Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Đơn khiếu nại là gì? Thông tin cơ bản khi viết đơn khiếu nại

Đơn khiếu nại là gì? Thông tin cơ bản khi viết đơn khiếu nại

  Khái niệm về đơn khiếu nại Khiếu nại được coi là một trong những quyền của công dân hay của những đơn vị cơ quan, tổ chức. Đây là một quyền mỗi người đều có và được pháp luật bảo vệ. Quyền được ghi nhận tại Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các văn bản về khiếu nại, tố cáo. Nó có thể áp dụng đối với cán bộ, công chức, tổ chức, đơn vị, cá nhân với điều kiện phải tuân thủ theo các quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xem xét hay những quy định về hành chính, quyết định của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền khi đã xác định được căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái với pháp luật và vi phạm về những quyền lợi và cá nhân của người muốn kiện. Đơn khiếu nại là gì? Đây là một mẫu giấy tờ mà ở đó người khiếu nại cần viết để gửi lên tòa án hay những đơn vị cơ quan có thẩm quyền thực hiện hành vi trước khi xét xử và khiếu nại một ai đó. Đơn khiếu nại thể hiện ý muốn của người khiếu nại và trình bày những nội dung bên trong một cách đầy đủ, khoa học, bên cạnh đó người có thẩm quyền xem xét có thể dựa vào tờ đơn khiếu nại để xác định có đủ cơ sở để luận tội người bị khiếu nại hay không? Quyền khiếu nại của công dân thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà đối tượng thực hiện khiếu nại luôn là công dân, chịu sự tác động trực tiếp các đơn vị cơ quan hành chính nhà nước, người bị khiếu nại có thể là những chủ thể hoặc đơn vị hay cơ quan nhà nước thực hiện các công việc liên quan đến lợi ích của nhân dân. Tất cả những cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có quyền khiếu nại đối với những người làm cơ quan hành chính, của cơ quan hành chính nhà nước. Có thể nói rằng, những vi phạm từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều có thể bị xử lý và khiếu nại từ tay người dân dưới sự bảo hộ về mặt pháp lý của Luật sư có thẩm quyền được người khiếu nại chọn. Những quy định của luật khiếu nại Quyền của người viết đơn khiếu nại a) Khi viết đơn khiếu nại người viết đơn có quyền tự mình khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên hay mắc những bệnh tật thì sẽ được một người là người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; Nếu ốm đau bệnh tật không thể đích thân khiếu nại thì được quyền thực hiện ủy quyền cho những người như cha, mẹ, chồng, vợ,... làm người khiếu nại và viết đơn khiếu nại giúp. b) Có quyền nhờ sự tư vấn giúp đỡ từ luật sư để viết đơn khiếu nại, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân c) Có thể thực hiện các công việc sau khi viết đơn khiếu nại là gì? Tham gia đối thoại trực tiếp hoặc những người có thẩm quyền để ủy quyền theo những quy định về luật ủy quyền dân sự. d) Được thực hiện các quyền về dân sự như đọc, sao chép, chụp ảnh tài liệu, chứng cứ để thu thập các bằng chứng thông tin làm cơ sở viết đơn khiếu nại và thực hiện khiếu nại để giải quyết theo yêu cầu. d)Yêu cầu những đối tượng đang sử dụng các thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại để phục vụ trong thời hạn 07 ngày. Bắt đầu từ ngày có yêu cầu giao nộp thông tin cho những người có thẩm quyền xử lý. e) Được yêu cầu người thực hiện khiếu nại áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời hậu quả ảnh hưởng đến quyền lợi của người đang thực hiện khiếu nại h) Được nhận các giấy tờ văn bản, quyết định liên quan đến việc thụ lý giải quyết khiếu nại, đồng thời có quyền rút đơn khiếu nại nếu người khiếu nại không có nhu cầu khiếu nại nữa. Nghĩa vụ của người viết đơn Người khiếu nại có những nghĩa vụ khi viết đơn khiếu nại như sau: a) Thực hiện các hoạt động khiếu nại đúng với những người có thẩm quyền giải quyết. b)  Trình bày và cung cấp các thông tin, tài liệu chính xác, đúng sự thật cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời khai của mình. c) Chấp hành những quy định mà tòa án và đơn  vị có thẩm quyền giải quyết khi khiếu nại đối tượng. Đồng thời luôn tuân thủ theo sự hướng dẫn chỉ bảo của người đại diện pháp lý như luật sư hay những người xử án. Nguyên tắc khi khiếu nại Để khiếu nại người thực hiện cần áp dụng các nguyên tắc đảm bảo như sau: - Khách quan - Dân chủ - Công khai - Kịp thời Các thành phần khi khiếu nại Khi thực hiện cũng cần hiểu đơn khiếu nại là gì và thành phần có những ai. Những người tham gia khiếu nại gồm có: Chủ thể, đối tượng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử đơn khiếu nại Chủ thể - Chủ thể áp dụng và thực hiện các quyền về khiếu nại bao gồm các đối tượng như: Công dân, cán bộ, công chức các cơ quan và tổ chức là những chủ thể được tham gia khi khiếu nại. Đối tượng - Như đã nói trong khái niệm chúng ta có thể thấy đối tượng khiếu nại có thể bao gồm: Các quyết định, hành vi hành chính của những người có thẩm quyền làm việc trong cơ quan nhà nước hay những cơ quan hành chính nhà nước,... Cơ quan có thẩm quyền - Cơ quan phụ trách về giải quyết khiếu nại là cơ quan bị những khiếu nại tố cáo của nhân dân, cá nhân hay đơn vị. Hình thức khiếu nại Có hai hình thức được áp dụng khi khiếu nại đó là: Khiếu nại bằng đơn khiếu nại - Cần ghi rõ và đầy đủ các thông tin trình bày sự việc chi tiết, những lý do, vi phạm,... cụ thể để người đọc có thể hiểu được những nội dung bên trong. Khiếu nại trực tiếp - Là hình thức đến gặp trực tiếp đơn vị tổ chức giải quyết khiếu nại để thực hiện hành vi khiếu nại. Đơn vị có thẩm quyền giải quyết cần yêu cầu người khiếu nại ghi rõ và điểm chỉ theo những nội dung được quy định. Thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại Những người có thẩm quyền trong việc giải quyết những vụ việc liên quan đến khiếu nại được áp dụng các biện pháp giải quyết lần đầu tại chính cơ quan đơn vị có trách nhiệm quyết định hoặc cơ quan đơn vị bị khiếu nại trực tiếp Những trường hợp đương sự chủ thể thực hiện giải quyết khiếu nại và viết đơn khiếu nại lần đầu tiên không đồng ý với quyết định mà cơ quan đó vừa giải quyết thì có quyền khiếu kiện lên cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn hoặc lên cơ quan cấp trên hay đưa đơn khiếu nại khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Hướng dẫn những nội dung khi viết đơn khiếu nại Cách thức nộp đơn Người khiếu nại thực hiện các hành vi về khiếu nại được gửi đến những đơn vị, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền với việc nộp đơn bằng hai phương tiện: Đó là nộp đơn qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nội dung đơn khiếu nại + Nội dung đơn khiếu nại bao gồm nhiều thông tin yêu cầu người viết cần trình bày một cách rõ ràng và cụ thể về các nội dung như: - Ngày, tháng, năm viết đơn; - Tên đơn vị cơ quan tổ chức được nhận đơn; - Họ và tên đầy đủ và địa chỉ của người khiếu nại; - Họ tên địa chỉ người bị áp dụng khiếu nại - Họ và tên của cơ quan, đơn vị xét xử và có quyền và nghĩa vụ giải quyết. - Tóm tắt vụ việc khiếu nại - Quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm - Yêu cầu và các cam kết của người khiếu nại Trong đó không thể thiếu những nội dung về việc viết đơn khiếu nại là gì? Trình bày đầy đủ và mong muốn yêu cầu của người khiếu nại. Thêm vào đó cần có những chứng cứ kết hợp với các tư liệu, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại và lấy đó làm chứng cứ chứng minh việc khiếu nại của người thực hiện viết đơn khiếu nại là hoàn toàn chính xác và được chấp nhận. Cuối đơn khiếu nại là phần ký và ghi rõ họ tên của người tham gia khiếu nại. Thời gian giải quyết đơn khiếu nại Áp dụng thời gian là không quá 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, những đơn vị được yêu cầu có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải thụ lý đơn khiếu nại và phải thông báo cho người khiếu nại biết bằng những văn bản cụ thể có nêu rõ về thời điểm và các nội dung khiếu nại được chấp nhận. Đối với những trường hợp phức tạp hơn có thể giải quyết không quá 45 ngày kể từ ngày bắt đầu nhận đơn thụ lý giải quyết. Nếu những trường hợp phức tạp có thể kéo dài không quá 60 ngày kể từ ngày được thụ lý. Tại những vùng sâu vùng xa thời gian giải quyết là không quá 70 ngày. Trường hợp người khiếu nại đưa đơn kiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải có thông báo hướng dẫn cho người khiếu nại biết đến những nơi có thẩm quyền giải quyết phù hợp với họ. Trình tự nộp đơn khiếu nại - Trước hết xác định rõ đơn khiếu nại là gì?, những thủ tục cần thiết khi khiếu nại; xác định đúng đối tượng mình muốn khiếu nại đã đúng với yêu cầu thực hiện trong luật khiếu nại hay chưa? - Xác định tên cơ quan đơn vị nhiệm vụ và đủ thẩm quyền giải quyết vụ việc của mình. Khi xác định cần xem xét một cách kỹ lưỡng, tránh việc nộp hồ sơ và đơn bị sai cơ quan giải quyết vụ việc. - Soạn thảo đơn khiếu nại và hồ sơ khiếu nại theo mẫu. Điền những thông tin theo quy định và đầy đủ chính xác nhất. - Sau khi viết đơn xong nộp đơn khiếu nại; - Hoàn tất những thủ tục khiếu nại và trao lại cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. - Cuối cùng là chờ ngày đơn khiếu nại được xử lý và áp dụng thi hành thực hiện. Trường hợp nào không áp dụng giải quyết? Không phải trường hợp nào cũng được thực hiện việc khiếu nại một cách tùy tiện. Căn cứ theo quy định của Luật khiếu nại, những trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết đơn khiếu nại như: 1. Là những quyết định hành vi hành chính thực hiện trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện khi giải quyết nhiệm vụ hoặc công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc quyền chỉ đạo từ cấp trên giao xuống cấp dưới theo hình thức mệnh lệnh; quyết định chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng theo trình tự và thủ tục ban hành; quyết định thuộc phạm vi nhà nước trong việc bảo vệ bí mật về an ninh quân sự quốc phòng và đất nước không thể tiết lộ. 2. Không được giải quyết đối với những trường hợp bị khiếu nại mà không ảnh hưởng hay không liên quan trực tiếp đến quyền lợi, công việc, những vấn đề về lợi ích của cá nhân người khiếu nại; 3. Những đối tượng bị mất hành vi dân sự, không có năng lực đầy đủ và không có người bảo hộ hay người đứng đầu, người đại diện hợp pháp; 4. Người đại diện cho cá nhân, đơn  vị đứng đầu thực hiện khiếu nại mà không có đủ năng lực hay tư cách hợp pháp thực hiện khiếu nại; 5. Trường hợp không ký tên đầy đủ hoặc không có chữ ký và những yêu cầu như điểm chỉ dấu vân tay của người viết đơn khiếu nại thì cũng không đủ thẩm quyền để xử lý. 6. Trong những khoảng thời gian nhất định quy định về thời hiệu, thời hạn khiếu nại, người khiếu nại không có lý do chính đáng thì cũng không được áp dụng. 7. Những đơn khiếu nại đã thực hiện khiếu nại lần hai; 8. Những quy định thông báo về việc tạm dừng hay đình chỉ việc giải quyết đơn khiếu nại là gì? Sau thời gian 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục thực hiện đưa đơn khiếu nại và giải quyết vụ khiếu nại mình đang thực hiện; 9. Những sự kiện, vụ việc đã được khiếu nại hoặc được Tòa án thụ lý bằng các quyết định về  bản án,  đã áp dụng các quyết định do Tòa án xét xử, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án thì không nằm trong những đối tượng được thụ lý khiếu nại. Hình thức xử lý khi khiếu nại Việc xử lý kỷ luật đối với người bị khiếu nại được quy định cụ thể trong Luật khiếu nại, quy định về những hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức khi vi phạm các trong việc thực hiện quy định hay quyết định được thực hiện và xử lý tùy theo từng mức độ và trường hợp. Có thể xử lý áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Luật khiếu nại quy định về những trường hợp vi phạm như sau: + Người nào có thực hiện các hành vi sai quy định và vi phạm các quy định của pháp luật về việc khiếu nại sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng mức độ là truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà chủ thể thực hiện đã gây nên có những biện pháp xử lý áp dụng kịp thời. + Trường hợp phải áp dụng các biện pháp phải bồi thường theo quy định của pháp luật, cụ thể đối với những hành vi cố tình khiếu nại sai sự thật, lôi kéo và sử dụng hình thức ép buộc, dụ dỗ, mua chuộc những người không có liên quan, lôi kéo khu đông người và tập trung gây rối khi khiếu nại ; kích động, đám đông biểu tình và truyền bá những tư tưởng quan điểm sai lầm chống lại Nhà nước. Xúc phạm đến cơ quan tổ chức thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật và nhà nước quy định + Tất cả những trường hợp vi phạm đều bị xử lý và áp dụng các biện pháp theo đúng với quy định của pháp luật và nhà nước ban hành. Vì vậy trước khi thực hiện hoạt động khiếu nại đối với những đối tượng có liên quan cần xem xét kỹ lưỡng khi khiếu nại một ai đó. Chúng ta cần biết và nắm rõ được những nội dung khi viết đơn khiếu nại là gì? Đồng thời tìm hiểu các kiến thức khi muốn khiếu nại hay khởi tố một ai đó theo đúng trình tự và thẩm quyền của nhà nước ban hành. Từ đó có được các quyết định chính xác nhất.  

Coi nguyên bài viết ở: Đơn khiếu nại là gì? Thông tin cơ bản khi viết đơn khiếu nại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét