Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Luật thương mại mới nhất áp dụng cho hoạt động thương mại 2019

Luật thương mại mới nhất áp dụng cho hoạt động thương mại 2019

  Khái niệm chung về luật thương mại Chúng ta cùng tìm hiểu xem luật thương mại là bộ luật như thế nào? Trước hết đây là bộ luật bao gồm tổng thể các quy phạm quy định cụ thể của pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thực hiện các lĩnh vực trong các hoạt động thương mại như kinh doanh, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm tạo thuận lợi về công bằng và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thương mại , được sự quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyết định. Có thể nói Luật thương mại là một bộ luật điển hình và phổ biến nhằm điều chỉnh các mối quan hệ của các quốc gia không chỉ trên nước ta mà còn trên toàn thế giới. Đem lại sự công bằng cho các chủ thể thương mại trong các lĩnh vực, giải quyết những tranh chấp không đáng có và góp phần điều chỉnh các hành vi không hợp lệ. Hiện nay, Luật Thương mại mới nhất là luật 2005 số 36/2005/QH11 của Quốc hội, Bộ luật có hiệu lực và được áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01/2006. Không những vậy, hiện nay tất cả thương nhân buôn bán kinh tế trao đổi, sản xuất và nắm vững cho mình những kiến thức về Luật thương mại để sau này có thể áp dụng cho tất cả các tình huống và biết được mình đang làm đúng hay làm sai. Vai trò của luật thương mại + Đối với nhà nước Chúng ta nhận thấy rằng nếu nhà nước không có pháp luật thì các hoạt động có thể thực sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn và không có hướng giải quyết đúng đắn. Cũng như luật thương mại, nếu không có nó những doanh nghiệp không thể buôn bán với nhau một cách bình đẳng, việc giải quyết ai đúng ai sai sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Trong hoạt động của nhà nước, Luật thương mại là văn bản pháp lý thực hiện trách nhiệm và ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo hoạt động, đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng, giải quyết về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các  chủ thể kinh doanh với nhau. Luật thương mại còn là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô một cách hiệu quả nhất. Nắm bắt những thay đổi và xu hướng của nền kinh tế. Không những vậy, luật thương mại giúp Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của các thương nhân nhanh chóng, thuận lợi, là hành lang pháp lý bảo vệ những lợi ích chủ thể của các thương nhân trong hoạt động kinh doanh của đất nước trong thời kỳ hội nhập. + Đối với các chủ thể thương nhân khi kinh doanh Trong luật thương mại mới nhất mà chúng ta áp dụng Luật thương mại đem lại những lợi ích về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tiễn cho các chủ thể kinh doanh thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Trong luật luôn luôn ghi nhận, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của các chủ thể kinh doanh. Luật thương mại còn là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh từ khi bắt đầu thành lập những cơ sở hoạt động đến quá trình đang hoạt động và cuối cùng là giải thể và phá sản. Ràng buộc và quy định doanh nghiệp phải thực hiện và áp dụng theo đúng với quy trình và điều kiện, phạm vi, nội dung trong luật nhà nước đã áp dụng cho đối tượng là chủ thể thương mại kinh doanh. Một số quy định chung cần nắm trong luật thương mại Luật quy định chi tiết về những nội dung mà mọi chủ thể cần thực hiện, những chế độ, chính sách quy định chung mà mọi thương nhân cần nắm. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé. Chủ thể thực hiện luật thương mại Có thể nhận định những chủ thể kinh doanh theo hai hình thức phân loại để xác định chủ thể được đáp dụng bộ luật mới nhất này. + Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn: Đó có thể là các chủ thể có vốn đầu tư Nhà nước, chủ thể nằm trong thành phần kinh tế tư nhân, chủ thể đó có thể là đang có vốn đầu tư ở nước ngoài. Do vậy căn cứ vào hình thức này chúng ta có thể áp dụng để thực hiện. + Căn cứ vào hình thức pháp lý: Đó có thể là các chủ thể thuộc khối doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chuyên về hợp tác, hoặc những người kinh doanh tập thể. Chủ thể áp dụng là các chủ thể kinh doanh bao gồm: Các cá nhân, tổ chức, đang thực hiện các hoạt động kinh tế phát sinh và nhằm đem lại mục đích là thu được những lợi nhuận về kinh tế và tăng thêm thu nhập bằng nhiều lĩnh vực kinh doanh trao đổi hàng hóa khác nhau. Chủ thể kinh doanh thường có những đặc trưng nhất định. Thông thường đó là những chủ mang tính chất gắn liền với tài sản. Là các hoạt động mà doanh nghiệp mang tính chất nghề nghiệp, thực hiện các hoạt động về thương mại, kinh doanh của các chủ thể. Các chủ thể kinh doanh có thể là những cá nhân hoặc tổ chức theo quy định của Luật 2005. Tất cả những người là thương nhân hoạt động thương mại thì phải áp dụng theo bộ luật quy định về việc thực hiện luật thương mại mới nhất này. Đó còn có thể là những tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực về kinh tế, thương mại. Những quy định cụ thể của Chính Phủ trong việc áp dụng Luật thương mại đối với cá nhân buôn bán không theo hình thức tập thể mà hoạt động một cách độc lập, thường xuyên, những cá nhân hoạt động một cách tự do mà không phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Đó là những chủ thể nằm trong phạm vi áp dụng luật thương mại mới nhất năm 2005, cho đến năm 2019 hiện nay vẫn còn đang áp dụng, nếu bạn là một trong những người thuộc trường hợp trong quy định trên thì bạn phải nắm chắc nội dung và áp dụng một cách cụ thể để đúng với những gì nhà nước quy định. Phạm vi điều chỉnh trong luật thương mại Tại quy định mới nhất về luật thương mại có quy định về phạm vi mà luật áp dụng. Theo đó phạm vi điều chỉnh của luật được quy định như sau; Đó là tất cả các hoạt động thương mại đang diễn ra, đang trao đổi và được thực hiện trên lãnh thổ của đất nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là những hoạt oạt động thương mại được các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp hai bên thoả thuận là họ sẽ áp dụng Luật thương mại hoặc luật nước ngoài, mà nước Việt Nam là một thành viên trong số đó thì buộc phải tuân thủ những quy định đã được ban hành tại Luật thương mại mới nhất. Những hoạt động trao đổi kinh doanh thương mại mà không phát sinh các khoản lợi ích về lợi nhuận, trong trường hợp đó nếu như hai bên chọn Luật thương mại làm căn cứ thì có thể sử dụng luật thương mại để áp dụng cho trường hợp này. Nguồn của luật thương mại Được hiểu là tổng hợp tất cả các văn bản mà chứa đựng những quy định và quy phạm pháp luật, thực hiện điều chỉnh các hành vi, hoạt động của chủ thể khi kinh doanh và hoạt động của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý cũng như điều chỉnh các hoạt động của thương nhân. Nguồn của Luật thương mại mới nhất được hình thành từ những văn bản sau: + Hiến pháp + Các điều ước quốc tế + Các Bộ Luật và Luật quy định + Được hình thành dựa trên các Thông tư, Nghị định, Pháp lệnh của nước Việt Nam + Được thành lập trên cơ sở tập quán thương mại, các điều lệ ở trong nước và quốc tế. Dựa trên những quy định trên Luật thương mại được thông qua và hình thành. Từ đó chúng ta có thể áp dụng và triển khai để thu được các kết quả tốt nhất. Dựa trên cơ sở đó ban hành những chế tài xử phạt trong việc vi phạm về luật thương mại, phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nhà nước. Qua bài viết trên, những thông tin về luật thương mại mới nhất đã được áp dụng của nước ta hiện nay. Đối với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thông tin về luật là vô cùng cần thiết. Vì vậy bạn hãy tìm hiểu kỹ từ những thông tin của chúng tôi nhé.  

Coi thêm tại: Luật thương mại mới nhất áp dụng cho hoạt động thương mại 2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét