Khái niệm mức lương tối thiểu vùng Chúng ta vẫn thường nghe mức lương tối thiểu vùng khi tính toán đến các khoản tiền lương của mỗi người lao động. Vậy mức lương tối thiểu vùng được hiểu với nghĩa như thế nào? Mức lương tối thiểu vùng theo quy định chúng ta có thể hiểu đây là mức thấp nhất được áp dụng làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động trao đổi và ký kết hợp đồng làm việc về vấn đề trả lương. Trong đó họ có thể thương lượng về mức lương trả cho người lao động làm việc trong những môi trường và các điều kiện lao động bình thường, bảo đảm họ có thể thực hiện đầy đủ về thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành công việc được giao với các yêu cầu như: + Mức lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng khi họ làm các công việc giản đơn nhất; + Mức lương trả phải đảm bảo cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động khi họ đã được đào tạo và học nghề để đáp ứng các quy định cụ thể làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức. Mức lương tối thiểu vùng 2019 được quy định tăng so với những năm trước. Đồng thời với mức lương này người lao động có thể lấy đó làm cố gắng hoàn thành tốt tất cả những công việc và nâng cao trình độ chuyên môn của mình hơn. Tìm hiểu mức lương tối thiểu vùng 2019 Năm 2019 mước lương tối thiểu vùng tăng bao nhiêu? Theo quy định của Nhà nước bắt đầu từ ngày 01/01/2019, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho người lao động sẽ có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, khi người lao động làm việc và sản xuất tại các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp vùng I được quy định là 4.180.000 đồng, mức lương tối thiểu vùng II là 3.710.000 đồng, vùng III là 3.250.000 đồng, và mức lương áp dụng tại vùng IV là 2.920.000 đồng. So với những năm trước, mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định sẽ cao hơn khoảng 160.000-200.000 đồng mỗi tháng so với năm 2018 taij 4 vùng trên cả nước. Người được áp dụng mức lương tối thiểu vùng là các đối tượng hiện tại đang làm việc trong doanh nghiệp được quy định tại Bộ Luật lao động, đang làm việc tại trang trại, hộ gia đình, hay các hợp tác xã, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có sử dụng lao động về làm việc tại cơ quan. Bên cạnh đó không chỉ là các doanh nghiệp tại Việt Nam mà cả những cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài hiện đang làm việc và thành lập doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tại Việt Nam cũng được hưởng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nước. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng cho doanh nghiệp Trong năm 2019 những thay đổi về mức lương tối thiểu vùng cho doanh nghiệp cũng được lưu ý đáng kể. Về nguyên tắc, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì họ phải tuân thủ quy định lương của vùng đó. Không được áp dụng theo đang ở địa bàn này nhưng lại áp dụng mức lương tại địa bàn khác. Kể cả trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh thuộc nhiều địa bàn khác nhau của mỗi vùng miền, cũng phải áp dụng quy định đóng ở đơn vị nào thì ở áp dụng triển khai trả lương cho người lao động với mức lương tối thiểu vùng 2019 quy định đối với công ty hay chi nhánh tại địa bàn đó. Những địa bàn thuộc vào khu có mức lương tối thiểu vùng cao nhất là những doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn theo quy định của Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nếu như doanh nghiệp có thay đổi tên hay chi nhánh mà lại ở trong khu vực khác, chưa có sự chỉ đạo thì vẫn áp dụng với mức lương tại khu vực cũ và đợi sự xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền về mức lương tối thiểu vùng. Những doanh nghiệp mới được tách ra từ những công ty mẹ lớn hơn, khi chưa đăng ký giấy phép kinh doanh có thể theo quy định, áp dụng mức lương như mức lương tại công ty cũ. Khi đã đăng ký giấy phép hoạt động được áp dụng theo mức lương của vùng mới như quy định. Thay đổi về việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được quy định phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn và yêu cầu, đảm bảo như quy định sau: a) Doanh nghiệp tiến hành các công việc về trả lương cho người lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng khi người lao động thực hiện các công việc ở mức độ đơn giản nhất. b) Phải tính và trả lương cơ bản cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng khi người lao động đáp ứng được các công việc đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao, yêu cầu tay nghề làm viejc, có kinh nghiệm, trong khi đó người lao động đã được học nghề, đào tạo nghề thì phải hưởng mức lương ưu đãi hơn so với những người chưa có tay nghề. Những người lao động đã qua học nghề, đào tạo có thể là những người có đủ các yêu cầu đề ra như sau: - Người lao động đã được nhận bằng nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ về các lĩnh vực ứng tuyển, là ngườ đã có bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, bằng tiến sĩ bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề theo những quy định của Nhà nước và nằm trong đối tượng thuộc đối tượng có kinh nghiệm và các kỹ năng, bằng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng trong doanh nghiệp. - Là những đối tượng lao động đã được các trung tâm dạy nghề học nghề thường xuyên, họ có trong tay các chứng chỉ nghề sơ cấp, các loại bằng nghề về những công việc đang nằm trong vị trí mà mình ứng tuyển. Mức lương sẽ cao hơn so với những người ở giai đoạn bắt đầu mà không có bằng cấp. - Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm; - Những trường hợp là người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ đã được học tập và làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tại nước ngoài; Người được doanh nghiệp đào tạo và bồi dưỡng các công việc về dạy nghề,... c) Áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2019 của Nhà nước, doanh nghiệp không được phép cắt giảm hay thực hiện xóa bỏ các chế độ quy định về tiền lương khi người lao động muốn làm thêm việc vào ban đêm hoặc tăng ca làm việc theo giờ. Có những chế độ đãi ngộ và trợ cấp cho người lao động khi họ phải làm việc một cách nặng nhọc, độc hại. Bổ sung chế độ đặc biệt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, công việc có nhiều khó khăn,... Mức lương tối thiểu vùng tăng bảo hiểm xã hội như thế nào? Nhiều người đi làm mà không biết những thông tin về mức lương của mình tăng mà không biết số tiền đóng cho bảo hiểm xã hội có tăng hay không? Đây có thể là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế theo quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, khi người lao động tham gia quá trình, công việc phát sinh tiền lương thì bắt buộc họ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo như quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cũng như mọi năm về trước, khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì bảo hiểm xã hội phải thay đổi sao cho đáp ứng đúng với nhu cầu tăng lương trên thực tế. Nếu mức lương tối thiểu vùng năm 2019 thay đổi thì mức tiền lương doanh nghiệp đóng cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động phải được điều chỉnh sao cho mức lương tham gia bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Vì vậy nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này bạn có thể được giải đáp dựa theo những thông tin bổ ích từ trên. Nếu doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động thấp hơn mức lương quy định thì người lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp đóng đúng với số tiền theo quy định. Đồng thời nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ có những chế tài của pháp luật xử lý trong trường hợp này. Mức lương tối thiểu vùng tăng doanh nghiệp cần làm gì? - Kiểm tra lại mức lương đang áp dụng Khi mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng doanh nghiệp cần rà soát, nắm rõ lại mức lương của mình trả cho nhân viên lao động đã đúng hay chưa. Bên cạnh đó doanh nghiệp không được thực hiện trả lương sai với quy định là thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng đã quy định. Đối với người lao động đang bị doanh nghiệp trả lương nếu thấp hơn mức lương ban đầu về mức lương tối thiểu vùng phải có những thỏa thuận và yêu cầu tăng lương sao cho phù hợp nhất theo quy định của Nhà nước. - Kiểm tra lại bảng lương Doanh nghiệp cần xem xét lại những bảng lương mà mình chi trả cho người lao động. Nếu mức lương đăng ký bảng lương thấp hơn mức lương quy định cần điều chỉnh lại cho chính xác và phù hợp và có thể công khai bảng lương cho nhân viên trong công ty để họ được biết mức lương mới mà mình được chi trả là bao nhiêu. - Kiểm tra về bảo hiểm xã hội Không những chỉ cần xem lại bảng lương hay mức lương mà doanh nghiệp cũng cần chú ý đến bảo hiểm xã hội. Khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì bảo hiểm xã hội cũng có sự biến động và thay đổi theo đó. Những trường hợp các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội với mức lương hiện tại đang thấp hơn lương quy định thì phải điều chỉnh lại bằng cách tăng lương cho phù hợp. Bên cạnh đó khi đã tăng lương thì phải làm những thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cao hơn mức ban đầu đã được trao đổi và thương lượng. Những thông tin về mức lương tối thiểu vùng 2019 chúng tôi đã cung cấp cho bạn từ bài viết trên. Hi vọng bạn sẽ tìm được nhiều tài liệu về vấn đề mà mình lo lắng.
Đọc nguyên bài viết tại: Mức lương tối thiểu vùng 2019 thay đổi như thế nào cho lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét