Tại chức là gì? Thông thường chúng ta hay nhắc đến các hình thức đào tạo như cao đẳng, đại học, trung cấp, tại chức,... Tại chức cũng là một hình thức đào tạo có giá trị tương đương với loại bằng đại học chính quy khác nhau về hình thức đào tạo và loại hình đào tạo. Nếu như so với các loại bằng đại học nghiêng về đào tạo sinh viên theo học chuyên sâu thì hệ tại chức là gì? Đó là những chương trình dành cho những người vừa học vừa làm , mục đích của họ là muốn bổ sung kiến thức hoặc bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ mà mình đang làm nhằm nâng cao sự hiểu biết của bản thân và cải thiện chất lượng đào tạo. Những người học tại chức chương trình đào tạo cũng giống và tương đương như hệ đại học chính quy. Hiện nay bằng đại học về tại chức ngày càng có giá trị và được coi trọng, được tuyển dụng trong những cơ quan và doanh nghiệp và được trọng dụng như những người tốt nghiệp đại học bình thường Do vậy nếu bạn muốn đào tạo và học tại chức thì cũng có thể yên tâm hơn với chương trình này để được nhiều lợi thế và cơ hội xin việc hơn, rèn luyện thêm những kỹ năng và hiểu biết để mình được làm những công việc theo đúng với sở thích của mình nhé. Những kiến thức đào tạo hệ tại chức hiện nay Rất nhiều người không đủ cơ hội và khả năng để học hệ đại học và chính quy thì có thể chuyển sang hình thức đào tạo là hệ tại chức. Thay vì theo học liền mạch theo một trình tự thời gian nhất định thì hệ tại chức có thể có nhiều những thuận lợi và cơ hội thích hợp khi xin vào một công việc nào đó. Quy định về thời gian học tại chức Hình thức học tại chức chủ yếu dành cho những người không có nhiều thời gian nên đa số được đào tạo thời gian là vào buổi tối. Người vừa học vừa làm có thể thu xếp công việc mà mình đang làm dở và chuyển sang hình thức vào buổi tối để không phải mất thời gian đi học ban ngày và không phải dừng công việc mình đang làm để đi học. Do vậy chương trình học, môn học , hình thức thi của hệ tại chức hầu hết là được tiến hành vào buổi tối. Học tại chức có giá trị như thế nào? Nhiều người cho rằng học tại chức hầu như không được trọng dụng và ưu tiên khi đi xin việc như bằng chính quy. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng về những lý do này. Bằng tại chức hiện nay đã được nhà nước công nhận có giá trị tương đương như một tấm bằng chính quy. Về hình thức đào tạo hay chất lượng, không thể nhìn mặt bằng chung mà đánh giá được. Do vậy hệ tại chức hiện nay luôn được đối xử một cách công bằng và có thể làm cơ sở để đánh giá chất lượng và tạo cơ sở kiến thức bồi dưỡng cho những người chưa được đào tạo để họ được tiến bộ hơn trong nhiều lĩnh vực. Không nên nhìn nhận và đánh đổi chất lượng bằng mọi giá. Vì chính chất lượng sẽ làm nên thương hiệu, bằng tại chức là một yếu tố quan trọng để có được niềm tin của người học lẫn dư luận xã hội. Người học cần cố gắng phát huy được những thế mạnh và ưu điểm của mình để từ đó xã hội có cái nhìn khác về những người theo học bằng tại chức. Hiện nay, trong quá trình tiếp xúc với các doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy rằng họ dựa vào năng lực để đánh giá chứ không hẳn nhìn vào bằng cấp. Trong khi hệ tại chức là gì? Đây là một hệ đào tạo đáp ứng được nhu cầu học tập, nâng cao trình độ mà vẫn đảm bảo được thời gian để người học có cơ hội đi làm, có thu nhập để trang trải cuộc sống. Nếu người học chọn lựa những cơ hội và chọn được các trường có chất lượng đào tạo hệ tại chức tốt, uy tín, học tập nghiêm túc thì cơ hội việc làm của người tốt nghiệp hệ tại chức là ngang bằng với những hệ đào tạo chính quy. Do vậy giá trị của tấm bằng tại chức vì thế mà cũng được đề cao. Với hình thức hệ tại chức mọi người vẫn có thể thi tuyển công chức tại nhiều nơi trên cả nước. Đồng thời các chính sách công nhận về hệ tại chức cũng được các cơ quan nhà nước áp dụng trong các chế độ thi và tuyển dụng người vào biên chế nhà nước. Ưu điểm khi học tại chức Nhiều người vẫn thường quan niệm tấm bằng tại chức nếu đem ra so sánh và tính giá trị thì không thể bằng tấm bằng của hệ chính quy. Nó có thể đúng nhưng chúng ta có thể nhìn vào kết quả và cơ hội có việc làm sẽ phân biệt được đâu là bằng xin việc được nhiều hơn. Nếu những người tốt nghiệp bằng chính quy với chất lượng đầu ra kém, chỉ chuyên về học lý thuyết mà không có những kiến thức về thực tế thì sẽ rất khó để xin được cơ hội việc làm. Mặt khác, nếu bạn tốt nghiệp tại chức mà chất lượng đầu ra chuẩn và đảm bảo thì bạn vẫn có được những công việc tốt , phù hợp với nhiều nhà tuyển dụng . Một số yếu tố nữa cũng cần thay đổi từ phía bản thân bạn như năng lực và chí tiến thủ để nhà tuyển dụng có thể lựa chọn những người học hệ tại chức hơn. Bên cạnh nếu học tại chức bạn có thể tiết kiệm được thời gian, đào tạo ngắn, trong khi đó lượng kiến thức chuyên môn vẫn được đáp ứng một cách đầy đủ mà không cần mất 4 năm đào tạo như hệ chính quy thông thường. Nhược điểm của hình thức đào tạo tại chức Hình thức đào tạo tại chức là gì cũng như những yếu kém hay hạn chế của nó là những vấn đề nhiều người quan tâm. Bên cạnh hình thức đào tạo có các thuận lợi nó cũng có rất nhiều những hạn chế bất cập cần được quan tâm và chú ý. Nếu như những ưu điểm nổi bật của hệ tại chức là không mất nhiều thời gian mà vẫn học được nhiều kiến thức, vừa đi làm kiếm thêm thu nhập được thì hạn chế của nó cũng tương đối nhiều. Có nhiều trường hợp sinh viên học kém với ý thức chưa thực sự cố gắng không thể thi được vào đại học chính quy thì sẽ chuyển sang đi học tại chức. Đây là một trong những mối lo lớn về chất lượng của hình thức đào tạo này đối với những cơ sở đào tạo. Một vấn đề quan trọng nữa đối với tại chức đó là việc tuyển dụng cho bằng được, tuyển cho đủ số lượng làm giảng viên mà chọn những người không đủ trình độ hay năng lực đào tạo trong hệ tại chức cũng kéo theo những tiêu cực trong công tác đào tạo tại chức. Tiếp đến, hệ tại chức có thể có những bất cập rất lớn về chất lượng đào tạo. Chất lượng đầu vào có thể chưa được cao và chương trình đào tạo lại bị cắt xén, thu gọn, chỉ chiếm khoảng 60-80% chương trình chính quy, người đào tạo cũng như người tuyển dụng sẽ khó có thể lựa chọn được người có đủ trình độ và tư cách khi chương trình học của họ không đảm bảo được nội dung. Cùng với đó, quá trình quản lý đào tạo trong hệ tại chức chưa được thiết lập một cách chặt chẽ, còn bị buông lỏng, có sự hời hợt và chưa thực sự cố gắng. Về phía sinh viên, khi học đào tạo theo hệ tại chức thường có một số thành phần coi đi học là để chống chế, học cho có bằng và không coi trọng về chất lượng giảng dậy cũng như sự cố gắng của bản thân mình, dẫn đến đầu ra chất lượng bị hạ thấp và không đáp ứng đủ các tiêu chí so vói nhu cầu tuyển dụng của những cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Bằng tại chức khác gì so với bằng chính quy? Như những gì chúng ta thấy đề so sánh bằng tại chức và bằng chính quy cũng có những điểm giống và khác nhau nhất định. Giống nhau Điểm giống nhau ở chỗ đây là hai hình thức đào tạo nhằm cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, phục vụ đào tạo đầu ra theo đúng chất lượng và tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hai hình thức này đều phải thực hiện thi tuyển, trải qua những sàng lọc nhất định để lựa chọn người phù hợp với số điểm ban đầu để học những ngành học mà bản thân họ mong muốn. Bên cạnh đó khi theo học hai hình thức trên, người học đại học và tại chức cần phải hoàn thành các chương trình đào tạo, tích lũy tín chỉ và tổng số tín chỉ đủ theo quy định thì mới được ra trường. Ví dụ như chúng ta cần nắm những thông tin về số tín chỉ tích lũy của hệ tại chức là gì ? Hay được đăng ký tối đa bao nhiêu học phần trong một học kỳ của hệ đại học chính quy,... Bên cạnh đó hai hình thức này đều tương đương nhau và được công nhận là bằng có giá trị và được tất cả các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước tuyển dụng khi cần nguồn nhân lực. Khác nhau Đầu tiên sự khác nhau giữa chính quy và tại chức chúng ta có thể tìm hiểu từ công tác tuyển sinh đầu vào, chất lượng, quá trình đào tạo, kết quả đào tạo của cả hai loại hình trên. Hệ đại học tại chức hay còn gọi là hệ đại học vừa học vừa làm thì chương trình đào tạo của họ chủ yếu là để đào tạo và tạo điều kiện cho những cán bộ, viên chức đã đi làm có cơ hội để bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng hay chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Hình thức học chính quy thì đa số dành cho những người mới tốt nghiệp trung học phổ thông và ứng tuyển vào những trường đại học cao đẳng hay trung cấp nghề,... Bên cạnh đó nếu hệ tại chức hình thức đào tạo và dạy học chủ yếu là vào buổi tối thì hệ chính quy hình thức sẽ là từ nguyện đăng ký thời gian theo nhu cầu của thí sinh, hay nói cách khác là được đăng ký tín chỉ, lựa chọn giảng viên, giờ học mà hình thức đào tạo của hệ tại chức lại không có. Cho dù là hình thức nào đi chăng nữa thì chúng ta có thể nhận thấy rằng, cho dù bạn có chọn lựa hình thức là đào tạo tại chức hay chính quy thì chỉ cần bạn có năng lực và sự cố gắng của bản thân, chắc chắn bạn sẽ được lựa chọn và những người không có năng lực sẽ bị xã hội rời bỏ. Giải pháp nâng cao chất lượng bằng tại chức hiện nay Tấm bằng tại chức là gì hiện nay có giá trị và là một trong những tấm bằng được cho là dễ đào tạo. Tuy nhiên những gì dễ quá thì thường rất nhàm đối với xã hội. Do vậy nhà nước cần có những chính sách cải cách và quản lý chất lượng của hệ đào tạo bằng tại chức sao cho hợp lý và đúng với chuẩn mực của xã hội nhất. Hệ tại chức cũng không được nhiều doanh nghiệp hứng thú, đặc biệt hơn nữa là trong những cơ quan nhà nước, có một số nơi khi ứng viên có bằng tại chức đến ứng tuyển họ tỏ thái độ không muốn nhận. Vì vậy các chính sách và chế độ, cũng như quy định về việc phân biệt bằng tại chức và chính quy cần được loại bỏ. Từ cơ quan nhà nước Về phía Bộ Nội vụ, cần có những biện pháp thay đổi về quy chế cũng như chế độ tuyển dụng đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức. Không đề cao và ưu tiên mà phân biệt đối xử với những người có bằng cấp khác nhau. Cho dù là tại chức hay chính quy thì cần đánh giá công việc phải dựa vào khả năng, và năng lực, chí tiến thủ, sự cố gắng và hiệu quả công việc chứ không phải người nào có bằng cấp cao hơn sẽ được lựa chọn vào những vị trí tốt, còn những người bằng thấp thì cho họ làm trong những công việc nhỏ lẻ. Không phải cứ người nào giỏi về bằng cấp thì công việc của họ sẽ được tốt. Nhiều khi, học lý thuyết là một chuyện và thực tiễn lại là một chuyện khác. Do vậy cần xem xét vấn đề này. Trách nhiệm về phía Bộ lao động và thương binh xã hội cũng cần xem xét lại cơ chế trả lương. Quan niệm về việc trả lương cho những người học tại chức còn chưa được thích hợp. Họ thường bị mức lương dựa trên bằng cấp tại chức của mình mà không được cao như lương của những người học hệ chính quy. Do vậy cần phải tư duy và trả lương theo việc đánh giá năng lực, khả năng của mọi người. Đồng thời tạo cơ hội cho những người học tại chức có cơ hội phát triển bản thân mình hơn. Từ phía cá nhân người học Bên cạnh những biện pháp của những cơ quan có thẩm quyền thì những người học tại chức được đào tạo tại những cơ sở cần cố gắng và trau dồi những kiến thức của bản thân, đồng thời cố gắng hết mình, học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để đóng góp vai trò của mình đối với xã hội. Luôn luôn hoàn thành tốt những chương trình học đã đề ra, phấn đấu và rèn luyện, cải tiến phương pháp học tập cũng như những cách học sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời thấy được vai trò và sự quan trọng của bản thân trong việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Những tìm hiểu về tại chức là gì đã cho bạn những cái nhìn lạc quan hơn về hình thức đào tạo tại chức. Nếu bạn đang học theo những hệ đào tạo này hãy cố gắng chứng minh cho mọi người thấy rằng đó là một ngành đào tạo chất lượng và phù hợp nhé.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Tại chức là gì? Giá trị của tấm bằng đại học tại chức hiện nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét