Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Cò đất là gì? Nên trở thành cò đất hay môi giới chuyên nghiệp?

Cò đất là gì? Nên trở thành cò đất hay môi giới chuyên nghiệp?

1. Đừng hiểu sai “Cò đất” là gì? Đừng hiểu sai “Cò đất” là gì? Không cần tìm hiểu quá sâu sa, từ xưa đến nay chúng ta vẫn thường gọi những cá nhân làm cò đất chính là bên thứ ba, kết nối người mua và người bán bất động sản. Nhìn chung, họ làm công việc môi giới, công việc của họ được triển khai với mục đích giúp cho những giao dịch mua bán được thực hiện và tiến hành thuận lợi hơn, trơn tru hơn và đặc biệt là nhanh chóng hơn. Có thể nói, môi giới nhà đất là một nhân tố không thể thiếu với cả hai bên mua và bán. Những người mua cần những thông tin về bất động sản từ môi giới, những người bán cần tìm khách hàng để chốt được đơn hàng nhanh chóng. Cứ như thế, môi giới trở thành một nghề “nóng hổi” hơn bao giờ hết.  Mặc dù là một tên gọi phổ biến, chung chung. Nhưng cò đất là cò đất, bản chất làm việc đôi khi giống như môi giới, tuy nhiên cách thức và chiêu trò có thể khác nhau hoàn toàn. Với một danh xưng không đàng hoàng, không chuyên nghiệp, không chính thức - “CÒ ĐẤT”... thì chắc chắn cách làm việc và mục đích làm việc của những cò đất cũng không đàng hoàng như vậy. Một số thống kê thực tế cho hay, nhiều người dân đã bị những cò đất “không tên” lợi dụng lòng tin, sơ hở, điểm yếu của họ để môi giới những bất động sản kém chất lượng với giá trên trời. Đặc biệt, khi những cò đất thực hiện tư vấn, họ đều cung cấp những thông tin “giả” để cố tình lừa người dân vào tròng, những căn hộ, chung cư, đất đai không hợp pháp, giấy tờ giả,... Sau đó người dân phát hiện thì đã quá muộn, liên hệ lại với cò đất thì đã không nhận được tín hiệu nữa.  2. Cò đất kiếm tiền như thế nào? Cách kiếm tiền của cò đất là gì? Cách kiếm tiền của cò đất là gì? Đôi khi chúng ta vẫn không tin một cá nhân bình thường, vừa chuyển qua hành nghề cò đất đã giàu lên nhanh chóng, thậm chí thành triệu phú. Đất đai vẫn luôn tăng giá từng ngày, một tài nguyên quý hiếm như thế, khó bán như thế, nhưng đối với cò đất, họ lại như một “phù thủy” có thể “mê hoặc” mọi khách hàng mua đất cho mình. Trung bình cứ một mảnh đất tầm 1 - 2 tỷ được bán ra thành công, tiền hoa hồng cò đất nhận được có thể từ 1 - 2%. Như vậy, trù các dịch vụ chi phí khác cho doanh nghiệp phân phối, cò đất thu về gần 30 triệu trên một nền đất bán được.  Kiếm tiền dễ như trở bàn tay và sự “hào nhoáng” của cò đất tạo ra đã khiến nhiều người, từ anh xe ôm, đến chị bán nước cũng hào hứng đi tìm giấc mộng đổi đời với nghề cò đất. Đi đâu cũng gặp cò đất... đó là một thực tế hiện nay. Mỗi khi có thông tin về một khu đất đất sắp sửa rao bán. Họ lại rục rịch truyền tin cho nhau. Bên cạnh những người xem cò đất là nghề tay trái, thì cũng có những người sẵn sàng bỏ cả nghề chính, để dẫn khách đi xem nhà, mua nhà,...  Nếu bạn không dưng bảo cò đất thì biết gì mà kiếm được nhiều tiền đến thế thì bạn đã sai lầm. Bởi thứ cò đất có được chính là chiêu trò, cách họ kết nối và thỏa thuận với “đồng minh” của mình. Khách hàng của cò đất ở đâu ra ư? Thông thường, họ thường lên các trang website thông tin bất động sản, khi duyệt web hằng ngày, kiểu gì cũng bỏ túi được một danh sách kha khá thông tin của khách hàng có nhu cầu để lại. Cò đất thực hiện các cuộc gọi, nhắn tin thường xuyên, chủ động thu thập các thông tin và chủ động đánh giá nhu cầu, tiềm lực tài chính của từng đối tượng khách hàng. Cứ như thế, họ bắt đầu giới thiệu và tư vấn những lô đất, khu nhà “hợp túi tiền” cho người dân, họ biết cách phân loại đối tượng nào là mua đi bán lại, đối tượng nào là mua để ở, để kinh doanh,... Trung bình, cứ một danh sách dài vô kể các khách hàng, họ lại “chốt hạ” được 5 -7 nền đất mỗi tháng, đó là con số trung bình, bỏ túi được mấy chục đến cả trăm triệu là điều “dễ như trở bàn tay”. Những khách hàng không bán được, họ lại bán dữ liệu thông tin khách hàng cho các dịch vụ cho vay tài chính, ngân hàng hay bảo hiểm, một thông tin của khách cũng kiếm được rùng rỉnh từ 1 - 2 trăm nghìn. Các cò đất thường rất siêng tham dự các sàn giao dịch đấu giá bất động sản, các cò thỏa thuận với nhau về “giá mời chào”, đến khi khách hàng có nhu cầu nhờ tư vấn, họ lại được cơ hội hét giá trên trời, nhiều người dân còn tin rằng mình đã mua được một mảnh đất vừa chất lượng lại vừa rẻ, cò đất lại được “thưởng nóng”. Cứ như thế mà ăn chơi suốt năm. Có cò đất còn tiết kiệm được một khoản tiền lớn, cùng dồn vào mua đi bán lại bất động sản... Không quá lời khi nói “tiền để đâu cho hết”.  3. Đừng đánh đồng cò đất với môi giới chuyên nghiệp Với sự gia tăng đáng kể cò đất hiện nay, hầu như người đã đã quen với thực tế cò đất chính là môi giới chuyên nghiệp. Và sự thật, các người có nhu cầu mua đất đến mức “sốt sắng”, họ thậm chí còn sẵn sàng đặt cọc một “cục tiền to bự” để cho cò đất giao dịch, chứ không thèm đi thực địa để xem. Sự xuất hiện của cò đất cũng chính là một khó khăn và thách thức không hề nhỏ đối với những môi giới chuyên nghiệp làm việc chân chính. Vậy làm căn cứ, cơ sở để phân biệt môi giới chuyên nghiệp với cò đất là gì?  Cơ sở để phân biệt môi giới chuyên nghiệp với cò đất là gì?  3.1. Sự khác biệt từ chuyên môn Chắc chắn rồi, những anh chị làm công nhân, chạy xe ôm, bán nước mía... thì làm sao có chuyên môn trong lĩnh vực này được cơ chứ. Họ không được học qua bất kỳ một trường lớp, cơ sở đào tạo nào. Họ thậm chí còn không có chuyên môn, chứng chỉ, bằng cấp cơ bản. Có lẽ, tài ăn nói khéo léo và thu phục lòng người chính là thứ duy nhất mà họ có được. Vì vậy, họ thường truyền tai, truyền miệng nhau và tự chủ động gia nhập nghề này, họ có thể làm tự do, hay làm cò đất thuê cho những công ty, doanh nghiệp nhỏ chứ không mấy khi được các tập đoàn bất động sản lớn trên thị trường chiêu mộ.  Vậy môi giới chuyên nghiệp thì sao, khi bắt đầu một công việc, chắc chắn họ cần có những bằng cấp chuyên ngành hoặc liên quan, dù thấp hay là cao, vì đó chính là yêu cầu bắt buộc của các doanh nghiệp tuyển dụng. Không chỉ dừng lại ở đó, những chuyên viên môi giới chân chính, thông thường phải thật sự có tố chất, kỹ năng, có bản lĩnh nghề nghiệp thì mới có thể đứng vững được trong nghề này. Mỗi khi một dự án mới được mở, họ phải học tập các kiến thức, thông tin liên quan đến dự án, họ cần cập nhật thường xuyên diễn biến, biến động trên thị trường địa ốc mỗi khu vực, tỉnh thành,... Nếu nói về chuyên môn, hẳn giữa cò đất và môi giới chuyên nghiệp có một sự chênh lệch không nhỏ chút nào.  3.2. Sự khác biệt từ kỹ năng nghiệp vụ Bản năng và kinh nghiệm chính là những gì mà cò đất có khi nói về kỹ năng. Chính vì không có bằng cấp, không được một chứng chỉ “hành nghề” chính thức, họ sẽ tương đối khó khăn khi bàn đến những vấn đề liên quan đến luật lệ, pháp lý. Họ dễ hào hứng và nhiệt tình hỏi han khách đến mức làm phiền, họ nói nhiều, hộ thường gây một sự áp lực lên khách hàng của mình thông qua những kết luận mang tính chủ quan. Cò đất ít lắng nghe khách hàng của mình cần gì, khách hàng của mình có thực sự thoải mái và hài lòng với những quyết định hay không? Khác với cò đất, nói về những môi giới chuyên nghiệp, họ thường được trang bị một nền tảng kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm bài bản. Những chuyên viên này không chỉ làm việc bằng cách tư vấn, giới thiệu và chốt hạ hợp đồng với khách hàng. Thứ họ có chính là kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, chăm sóc khách hàng cả trước và sau khi giao dịch được thực hiện. Họ có thể hỗ trợ khách hàng trong những thủ tục thanh toán hay những vấn đề thắc mắc và phát sinh liên quan đến mặt luật pháp. Nhìn chung, môi giới chuyên nghiệp làm việc bằng cái đầu và cái tâm, những kiến thức và kỹ năng của họ đều sử dụng đề mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho khách hàng.  3.3. Sự khác biệt từ thông tin nhà đất Thông tin mà khách hàng nhận được chính là sự khác biệt lớn nhất khi nói đến cò đất và môi giới chuyên nghiệp. Nếu như những chuyên viên môi giới luôn được đào tạo những kiến thức về sản phẩm, thị trường để cung cấp cho các khách hàng hiểu rõ hơn trong quá trình giao dịch, thì những thông tin của cò đất đưa ra hầu hết đều là thông tin “ảo”. Họ từ thét giá, tự xây dựng thị trường, tự biến tấu chất lượng sản phẩm theo ý mình hay được nghe truyền miệng từ những cò đất khác.  Những thông tin mà cò đất cung cấp cho khách hàng đều khiến họ hài lòng, bởi vì sao? Bởi cò đất chỉ nói những điều mà khách hàng muốn nghe. Những thông tin không được xác thực, xác minh, chỉ cần lợi dụng được lòng tin của khách hàng, cò đất có thể chớp lấy cơ hội để bán hàng mà không cần có trách nhiệm gì ở phía sau.  3.4. Tỷ lệ lừa đảo và chiêu trò Mục đích của cò đất là gì? Chính là cung cấp cho khách hàng càng nhiều thông tin càng tốt. Mặc dù chưa cần biết thông tin đó đúng hay là sai, nhưng cứ khách hàng nghe thấy vui tai là được. Đó cũng chính là chiêu trò của họ. Với cò đất, tỷ lệ khách hàng bị lừa đảo là rất lớn.  Chuyên viên môi giới là một công việc chân chính. Vì thế, họ luôn nhận thức được tầm quan trọng, chính xác của các thông tin trước khi họ gửi đến các khách hàng của mình. Họ có trách nhiệm trong mọi giao dịch, kể cả trước giao dịch, trong quá trình giao dịch hay sau giao dịch. Mặc dù trên thực tế, vẫn có tình trạng môi giới chuyên nghiệp lợi dụng những kẽ hở của luật lệ, quy định để “lừa” khách hàng, nhưng cách mà họ làm cao siêu hơn, cũng ít gây ảnh hưởng đến khách hàng hơn so với nhà đất.  4. Hãy trở thành môi giới chuyên nghiệp với Timviec365.vn Hãy trở thành môi giới chuyên nghiệp với Timviec365.vn Khi đã hiểu cò đất là gì? Bạn muốn mình trở thành cò đất hay là những chuyên viên môi giới chuyên nghiệp? Công việc luôn cần chọn lọc một cách cẩn thận, đừng vì một chút hào nhoáng của tiền bạc, của sự xa hoa, mà nhất thời chọn những công việc không chân chính. Nếu bạn có chuyên môn, có kỹ năng, thậm chí là có kinh nghiệm và tự tin vào chính bản thân mình, hãy xây dựng những viên gạch đầu tiên từ nghề môi giới bất động sản chuyên nghiệp. Một trong những nghề mang lại nhiều sự trải nghiệm thú vị, hơn cả là những bài học hữu ích. Mặc dù thị trường bất động sản ngày càng khó khăn, thách thức cho các chuyên viên kinh doanh ngày càng lớn. Nhưng tôi tin rằng, với sự bền bỉ cùng sự thông minh trong cách cập nhật những biến động của thị trường, thành công cũng sẽ tìm đến bạn mà thôi.  Cò đất là gì? Giờ đây, bạn đã hiểu rõ về nó đúng không nào? Cập nhật những tin tức việc làm môi giới bất động sản mới nhất tại Timviec365.vn nhé

Coi nguyên bài viết ở: Cò đất là gì? Nên trở thành cò đất hay môi giới chuyên nghiệp?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét