạn. Sau đó được báo cáo trên tờ khau thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, thu nhập của các công ty Cổ phần sẽ bị đánh thuế hai lần: đánh thuế ở cấp thực thể công ty và đánh thuế khi phân phối cho các cổ đông. Chính vì thế, một công ty theo loại hình công ty TNHH sẽ tiết kiệm thuế hơn so với công ty cổ phần. CÁC BIẾN THỂ CỦA CÔNG TY TNHH Công ty TNHH sẽ có các biến thể khác nhau, cùng tìm hiểu những biến thể đó là gì. Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp là một công ty trách nhiệm hữu hạn được tổ chức cho mục đích cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Thông thường, các ngành nghề mà nhà nước yêu cầu giấy phép cung cấp dịch vụ, yêu cầu hình thành PLLC. Thường thì những thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp là những chuyên gia thực hành cùng nghề như nhau, giới hạn trách nhiệm cá nhân của các thành viên không mở rộng đối với những khiếu nại sơ suất về nghiệp vụ. Chuỗi công ty trách nhiệm hữu hạn (SLLC) Chuỗi công ty trách nhiệm hữu hạn (SLLC) là một hình thức đặc biệt của một công ty trách nhiệm hữu hạn, cho phép một công ty trách nhiệm hữu hạn duy nhất tách biệt tài sản của mình thành một chuỗi riêng biệt. Ví dụ: một loạt công ty trách nhiệm hữu hạn mua các mảnh bất động sản riêng biệt có thể đặt từng mảnh thành một chuỗi riêng biệt để nếu người cho vay tịch thu (tài sản thế chấp), những công ty khác không bị ảnh hưởng. Công ty trách nhiệm hữu hạn ẩn danh Công ty trách nhiệm hữu hạn ẩn danh là công ty mà thông tin sở hữu không được nhà nước công khai. Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng bên thứ ba để đóng vai trò là nhà tổ chức và người đại diện đăng ký của công ty trách nhiệm hữu hạn.[30] Công ty trách nhiệm hữu hạn lợi nhuận thấp (L3C) Công ty trách nhiệm hữu hạn lợi nhuận thấp (L3C) là một liên doanh doanh nghiệp xã hội vì lợi nhuận, có mục tiêu đã nêu là thực hiện mục đích mang lại lợi ích xã hội, không tối đa hóa thu nhập. Đó là một cấu trúc lai kết hợp tính linh hoạt về pháp lý và thuế của công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thống, lợi ích xã hội của một tổ chức phi lợi nhuận và lợi thế định vị thương hiệu và định vị thị trường của một doanh nghiệp xã hội. SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN Công ty TNHH và Công ty Cổ phần là hai loại hình công ty phổ biến và có số lượng nhiều nhất. Chính vì thế, nhiều người phân vân không biết nên lựa chọn loại hình công ty nào để thành lập doanh nghiệp. Mỗi loại hình công ty đều có những đặc điểm riêng và mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời sẽ có những khó khăn nhất định mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Sau đây là những so sánh của 2 loại hình công ty này giúp các bạn rút ra được loại hình công ty nào phù hợp với mình. Yếu tố so sánh Công ty TNHH Công ty Cổ phần Đặc điểm Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp, nhưng không quá 50 thành viên. Phần vốn góp của tất cả các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào đều phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty. Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng để huy động vốn. Do đó khả năng tăng vốn của công ty rất hạn chế. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. Việc chuyển nhượng vốn chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty. Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là ba. Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu. Người có cổ phiếu gọi là cổ đông tức là thành viên công ty. Khi thành lập các sáng lập viên (những người có sáng kiến thành lập công ty chỉ cần phải ký 20% số cổ phiếu dự tính phát hành), số còn lại họ có thể công khai gọi vốn từ những người khác. Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra ngoài công chúng, do đó khả năng tăng vốn của công ty rất lớn. Khả năng chuyển nhượng vốn của các cổ đông dễ dàng. Họ có thể bán cổ phiếu của mình một cách tự do. Công ty cổ phần thường có đông thành viên (cổ đông) vì nó được phát hành cổ phiếu, ai mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông. Tổ chức quản lý Cơ cấu quản lý thường gọn nhẹ phụ thuộc vào số lượng thành viên. Nếu công ty có từ 11 thành viên trở xuống cơ cấu tổ chức quản trị gồm có hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất, Chủ tịch công ty và giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) điều hành. Đối với công ty có 12 thành viên trở lên phải lập thêm ban kiểm soát. Công ty cổ phần là loại công ty thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản lý rất phức tạp, do đó phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ. Việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền của ba cơ quan:   Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát . Thuận lợi Có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nên có thể huy động nhiều vốn hơn nên tạo ra khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp. Các chủ sở hữu có thể tham gia điều hành công ty, các thành viên này có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị. Trách nhiệm pháp lý hữu hạn.   Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư của họ. Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tạo ra sự đảm bảo khi đầu tư giúp các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng. Được chuyển nhượng quyền sở hữu: Các cổ phần hay quyền sở hữu công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng. Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt. Khó khăn Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn Thiếu bền vững và ổn định, chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa. Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với DNTN về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực. Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ. Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác. Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông.   Trên đây là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về cty tnhh là gì? Các bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng tìm kiếm cho mình nhiều thông tin hơn khi đọc kỹ các nội dung trên đây và tìm hiểu thêm nhiều thông tin có liên quan khác. 

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Cty TNHH là gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét