Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Tố tụng dân sự là gì? Những quy định của luật tố tụng dân sự

Tố tụng dân sự là gì? Những quy định của luật tố tụng dân sự

  Khái niệm tố tụng dân sự Chúng ta thường nghe trong các vụ án, những nhà luật sư thường bào chữa cho phạm nhân bằng cách đưa ra những căn cứ theo luật tố tụng nhân sự. Tố tụng dân sự là gì? Đây là một trong những quy định thuộc hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tổng thể của tố tụng dân sự gồm tất cả những quy phạm pháp luật quy định về chuẩn mực xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh của chủ thể và đối tượng khi tham gia tố tụng. Đảm bảo việc giải quyết và thi hành xử án trong những vụ án dân sự được nhanh gọn, dễ dàng, đúng đắn. Bên cạnh đó đảm bảo quyền lợi và những nghĩa vụ, lợi ích của các cơ quan nhà nước, những đơn vị tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật. Luật tố tụng dân sự cho phép những người thi hành án dựa theo đó thực hiện và đáp ứng nhu cầu phục vụ mọi người về tính đúng sai, đem lại công lý, đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với tất cả những trường hợp vi phạm pháp luật. Nhiệm vụ và các đối tượng quy định trong luật tố tụng dân sự Nhiệm vụ Những quy định được ghi và trình bày rõ trong Luật về tố tụng dân sự có những nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của mọi người và giành lại chính nghĩa. Thực hiện các quyền lợi về bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền lợi của công dân, quyền con người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Đồng thời không quên bảo vệ các tổ chức, cá nhân, đơn vị; Thực hiện các chính sách và giáo dục mọi người chấp hành và thực hiện những quy định của pháp luật theo đúng quy định về luật tố tụng dân sự và pháp luật của Nhà nước ban hành. Đối tượng Tất nhiên khi một bộ luật được ban hành thì phải có đối tượng áp dụng với những quy định đó. 1. Đối tượng áp dụng của luật tố tụng dân sự là gì? Nó dành cho mọi hoạt động tố tụng về dân sự trên lãnh thổ của đất nước Việt Nam, bao gồm tất cả những vùng đất liền, vùng trời, hải đảo, vùng biển; 2. Áp dụng đối với mọi hoạt động liên quan đến tố tụng dân sự mà người đại diện cho nước Việt Nam thực hiện các hoạt động ở nước ngoài; 3. Đối tượng thứ ba đó là những đối tượng cần giải quyết các vụ việc dân sự có phạm vi liên quan đến nước ngoài; 4. Những cá nhân, đơn vị, tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng những chế độ đặc biệt ưu đãi, được quy định và áp dụng theo điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên thì vụ việc có liên quan đến tố tụng được giải quyết bằng con đường là ngoại giao. Tìm hiểu cơ bản về luật tố tụng dân sự Những quy định của nhà nước về những thẩm quyền xử phạt hay nhiệm vụ của người đứng đầu trong việc tố tụng dân sự được quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 do Quốc hội ban hành. Tại đó quy định rõ nhất về các nguyên tắc, nhiệm vụ, hiệu lực áp dụng,... Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự - Thực hiện nguyên tắc dựa trên quyền quyết định và bình đẳng bằng cách dựa trên định đoạt của đương sự - Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của đương sự, thực hiện cung cấp các bằng chứng, xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm quyền và lợi ích được bảo vệ của đương sự. Trường hợp đương sự có dấu hiệu phạm tội không được phán xét theo ý kiến cá nhân. Phải xét theo khía cạnh khách quan về mọi mặt - Thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết tố tụng dân sự khi vụ án được khởi kiện. Đương sự trong tố tụng dân sự là gì? Trước hết những để có thể áp dụng và được luật tố tụng dân sự cần nắm rõ những đương sự trong vụ án về tố tụng dân sự là gì? Đó có thể bao gồm những cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm có: Bị đơn, nguyên đơn, những đối tượng có ảnh hưởng và liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi. Đó còn có thể là những người kiến nghị, phát đơn, khởi kiện giải quyết các vụ việc dân sự . Nguyên đơn Nguyên đơn thường được hiểu là người tham gia tố tụng dân sự. Đây được coi là người khởi kiện, đó có thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi họ có những bằng chứng chứng minh mình đã bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp thì tiến hành đưa đơn khởi kiện cho tòa án giải quyết. Họ có thể đòi lại công bằng cho những lợi ích mà mình vừa bị mất đi hoặc bị xâm phạm đến bằng những cách thức khác nhau do Tòa án ban hành quyết định. Bị đơn Khi tố tụng dân sự những người bị nguyên đơn đưa ra khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự thì được coi là bị đơn. Những bị đơn thường là người gây nên tội hoặc xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích của nguyên đơn. Khi xem xét giải quyết những yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án sẽ triệu hồi bị đơn. Những người có liên quan Đây là những người không khởi kiện, cũng không bị nguyên đơn kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự lại có liên quan về quyền và lợi ích của họ. Đó có thể là những người bị ảnh hưởng về quyền lợi, những người có liên quan hay chứng kiến vụ án mà hai bên nguyên đơn và bị đơn cần đến. Họ cũng có thể là người làm chứng cho những gì hai bên nguyên đơn và bị đơn chuẩn bị tranh cãi,... Những thành phần trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Chủ thể Chủ thể có thể là các cá nhân, tổ chức tham gia vào trong những vụ tố tụng dân sự. Theo quy định chủ thể bao gồm: Cơ quan có thẩm quyền thi hành án, cơ quan xét xử trong những vụ kiện không thể thiếu như tòa án, viện kiểm sát, người đại diện của đương sự, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, người giám định, người làm chứng, và những người có liên quan trong vụ án giữa các bên được coi là chủ thể trong việc xét xử của luật tố tụng dân sự. Bên cạnh đó cũng có thể căn cứ theo mục đích,vai trò tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể mà thành lập nên những quy định về các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Thông thường chủ thể được phân thành 3 nhóm như sau: Nhóm 1: Các chủ thể liên quan đến các công việc như tổ chức thi hành án dân sự, xử lý những vụ việc liên quan đến dân sự, kiểm soát và thực hiện những quy định của pháp luật trong quá trình tố tụng. Đó có thể là Tòa án hoặc Viện kiểm sát. Nhóm 2: Bao gồm các chủ thể như đương sự, người đại diện của đương sự nhằm đưa ra những quyền lợi bảo vệ lợi ích của đương sự. Bên cạnh đó có quyền đưa ra những bằng chứng, chứng cứ chứng minh các căn cứ buộc tội đương sự cho cơ quan có thẩm quyền xét xử. Nhóm 3: Những người phối hợp và hỗ trợ tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Những người này có thể liên quan trong vụ án, Khách thể Một yếu tố không thể thiếu trong quan hệ pháp luật khi tố tụng dân sự là gì? Đó chính là khách thể. Hiểu theo nghĩa là tất cả những việc giải quyết quan hệ pháp luật bao gồm những nội dung về tranh chấp giữa hay những mối quan hệ pháp luật cần giải quyết giữa các đương sự với nhau, trong đó bao gồm những nội dung có liên quan đến các sự kiện pháp lý mà cần đến tòa án để giải quyết. Khách thể bao gồm những đặc điểm của quan hệ pháp luật như  là những yếu tố mà chủ thể mong muốn đạt được, là một động lực giúp chủ thể có thể tham gia quan hệ một cách hợp pháp. Khách thể cũng mang những đặc tính riêng, không bị chi phối nhiều trong việc tham gia quan hệ của chủ thể. Nhưng trong một số trường hợp nhất định việc khách thể tham gia quan hệ là một yêu cầu bắt buộc của Tòa án. Thẩm quyền giải quyết của tòa án trong những vụ án tố tụng dân sự Thẩm quyền theo vụ việc - Người có trách nhiệm cao nhất trong việc thương lượng và giải quyết những vụ án do hai bên khách thể và chủ thể cũng như những đương sự gây nên đó là Tòa án. Không được từ chối khi đương sự khởi kiện vụ án khi đã đủ bằng chứng mà không có lý do không có điều luật để áp dụng. Nếu chưa được quy định thì phải áp dụng theo những quy định của pháp luật tương tự để xử lý theo vụ việc một cách ổn thỏa nhất. - Thẩm quyền giải quyết các vụ việc của Tòa án được quy định cụ thể trong bộ luật tố tụng dân sự 2015 và quy định cụ thể tại Hiến pháp và các luật khác như: Luật thi hành án dân sự, Luật đấu thầu, Luật doanh nghiệp, Bộ luật lao động, Luật công đoàn…. - Khi giải quyết vụ án dân sự dưới thẩm quyền của Tòa án nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật thì những người chịu trách nhiệm phải thi hành và có những biện pháp giải quyết và có ý kiến đề nghị lên cấp trên xem xét, sửa đổi một cách hợp lý nhất. - Những người có thẩm quyền giải quyết như Tòa án có thể hủy quyết định cá biệt nếu phát hiện những vi phạm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, hoặc những người xâm phạm đến lợi ích và quyền lợi chính đáng của đương sự. Tùy vào từng sự việc khác nhau mà Tòa án và các cơ quan chức năng chuyên giải quyết các công việc thực hiện chính xác và hoàn thiện hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu của người khởi kiện. Thẩm quyền theo việc xét xử Theo khía cạnh xét xử về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng dân sự là gì? Gồm có những đơn vị chức năng giải quyết vụ việc như sau: + Hội đồng thẩm phán:  Thực hiện các công việc về giám định thẩm phán, tái thẩm phán đối với những bản án, giải quyết và thực hiện các quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo yêu cầu và lệnh đã được ban hành về những vụ án liên quan. + Tòa án chuyên trách: thực hiện các công việc giám định, tái thẩm phán, thực hiện các văn bản đã được sự đồng ý và đã có hiệu lực ban hành của pháp luật và theo lãnh thổ bị kháng cáo và kháng nghị. + Ủy ban thẩm phán: Thực hiện công việc phối hợp với những đơn vị chức năng trong việc xét xử và đem lại công bằng cho những người khởi kiện. Thực hiện các công việc quản lý và áp dụng văn bản pháp luật và nhà nước quy định. + Tòa chuyên trách: thực hiện các công việc phúc khảo chuyên trách, tái thẩm phán, thực hiện các văn bản đã được sự đồng ý và đã có hiệu lực ban hành của pháp luật và theo lãnh thổ bị kháng cáo và kháng nghị. Thẩm quyền theo lãnh thổ Bên cạnh những thẩm quyền về mặt xét xử và theo tính chất của vụ việc thì tòa án cũng thực hiện các công việc theo mặt lãnh thổ. Điều lệ này mới được sửa đổi và bổ sung tại luật tố tụng dân sự và cho vào những quy định mà tòa án được quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo hình thức lãnh thổ được xác định là nới cư trú, làm việc tại một địa điểm nào đó. Bị đơn có thể là các cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và áp dụng theo những quy định về thủ tục sơ thẩm. Những đương sự có liên quan có thể trao đổi lại với nhau tại tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, áp dụng giải quyết theo luật dân sự, kinh doanh thương mại đối với những cá nhân vi phạm theo luật tố tụng dân sự Nếu sự việc tranh chấp xảy ra giữa những doanh nghiệp là bất động sản thì thẩm quyền xử lý theo lãnh thổ của Tòa án tại nơi có dự án bất động sản mới có quyền được giải quyết và xử lý. Tuy nhiên những sự việc có tính chất nghiêm trọng thường được phối hợp ăn ý với những cơ quan có thẩm quyền về xét xử thực hiện xem xét tính chất công việc ăn ý và đem lại công bằng cho những bên liên quan trong việc xét xử cho công bằng nhất. Như vậy những căn cứ và quy định cụ thể về tố tụng dân sự là gì ngoài những thông tin từ bài viết chúng ta có thể tra cứu những thông tin tại luật tố tụng dân sự 2015. Hi vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp cho bạn tìm kiếm được nhiều điều chưa biết.

Tham khảo bài gốc ở: Tố tụng dân sự là gì? Những quy định của luật tố tụng dân sự

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét