Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Điều tra hình sự là gì? Tiến trình điều tra trong những vụ án hình sự

Điều tra hình sự là gì? Tiến trình điều tra trong những vụ án hình sự

  Tìm hiểu cơ bản về nghiệp vụ điều tra hình sự Điều tra hình sự được hiểu như thế nào? Những vụ án mà người phạm tội bị các lỗi nghiêm trọng cần xử lý theo mức độ hình sự và cần thực hiện các hoạt động về điều tra chúng ta hay nghĩ đó là các hoạt động điều tra hình sự. Để hiểu chi tiết hơn về công việc này trước hết hãy nắm chắc khái niệm điều tra hình sự là gì nhé. Điều tra hình sự là giai đoạn thứ hai mà những người có thẩm quyền trong vụ tố tụng hình sự  thực hiện. Điều tra được dựa theo và căn cứ vào các quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện sự chi phối và kiểm tra giám sát của Viện kiểm sát. Thực hiện và tiến hành các biện pháp thu thập và củng cố các chứng cứ, thu thập tài liệu và thực hiện nghiên cứu những tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện tội phạm một cách kịp thời. Công việc hàng ngày của những chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ điều tra hình sự là thực hiện điều tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động của tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời đưa ra những quyết định về việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên. Dựa vào những điều tra ban đầu quyết định đưa ra những quyết định về vụ án hình sự và chuyển tất cả những tài liệu về vụ án nhằm phục vụ cho việc điều tra của Viện kiểm sát nhân dân quản lý và truy tố trách nhiệm hình sự đối với phạm nhân. Đây là một trong những hoạt động có tính chất rất quan trọng. Trách nhiệm và chính xác luôn được đặt lên hàng đầu cho những người thực hiện công việc điều tra. Vì vậy hoạt động luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu khi thực hiện nhiệm vụ. Bản chất về mặt pháp lý của điều tra hình sự Đây là một giai đoạn độc lập trong giai đoạn tố tụng hình sự của việc thiết lập tội cho phạm nhân. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thực hiện các chức năng nhiệm vụ cụ thể theo quy định của pháp luật, từ đó tiến hành áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội đã gây nên là gì, Bên cạnh đó đưa ra những ý kiến phản hồi hay kiến nghị với các cơ quan và tổ chức có các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm trong trường hợp không may do tội phạm vừa gây nên. Thời điểm của điều tra hình sự là gì? Giai đoạn điều tra được triển khai và bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành công việc tố tụng hình sự và đưa ra những quyết định, khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra, thực hiện trách nhiệm truy tố đối với bị can. Đồng thời đây cũng là lúc áp dụng các biện pháp xác lập tội đối với phạm nhân xem họ bị mức án như thế nào và xử phạt biện pháp ra sao. Bản chất của hoạt động điều tra hình sự bao gồm nội hàm của hoạt động nhận thức. Muốn nâng cao được những hiệu quả thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm yêu cầu cấp thiết là phải tìm hiểu và phải nhận thức đúng bản chất, điều tra một cách kỹ lưỡng và tuân thủ những quy định khi áp dụng các hoạt động điều tra trong thực tiễn. Từ đó không bỏ sót tội phạm và tránh tình trạng bắt nhầm vu oan cho người không có tội. Mục đích của điều tra vụ án hình sự Hoạt động điều tra hình sự được coi như là một công cụ, phương tiện khám phá tội phạm. Điều tra được bản chất, tính chất quan trọng những sự việc tội phạm gây ra đến mức độ nào. Hoạt động điều tra hình sự giúp cho người có thẩm quyền có cái nhìn đúng đắn hơn về tính chất, mức độ, sự quan trọng của vụ án. Trên cơ sở đó đưa ra những chứng cứ về vụ án và điều tra một cách chính xác nhất. Điều tra hình sự nhằm lấy lại công bằng và khách quan từ cả hai phía là người bị hại và người hai. Bên cạnh đó giải quyết và thu thập những chứng cứ quan trọng để xử lý và kết thúc vụ án một cách chính xác nhất. Mục đích của việc điều tra hình sự cũng là để chứng minh xem tội phạm là do cố tình hay vô ý gây nên. Việc làm rõ hoạt động bằng cách điều tra giúp cơ quan tố tụng có thể đánh giá một cách chính xác mức độ nguy hiểm của phạm tội là gì, tạo cơ sở cho việc xét xử và định tội chuẩn xác nhất. Vai trò của điều tra hình sự - Chúng ta cũng biết hoạt động điều tra hình sự là một trong những chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan đối với những trường hợp và hành vi phạm tội. Từ việc xác định và thông qua các chứng cứ đã thu thập được, áp dụng và thực hiện tốt nguyên tắc, làm đúng với quyền hạn và trách nhiệm trong thực tiễn , thực hiện quy định theo luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm; đem lại sự ổn định trong xã hội và giữ gìn an ninh trật tự của đất nước. - Mặt khác, điều tra hình sự giúp xã hội loại bỏ và xử lý những hành vi phạm tội xấu và không lành mạnh, những con người có thể ổn định cuộc sống hơn. Bên cạnh đó ngăn chặn kịp thời xử lý, đem lại công bằng trong việc khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác. Bên cạnh những trường hợp xử lý còn có rất nhiều người bị oan, do vậy vai trò của điều tra hình sự sẽ giúp những người không có tội được minh xét, đồng thời hạn chế những xét xử và quyết định sai lầm của tòa án khi chưa điều tra rõ sự việc. - Cuối cùng vai trò quan trọng của điều tra hình sự là gì đối với một người phạm tội? Đây là một công việc và một giai đoạn mang tính pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của người phạm tội nếu họ trong sạch. Điều tra kỹ lưỡng trước khi bước sang giai đoạn khởi tố và xét xử của Viện kiểm sát và Tòa án, góp phần tăng lên cơ sở của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Quá trình điều tra vụ án hình sự như thế nào? Trước khi tiến hành điều tra hình sự phải được sự đồng ý của tòa án địa phương và lệnh của đơn vị có thẩm quyền. Lệnh phải được ban hành ngay khi được phát hiện và đầy đủ những chứng cứ chứng cụ thể và áp dụng các biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn tội phạm thực hiện hành vi gây án của mình. Người chịu trách nhiệm là thẩm phán không được hành động theo quyền hạn tư pháp của toà án mà thực hiện thẩm quyền mang tính hành chính của mình và không được quyền tự điều tra các dữ kiện khi chưa có sự đồng ý và chưa có đủ bằng chứng kết án của tội phạm. Trường hợp những vụ án do Công tố viên cung cấp thông tin chưa đủ để kết án thì phải yêu cầu công tố viên cung cấp đầy đủ tất cả những thông tin để phục vụ cho việc điều tra. Nếu người phụ trách vụ án là công tố viên không thể cung cấp thêm thông tin, phải tạm dừng vụ điều tra lại và chưa thể kết án hay phán xét tội phạm được. Trong khi điều tra hình sự  quá trình thẩm vấn và điều tra những thông tin liên quan đến bị cáo phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong lần thẩm vấn đầu tiên của bị cáo phạm tội trước Thẩm phán, Công tố viên hay nhân viên cảnh sát, những người chịu trách nhiệm này phải thông báo rõ những hành vi phạm tội của mình và đảm bảo bị cáo phải được các quyền như sau: + Được thông báo về tội trạng của mình gây ra là như thế nào. Tuy nhiên, cảnh sát sẽ không nhất định phải nêu chính xác những điều khoản này. + Trong quá trình điều tra, tiến hành thẩm vấn về tình trạng cá nhân, điều tra những thông tin liên quan đến nhận dạng, sự việc mà bị cáo vừa gây án, đồng thời có quyền yêu cầu bị cáo tường trình lại vụ án một cách chi tiết từ đầu tới cuối. + Khi điều tra hình sự bị cáo được quyền giữ im lặng, không nói bất kỳ vấn đề gì liên quan đến vụ việc. + Bị cáo phạm tội được thông báo về quyền chọn Luật sư để có thể tiến hành bào chữa cho mình các lỗi và thông tin điều tra cho thẩm phán để giảm án đến mức thấp hơn. + Quá trình điều tra bị cáo có thể tự mình trả lời các câu hỏi và đưa ra những thuận lợi biện hộ có căn cứ cho mình. Trong quá trình điều tra bị cáo hoàn toàn có thể được biết những thông tin trên, đồng thời nếu bị cáo không những quyền và đề nghị như trên thì những chứng cứ buộc tội bị cáo hoàn toàn có thể được loại bỏ và không đủ cơ sở căn cứ để tham gia vào phiên tòa xét xử. Khi điều tra hình sự cho bị cáo, việc hỏi cung bị cáo hay nhân chứng phải được lập thành những tài liệu dưới dạng biên bản để làm chứng cứ trước Tòa. Biên bản của cảnh sát và những người điều tra phải ghi lại các tình tiết mà họ làm nhiệm vụ thẩm vấn thu thập được dưới mọi hình thức. Cảnh sát viên có quyền ghi âm làm chứng cứ cho phiên xét xử trước tòa. Mặc dù phạm vi thẩm vấn của cảnh sát rất rộng và trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cần lưu ý rõ ràng trong việc ghi biên bản. Đồng thời khi thẩm vấn và điều tra càn áp dụng những quy định của Tòa án nhân dân để phục vụ và đáp ứng yêu cầu và quá trình điều tra được thuận lợi nhất. Bên cạnh việc điều tra liên quan đến bị cáo, cảnh sát có thể điều tra những người liên quan đến vụ án như nhân chứng. Không được dùng những ý kiến của cá nhân trong việc phán xét hành vi hay tội trạng cá nhân của người phạm tội. Mọi ấn tượng và định kiến của cảnh sát đều có thể gây những ảnh hưởng nhất định đến mọi người làm công tác chuyên môn. Những bằng chứng và thông tin thu thập được trong quá trình điều tra là bằng chứng giúp cho công đoạn tiếp theo được diễn ra một cách nhanh chóng, rõ ràng và minh bạch hơn rất nhiều. Kết thúc giai đoạn điều tra các cơ quan đơn vị thu thập đủ các bằng chứng để có thể đưa ra các quyết định đình chỉ hay truy tố trách nhiệm đối với người phạm tội. Nếu người phạm tội đó đã đủ bằng chứng thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Quá trình điều tra diễn ra hết sức thận trọng và căng thẳng nhằm đem lại sự chính xác nhất và công bằng nhất từ cả hai phía. Qua bài viết trên chúng ta đã thấy được tầm quan trọng cũng như những sự cần thiết của điều tra hình sự là gì? Bên cạnh đó giúp chúng ta có được những thông tin bổ ích nhất về quá trình này.

Đọc nguyên bài viết tại: Điều tra hình sự là gì? Tiến trình điều tra trong những vụ án hình sự

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét