Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Tài khoản đối ứng là gì? Những thông tin quan trọng về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là gì? Những thông tin quan trọng về tài khoản đối ứng

Bạn là dân kế toán, có rất nhiều kiến thức chuyên môn cơ bản bạn cần phải nắm được để có thể tiến tới những kiến chức chuyên sâu và đẳng cấp hơn trong nghề. Một trong những vấn đề dân kế toán cần hiểu rõ chính là hiểu về tài khoản đối ứng. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu được tài khoản đối ứng là gì? Những thông tin cơ bản cần nắm được đối với tài khoản đối ứng. Tài khoản đối ứng là gì? Tài khoản đối ứng chính là tài khoản phát sinh giữa bên nợ bằng bên có, tài khoản này ứng với tài khoản kia. Đối ứng tài khoản chính là phương pháp thông tin, kiểm tra quá trình vận động của các đối tượng kế toán theo các mối quan hệ biện chứng được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh. Yếu tố tạo nên phương pháp đối ứng Để có thể đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin tổng hợp về sự vận động của các đối tượng kế toán và phản ánh các mối liên hệ giữa nhiều mặt và nhiều hiện tượng khác nhau, phương pháp đối ứng được cấu thành bởi 2 yếu tố đó chính là: Tài khoản kế toán và các quan hệ đối ứng kế toán. Tác dụng của phương pháp đối ứng tài khoản Đối ứng tài khoản là phương pháp nối tiếp các chứng từ nhằm cung cấp các thông tin tổng hợp đối với từng loại đối tượng kế toán cũng như là phản ánh các mối liên hệ giữa các loại đối tượng thông qua từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, được sử dụng làm cơ sở để lập ra các báo cáo kế toán một cách chính xác. Đối ứng tài khoản có vị trí quan trọng trong việc quản lý từng đối tượng riêng biệt của kế toán thông qua các hệ thống tài khoản kế toán. Đó còn là bước thực hiện các nghiệp vụ cơ bản mà không thể thiếu của kế toán trước khi tiến hành lập các báo cáo kế toán. Các quan hệ đối ứng tài khoản Quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản Đối ứng tài khoản có 4 loại đối ứng tài khoản bao gồm: Tài sản tăng – tài sản giảm: Tăng tài sản này, giảm tài sản khác tương ứng, loại nghiệp vụ này xảy ra chỉ ảnh hưởng trong nội bộ tài sản, chỉ làm thay đổi khi kết cấu cảu tài sản không bị thay đổi, tổng số tài sản. Theo đó, đẳng thức kế toán không bị thay đổi. Nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm: Tăng nguôn vốn này và giảm tương ứng đối với nguồn vốn khác. Nghiệp vụ này xảy ra làm thay đổi kết cấu nguồn vốn mà không làm thay đổi tổng số nguồn vốn. Về độ cân bằng của đẳng thức kế toán cơ bản không thay đổi. Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng: Loại nghiệp vụ này làm tăng quy mô nguồn vốn, tài sản đều tăng lên một lượng như nhau. Về tính cân bằng về lượng giữa nguồn vốn và tài sản không bị ảnh hưởng. Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm: Loại nghiệp vụ này sẽ làm giảm nguy cơ nguồn vốn, tài sản và nguồn vốn sẽ đều giảm cùng lượng như nhau, tuy nhiên tổng số tài sản và nguồn vốn vẫn ở mức cân bằng. Quan hệ đối ứng tài khoản trung gian Ngoài 4 loại đối ứng kế toán cơ bản, còn có các quan hệ đối với trung gian, bao gồm 4 loại đối ứng trung gian có liên quan đến các đối tượng tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí như sau: Giảm tài sản, phát sinh chi phí Tăng tài sản, phát sinh thu nhập. Giảm nguồn vốn, phát sinh thu nhập. Tăng nguồn vốn, phát sinh chi phí. Phương pháp ghi sổ kép Khái quát Sau khi kế toán viên đã xác định được một nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc vào bất kỳ các mối quan hệ đối ứng kế toán nào thì kế toán sẽ tiến hành ghi chép nghiệp vụ đó vào sổ ghi chép, nhằm phản ánh những nghiệp vụ kế toán phát sinh đối với ít nhất là 2 tài khoản theo mối quan hệ đối ứng vốn có. Điều đó có nghĩa là cần ghi ít nhất 2 lần cùng một số tiền vào ít nhất 2 tài khoản có mối quan hệ đối ứng. Như thế, ghi sổ kéo chính là phương pháp ghi vào bên nợ của ít nhất một tài khoản, cùng với đó là ghi vào bên “ Có” của ít nhất là một tài khoản khác với một số tiền như nhau. Nguyên tắc ghi sổ kép Khi ghi sổ kép. Các kế toán viên cần tuân thủ 3 nguyên tắc ghi sổ kép cơ bản đối với nghiệp vụ kinh tế ohats sinh: Ghi đồng thời cả 2 tài khoản kế toán trở lên. Phải ghi theo mối quan hệ đối ứng Nợ - Có. Tổng số phát sinh của bên Nợ của những tài khoản luôn bằng tổng số phát sinh bên “Có” của các tài khoản có mối quan hệ đối ứng. Trình tự ghi sổ kép Trước khi ghi vào sổ kép thì kế toán viên cần xác định thời điểm ghi sổ kép và giá trị ghi sổ. Tùy vào từng thỏa thuận của hai bên mua và bán trong hợp đồng, nghiệp vụ phát sinh này sẽ được ghi sổ doanh khi doanh nghiệp đó chuyển hàng đến cho khách hàng hoặc là khi khách nhận được hàng. Ngoài ra, đối với trường hợp ghi sổ nghiệp vụ phát sinh này cũng sẽ được ghi khi doanh nghiệp xuất hóa đơn hoặc là chuyển tiền thanh toán. Kế toán viên cần ghi sổ dựa trên nguyên tắc giá phí (giá trị lúc phát sinh nghiệp vụ). Tiếp đến, kế toán viên cần xác định nghiệp vụ sẽ được ghi Nợ vào những khoản nào, ghi Có vào những tài khoản này, số tiền được ghi trong mỗi tài khoản là bao nhiêu. Lưu ý: Bạn không nên gộp những tài khoản đơn giản thành một định khoản phức tạp. Bởi vì điều đó sẽ gây khó khăn cho việc ghi chép, kiểm tra và đối chiếu số liệu. Cuối cùng, các bạn cần “Mở đủ tài khoản” để ghi các định khoản. Trên đây là thông tin cơ bản giúp các bạn hiểu được tài khoản đối ứng là gì và những điều liên quan. Chắc chắn các bạn là dân kế toán sẽ đặc biệt quan tâm và thích thú với nội dung mà chúng tôi cung cấp. Chúc các bạn thành công trong từng nghiệp vụ của mình.

Đọc nguyên bài viết tại: Tài khoản đối ứng là gì? Những thông tin quan trọng về tài khoản đối ứng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét