1. Bác sĩ đa khoa là gì? Bác sĩ đa khoa là một người có khả năng điều trị các bệnh mãn tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh cũng như có thể chuẩn đoán bệnh, rồi hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Có một sự khác nhau với bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ giải phẫu đó là họ sẽ khám bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện về thể trạng cơ thể bệnh nhân cũng như trong môi trường sinh học, tâm lý và xã hội nơi bệnh nhân đã ở. Nhiệm vụ chuẩn đoán bệnh của họ sẽ không hạn chế vào một cơ quan nội tạng cụ thể của một bệnh nhân hay người khám nào đó, và các bác sĩ đa khoa được đào tạo nhằm điều trị bệnh cho bệnh nhân với nhiều vấn đề sức khỏe mà họ mắc phải. Họ không giới hạn về quyền điều trị theo giới tính, tuổi tác và mức độ phức tạp của căn bệnh mà họ sẽ điều trị phụ thuộc vào quy định ở từng quốc gia. Vai trò của các bác sĩ đa khoa đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi rất lớn giữa các quốc gia hay thậm chí trong mỗi quốc gia. Ở vùng đô thị của các nước phát triển vai trò của họ hẹp hơn và tập trung vào chữa trị các bệnh mãn tính, điều trị bệnh cấp tính nhưng không ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe; hoặc bác sĩ đa khoa có vai trò chuẩn đoán sơ bộ, phát hiện sớm và giới thiệu cho bệnh nhân đến một bệnh viện chuyên khoa, hoặc hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh hoặc thực hiện tiêm chủng. Trong khi đó, ở những vùng nông thôn của các nước đang phát triển hoặc đang phát triển, bác sĩ đa khoa có thể và có quyền tham gia vào những ca cấp cứu, sơ cứu khẩn cấp, hộ sinh; hoặc tại một số bệnh viện cấp huyện, cấp xã hoặc tỉnh họ tiến hành các ca phẫu thuật không phức tạp. Bác sĩ đa khoa học mấy năm Ở một số nước phát triển thuật ngữ "bác sĩ đa khoa" (GP) đôi khi cũng đồng nghĩa với "bác sĩ gia đình" Nói tóm lại, Bác sĩ Đa khoa được đào tạo toàn diện; có nhiệm vụ khám chữa bệnh tại các sơ sở y tế, điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà, thực hiện công tác phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, tổ chức và quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học… Sinh viên theo học ngành Bác sĩ Đa khoa được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B: Toán cao cấp, Xác suất - Thống kê, Vật lý đại cương, Sinh học, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa sinh, Di truyền học… Các kiến thức cơ sở ngành: Giải phẫu học, Mô phôi, Sinh lý học, Hóa sinh, Vi sinh vật, Ký sinh trùng, Sinh lý bệnh, Miễn dịch, Dược lý học, Dịch tế học, Sức khỏe môi trường, Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Giáo dục sức khỏe, Kỹ năng giao tiếp, Tổ chức y tế, Chương trình y tế Quốc gia, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Sức khỏe sinh sản… 2. Bác sĩ đa khoa học mấy năm Do đặc thù của nghề chữa bệnh và cứu người, sắp tới đây, các sinh viên y khoa phải học liên tục trong vòng 6 năm mới có thể dược coi là “xóa nạn mù chữ” bác sĩ, đấy là bác sĩ đã khoa sẽ phải học trong vòng 6 năm, còn để được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa thì phải học 9 năm liên tiếp mới đủ điều kiện để hành nghề. Trong một buổi thảo luận về kinh tế – xã hội ngày 27-10 tại diễn đàn Quốc Hội, Bộ trưởng y tế là bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề nghị Luật Giáo dục đại học phải có một cơ chế đào tạo riêng cho ngành Y. Theo đó thì sinh viên y khoa ngoài học 6 năm tại Đại học y khoa ra thì cần phải có ít nhất 2-3 năm học chuyên về chuyên khoa và phải đi thi toàn quốc để lấy chứng chỉ hành nghề thể hành nghề, có làm như vậy thì mới có thể đảm bảo được chất lượng đào tạo và theo mo hình quốc tế. 2.1. Học trên 6 năm mới phù hợp với xu thế trên thế giới Thông tin về vấn đề này, PGS.TS Trần Hùng - phó hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM - cho biết việc người bác sĩ có đủ điều kiện hành nghề phải học trên 6 năm là không mới trên thế giới. Việc này được bàn trong các hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH Y và các hội thảo đổi mới chương trình đào tạo y khoa trong nước theo hướng hội nhập quốc tế của Bộ Y tế. Theo ông thì với chương trình đào tạo y khoa hiện nay sinh viên chỉ học 6 năm là tốt nghiệp, được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, nhưng vẫn chưa có đủ kĩ năng thực hành cũng như điều kiện để có thể hành nghề. Các bạn sinh viên trường y hay gọi cách khác là các bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp ra trường cần phải được đào tạo them về thực hành ít nhất là từ 18 tháng trở nên mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ của một bác sĩ đa khoa và sai đó mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Còn việc đào tạo để trở thành bác sĩ chuyên khoa cần thời gian dài hơn nhưng trung bình cũng phải là 3 năm. Đây cũng là một cách thức đào tạo chung trên thế giới. Như vậy, cần ít nhất là 9 năm để đào tạo ra một bác sĩ chuyên khoa, chưa kể đến chuyện các khoa sâu khác phải mất thời gian đào tạo lâu hơn. Với chất lượng đào tạo y khoa ở nước ta như hiện nay thì không đồng đều giữa các cơ sở đào tạo và chưa thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng khám cũng như chữa bệnh. Chính vì vậy việc tang cường đào tạo thực hành lâm sàn cho sinh viên ngành y (18 tháng) và việc thi quốc gia để lấy chứng chỉ hành nghề là một điều rất quan trọng và cần thiết cần phải được thực hiện để nâng cao chất lượng và và chuẩn hóa các bác sĩ đa khoa. Học trên 6 năm mới phù hợp với xu thế trên thế giới Nhà trường cần phải kết hợp với các bệnh viện có đủ các trang thiết bị và điều kiện để đào tạo thực hành theo mô hình trường viện đã được quy định trong Nghị định 111/207 của Chính phủ. Chương trình đào tạo này góp phần nâng cao kar năng thực hành của đội ngũ bác sĩ hiện nay, cần thiết cho công việc trực tiếp có liên quan đến sức khỏe của con người. Chính PGS.TS Trần Hùng cũng đã cho rằng chính sách giáo dục ngành y cần tạo điều kiện cho người sau tốt nghiệp đi học thực hành tại các bệnh viện và có nguồn thu nhập ổn định để các sinh viên có thể yên tâm học tập và phát triển kĩ năng của mình. Tại các quốc gia khác trên thế giới, bác sĩ sau khi tốt nghiệp đại học, khi thực hành dưới sự hướng dẫn tại bệnh viện sẽ được hưởng mức lương của tập sự. 2.2. Phân biệt rõ thành phần để đào tạo Bệnh viện chợ Rấy tại thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị tiếp nhận rất nhiều sinh viên y khoa đến thực tập hoặc bác sĩ học cac chương trình nội trú, chuyên khoa thực hành. Bác sĩ Phạm Thanh Việt là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Bệnh viện luôn tạo những điều kiện tốt nhất cho các sinh viên cũng như các bác sĩ ra trường học, thực hành và xác định đây chính là việc tiếp sức cho thế hệ bác sĩ trong tương lai. Theo bác sĩ Việt thì với quy định hiện tại, khi các bác sĩ đa khoa ra trường phải thực hành ít nhất là 18 tháng tại một bệnh viện nào đó mới được cấp cho chứng chỉ hành nghề, được khám bệnh trực tiếp cho bệnh nhân, vị chi là mất 7 năm rưỡi. Không chỉ dừng lại ở đấy, để được khám chuyên khoa phỉa tiếp tục mất them vài năm nữa. Cũng có nhiều trường hợp học 6 năm xong không đi theo con đường khám chữa bệnh thì họ sẽ không học thực hành. Do vậy cũng cần phải phân biệt rõ hai thành phần như thế này để đao tạo. Hiện tại, bệnh viện tiếp nhận nhiều sinh viên cũng như nhiều người học thực hành tại bệnh viện theo cơ chế viện trường và trên tinh thần hỗ trợ qua lại với chính mình. Nếu một chương trình học gắn với việc liên kết, đào tạo thực hành thì đây sẽ là một điều kiện thuận lợi hơn cho các sinh viên không cần phải tự tìm nơi đủ điều kiện để thực hành. Chính vì như vậy nên giữa nhà trường và bệnh viện cần phải có một cơ chế chủ động phối hợp rõ ràng hơn và xác định thực hành tại bệnh viện là chương trình học. Do học chuyên khoa sẽ phải đi thực hành nhiều hơn. Phân biệt rõ thành phần để đào tạo Đối với vấn đề đãi ngộ, theo PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng nguyên là phó giám đốc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, các chính sách đưa ra cũng cần xem xét mức lương của bác sĩ. Đối với các ngành khác thì việc học tập và thực hành chỉ mất 4 năm, còn học bác sĩ thì kéo dài đến 8-9 năm mà muwccs lương khởi đầu là giống nhau như vậy là không công bằng và không tạo được động lực cho các y bác sĩ. Vấn đề này cũng đã được bộ y tế kiến nghị và xem xét. 2.3. Các nước đào tạo nghề y như thế nào Mỹ: Để trở thành bác sĩ ở Mỹ, sinh viên phải mất 11-14 năm đào tạo để có thể chính thức hành nghề. Chương trình để đào tạo ra bác sĩ y khoa ở Mỹ gồm ba giai đoạn như sau: các bác sĩ sẽ phải học hết ĐH (4 năm), sau đó đến trường y (4 năm) và học chuyên chuyên khoa (3-7 năm) tùy vào từng chuyên ngành. Như vậy để hành nghề bác sĩ tại mỹ phải mất tới từ 12 – 15 năm. Pháp: Sinh viên về ngày y khoa ở Pháp phải mất tối thiểu là tám năm để trở thành một bác sĩ thông thường và lên đến 11 năm để trở thành bác sĩ phẫu thuật, không dừng lại ở đó, các bác sĩ đồng thời liên tục phải trải qua các kỳ kiểm tra gắt gao. Quá trình học tập để trở thành bác sĩ ở Pháp trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn cơ bản (PCEM) kéo dài hai năm; giai đoạn chuyên ngành (DCEM) kéo dài bốn năm; giai đoạn 3 sinh viên có hai sự lựa chọn, một là bác sĩ y khoa thông thường (2 năm), hai là chuyên gia y tế (4-5 năm). Australia: Chương trình đào tạo bác sĩ y khoa tại Australia chia làm ba bậc. Ở bậc thấp nhất đào tạo cử nhân kéo dài 5-6 năm, bốn năm học kiến thức khoa học căn bản và một năm thực hành, đi sâu vào chuyên ngành. Tiếp đó là chương trình đào tạo sau ĐH (4 năm) và cuối cùng đi thực tập và đào tạo nội trú tại BV khoảng 2-3 năm. Trung Quốc: Trung Quốc đào tạo bác sĩ chỉ mất năm năm. 4năm đầu cho chương trình ĐH và một năm để thực tập tại BV. Singapore: Thường thì ở Singapore chương trình để đào tạo ra cử nhân ngành y chỉ mất khoảng thời gian là 4-6 năm (Tùy vào từng chuyên ngành, chuyên môn) nhưng để trở thành một người bác sĩ thành thục tay nghề và có đủ tất cả các kiến thức để hành nghề thì phải mất thêm khoảng 3 năm nữa. Và quá trình học tập để trở thành một bác sĩ tại Singapore phải trải qua 3 giai đoạn như sau: 6 năm học đại học, một năm định hướng chuyên ngành và 2 năm sau đại học. 3. Ngành y học nhiều – được chẳng là bao Học mất nhiều tiền thế mỗi lần khám bệnh được bao nhiêu? Xin trả lời bạn ngay là 3 nghìn/lần khám, vậy là nhiều rồi phải không? Nhưng bạn có được nhận 3 nghìn đó đâu, người ta nộp cho bệnh viện mà chia ra không biết các bác sĩ được bao nhiêu nữa, mình không dám tính. Có rất nhiều người trong xã hội nghĩ rằng học y vừa nhàn, vừa dễ xin việc, vừa dễ kiếm tiền. Nhưng bất kỳ ai khi đi trên con đường y khoa thì đều hiểu rằng đó là con đường vô cùng gian nan vất vả. Tôi nghĩ có rất nhiều hy sinh mất mát của đội ngũ y bác sĩ vẫn chưa được xã hội nhìn nhận một cách đúng đắn, đánh giá một cách khách quan những đóng góp của ngành y tế đối với xã hội. Ngay từ khi quyết định chọn nghề y bạn đã phải đối diện với khó khăn rất lớn, điểm trúng tuyển của các trường đại học y luôn thuộc hàng "top ten", thời gian học đại học lâu nhất 6 năm, thời gian học nhiều nhất: sáng đi lâm sàng, chiều học lý thuyết, tối đi trực; thứ 7, chủ nhật trực 24/24. Lượng kiến thức nhiều nhất trên gần 100 môn và gần 200 lần thi (thi thực hành và lý thuyết riêng), có những môn phải thi 12 lần (nội, ngoại). Sau 6 năm vất vả bạn sẽ có bằng bác sĩ đa khoa. Chặng tiếp theo là xin việc, để có một công việc tốt phù hợp với nguyện vọng là điều vô cùng khó khăn. Khi xin vào những bệnh viện lớn thì chúng ta cần rất nhiều thứ: kiến thức, mối quan hệ... Khi có việc làm bạn sẽ lao vào kiếm tiền thật nhanh để bù đắp những năm tháng khó khăn? Không nhanh thế đâu. Ra trường lương khởi điểm 1 triệu 3 thậm chí là thử việc không lương. Ngành y học nhiều – được chẳng là bao Vào nhà nước khó khăn thế sao không chọn ra ngoài làm tư? Xin thưa rằng chẳng ai muốn thuê một bác sĩ mới ra trường không có kinh nghiệm, không có uy tín. Vậy muốn kiếm tiền phải làm gì đây? Phải đi học tiếp thôi. Lại nộp đơn học chuyên khoa định hướng trong tháng. Ra trường đi làm rồi lại phải xin tiền mẹ, học xong 9 tháng có bằng định hướng chắc kiếm tiền được rồi. Không đâu, đấy chỉ là những kiến thức bước đầu sơ bộ về chuyên ngành của bạn, muốn làm được thì ít ra cũng phải học chuyên khoa cấp I, hay thạc sĩ. Nhưng muốn học bạn ít nhất phải có 2 năm kinh nghiêm, sau đó lại thi rồi nếu đỗ lại học tiếp 2 năm nữa và lại phải tốn không biết bao tiền của và công sức nữa đây? Vậy là bạn mất bao nhiêu năm và bao nhiêu tiền rồi? Trên đây tôi mới kể quãng thời gian tối thiểu thôi, vì không phải ai cũng có điều kiện để đi học luôn như thế đâu. Học thế chắc là xong rồi nhỉ? Chưa hết đâu, bạn lại đi làm khoảng 5 năm nữa, rồi thi chuyên khoa cấp II, hoặc tiến sĩ, lại học 3 năm nữa. Như vậy là bạn học trong bao lâu rồi? Phải chăng suốt đời bạn chỉ có học và thi. Đấy mới là học thôi, còn làm việc nữa, phải kiếm tiền lấy vợ, sinh con, phụng dưỡng mẹ cha, để có tiền đi học tiếp. Mình học nhiều thế chắc lương cao lắm? Mới ra trường 1 triệu 3, học xong định hướng về đi làm được khoảng 2 triệu. Sau đó như bất kỳ công chức nào 3 năm lên lương một lần nhưng cường độ làm việc thì cao hơn nhiều, trực 24/24 hôm sau làm việc bình thường, rất ít bệnh viện được nghỉ bù. Trực một ngày ở tuyến xã 20 nghìn, tuyến trung ương 70 đến 100 nghìn. Với tình hình giá cả hiện nay tiền trực có đủ tiền ăn không? Học mất nhiều tiền thế mỗi lần khám bệnh được bao nhiêu? Xin trả lời bạn ngay là 3nghìn/lần khám, vậy là nhiều rồi phải không? Nhưng bạn có được nhận 3 nghìn đó đâu, người ta nộp cho bệnh viện mà chia ra không biết bạn được bao nhiêu nữa, mình không dám tính. Như vậy có thể thấy được rằng nghề bác sĩ vô cùng vất vả và gian nan, không phải ai cũng có thể theo đuổi nó đến cuối cùng. Hi vọng với bài viết này, đã giải đáp phần nào thắc mắc cho các bạn về Bác sĩ đa khoa học mấy năm? Và những khó khăn, vất vả trong nghề. Timviec365.vn mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn định hướng rõ hơn về nghề nghiệp tương lai cho bản thân mình. Timviec365.vn là website tìm việc làm và đăng tin tuyển dụng, để các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Chúc các bạn thành công!
Xem bài nguyên mẫu tại: Bác sĩ đa khoa học mấy năm? Ngành y học nhiều – được chẳng là bao
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét