1. Dịch nghĩa từ chối tiếng anh là gì? Dịch nghĩa từ chối tiếng anh là gì? Từ chối trong tiếng anh được viết là “Refuse” có nghĩa là từ chối, tuy nhiên tiếng anh lại không như tiếng việt. Trong các trường hợp khác nhau thì từ chối còn có thể biết đến là: - Reject: không nhận, không tiếp, từ chối - Deny: không nhận, từ chối, không nhìn nhận - Disavow: không nhận, từ chối - Give up: từ chối -... Như vậy, với một nghĩa tiếng việt là từ chối mà có thể có rất nhiều từ tiếng anh, tuy nhiên các từ này sẽ được dùng trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong cuộc sống, đôi khi bạn cũng phải nói “no” với những lời đề nghị, những lời nhờ giúp đỡ, vì không phải trong trường hợp nào bạn cũng có thể làm được. Ví dụ về cách từ chối với lời nhờ giúp đỡ của người khác: “I really want to help you but i still haven’t finished my work” (tôi rất muốn giúp đỡ bạn nhưng tôi vẫn chưa xong việc của tôi) 2. Bạn sẽ nói “Refuse – từ chối” trong trường hợp nào? Bạn sẽ nói “Refuse – từ chối” trong trường hợp nào? Trong cuộc sống của chúng ta, bạn nên biết nói “không” với nhiều vấn đề như “không uống rượu bia khi lái xe”, “nói không với những lời rủ rê của người lạ”,...người lớn hay dạy trẻ nói phải nói không với những trường hợp người lạ. Vậy còn bạn, đang ở trong độ tuổi trưởng thành thì bạn sẽ từ chối trong những trường hợp nào? - Nếu không thích, hay không hài lòng thì bạn hãy từ chối, vì khi bản thân đang mang trong mình tâm trạng không thích làm việc đó thì kể cả bạn nhận lời thì cũng không thể làm tốt công việc đó được. - Nếu công việc, lời mời, lời rủ rê của người khác dành cho bạn không có ý tốt, sẽ đem lại cho bạn những tác hại xấu thì cũng hãy nói lời từ chối nhé. - Nếu bạn cảm thấy ngại ngùng và không thoải mái thì cũng hãy nói từ chối. Thật ra, nói từ chối không phải điều gì xấu cả, nói từ chối chỉ là bạn đang thể hiện bạn, đang bày tỏ thái độ không thích của mình với điều mà bạn không muốn mà thôi. Hãy thẳng thắn nói ra lời từ chối chứ đừng gượng ép bản thân bạn làm điều gì cả, vì như thế sẽ không tốt cho cả đôi bên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ví dụ như công việc thì bạn nên biết cách từ chối để không mất lòng người đối diện. 3. Học cách từ chối khéo léo để thành công Bạn có biết một người thành công chính là những người vô cùng dứt khoát, kể cả trong những lời mời và lời đề nghị. Học sẽ thẳng thắn nói “không” với những điều bất lợi cho bản thân của họ, tuy nhiên, cách họ nói từ chối cũng khiến cho đối phương bị thuyết phục. Trong cuộc sống của bạn sẽ gặp những vấn đề này rồi, bạn đang rất bận bịu với hàng núi công việc khác nhau, tuy nhiên cấp trên hay đồng nghiệp của bạn lại nhờ bạn một việc gì đó. Để không làm mất hình tượng của bản thân bạn lại ôm thêm việc vào người, và người ta nói đó chính là “mua dây buộc bụng”. Tuy nhiên trên thực tế, nó sẽ khác xa với những gì bạn nghĩ, khi bạn nói không với những lời đề nghị đó có thể tầm ảnh hưởng của bạn sẽ được nâng lên rất nhiều lần. Không những thế mà từ chối còn có thể giúp bạn không xao nhãng trong công việc, tập trung cao độ vào mục tiêu mà bạn đã đề ra. Để đạt được những điều đó trong phần này chúng tôi sẽ mách cho bạn những cách để bạn có thể từ chối vừa không làm mất lòng người đối diện vừa không cần phải làm những gì mình không thích. Học cách từ chối khéo léo để thành công 3.1. Thay đổi trong chính suy nghĩ của mình Trước nay bạn vẫn luôn mang trong mình một suy nghĩ, bạn ép não bộ của mình phải tuân theo đó chính là nếu không chấp nhận công việc đó thì bạn sẽ bị đánh giá kém, sẽ bị cấp trên cho là không nhiệt tình với công việc. Điều đó hoàn toàn sai, không phải bạn từ chối công việc mới là sẽ không tâm huyết với công việc. Hãy suy nghĩ một cách tích cực, loại bỏ những việc không liên quan, không đúng chuyên môn ra khỏi list công việc của bạn sẽ khiến bạn tập trung vào việc của mình nhiều hơn. Chỉ có bạn, người thực hiện công việc đó mới có thể hiểu được bản thân muốn gì, việc nào cần làm trước và việc nào cần làm sau, đó chính là một trong những yếu tố giúp bạn thành công hơn trong công việc. 3.2. Nói từ chối một cách thẳng thắn Xã hội bây giờ đã thay đổi rất nhiều, công bằng hơn, văn minh hơn và mọi người bình đẳng được nói lên tiếng nói của mình. Sống trong một xã hội hiện đại và văn minh thì không có lý do gì khiến bạn rụt rè, e ngại việc bày tỏ quan điểm. Có rất nhiều người cảm thấy ngại, không dám nói ra lời từ chối với đồng nghiệp, với những người cấp trên của mình vì sợ sẽ làm mất lòng mọi người. Sẽ làm mất đi hình ảnh nhân viên ưu tú mẫu mực. Tuy nhiên việc bạn nói ra những quan điểm cá nhân là khẳng định tính cách của mình, thể hiện mình không phù hợp với công việc đó và không thể hoàn thành công việc được. Khi đưa ra ý kiến của bản thân, mọi người sẽ biết bạn là một người có tầm nhìn, có kế hoạch và biết đâu mới là điểm mạnh của mình. Chính vì thế mà bạn đừng ngại ngùng khi nói “không” kể cả với cấp trên. 3.3. Thẳng thắn với người đối diện Một cảm giác đang len lỏi trong đầu óc và con người của bạn chính là “sẽ cảm thấy có lỗi” với đối phương. Tuy nhiên, bạn không nên cảm thấy như vậy nếu bạn không làm gì sai. Mối quan hệ của bạn và người kia chỉ có thể hòa đồng và tồn tại lâu dài khi cả hai bên đều cảm thấy thoải mái. Chính vì thế, nếu bạn không thoải mái với lời đề nghị của đối phương thì hãy nói không luôn để hai bên hiểu nhau, chứ đừng cảm thấy có lỗi nhé. 3.4. Loại bỏ cảm giác có lỗi với đối phương Khi bạn đang ở vị trí được lựa chọn “hoặc giúp đỡ - hoặc không giúp” nhưng cũng có thể là “hoặc nhận lời – hoặc không nhận lời” tất cả những điều như thế này hoàn toàn là do bạn chọn. Đây chính là những lựa chọn mà bạn có thể chọn, đã là lựa chọn thì bạn không nên cảm thấy có lỗi khi bạn không giúp được cho họ. Bạn đã nghe câu “ốc còn không mang nổi mình ốc mà còn mang cọc cho rêu” đây chính là câu nói thể hiện nếu bạn chưa thực hiện tốt được công việc của mình thì không nên kham việc hộ cho người khác. 3.5. Lựa chọn từ ngữ khéo léo trong cách từ chối Hầu hết tất cả mọi người đều làm tốt các công đoạn trên, cho đến công đoạn quyết định “chốt đòn hạ gục đối phương” thì lại vận dụng sai cách. Nếu bạn được nhận một lời đề nghị thay đổi công việc thì bạn sẽ trả lời như thế nào? - Cách thứ nhất: Tôi không đủ khả năng để đảm nhận công việc này - Cách thứ hai: Tôi không làm công việc này Bạn sẽ chọn cách nói nào? Đại đa số chúng ta sẽ chọn cách nói đầu tiên để giảm bớt sự căng thẳng. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu lại cho thấy cách nói thứ hai mới là cách nói bạn nên sử dụng. Vì cách thứ hai thể hiện uy lực, tầm ảnh hưởng và sự dứt khoát của bạn. Thể hiện bạn là con người thẳng thắn, nhìn nhận vấn đề một cách chính xác. Nếu bạn sử dụng cách đầu tiên vì chỉ muốn nói giảm nói tránh để làm giảm bớt sự căng thẳng của bầu không khí nhưng người nghe lại không cảm thấy như vậy. Bởi vậy, hãy lựa chọn cách nói đi thẳng và trọng tâm vấn đề. 4. Nghệ thuật từ chối khéo léo của những người thành công “Hứa thật nhiều rồi không làm được” đó chính là một sự thật hiển nhiên, khi bạn đang bận với một núi công việc ngổn ngang mà vẫn kham thêm việc vào người rồi dẫn đến không giúp được họ và công việc của bạn cũng không thể hoàn thành được. Trước khi nhận lời, hay từ chối điều gì thì bạn hãy: 4.1. Xem xét và cân nhắc về thời gian Không phải lúc nào bạn cũng có thời gian đi “lo chuyện bao đồng” chính vì thế mà hãy cân nhắc lại xem quỹ thời gian của mình như thế nào. Hãy xem công việc của mình cần bao nhiêu thời gian và nếu bạn nhận lời thì bạn sẽ mất thêm bao nhiêu thời gian để làm công việc đó. Nếu thực hiện song song cả hai thì bạn còn thời gian nghỉ ngơi hay không? Giá trị của lời hứa là rất quan trọng, đừng vì nông nổi nhất thời mà bạn thất hứa với người kia. Chính vì thế trước khi trả lời thì hãy xem quỹ thời gian dự trữ cho công việc phát sinh là bao nhiêu. Nghệ thuật từ chối khéo léo của những người thành công 4.2. Nhận biết những người có ý không tốt, muốn lợi dụng bạn Khi nhờ vả hay đưa ra bất kỳ lời đề nghị nào thì chắc chắn đối phương sẽ tỏ ra thân thiện với bạn, cũng có thể họ đưa ra những lợi ích dành cho bạn khi bạn thực hiện công việc đó. Đứng trước hoàn cảnh đó thì bạn cần phải có đầu óc nhạy bén để phân biệt được xem ai là người thật sự cần giúp đỡ, ai là người chỉ muốn lợi dụng bạn để đạt được mục đích cá nhân. Đừng vì những người thân thiết, hay những lợi ích trước mắt mà để cho người khác lợi dụng. 4.3. Trả lời sau khi đã hiểu rõ vấn đề Sau khi bạn xâu chuỗi lại hết những vấn đề trên thì bạn hãy quyết định nhận lời hoặc từ chối đối phương. Việc bạn nói từ chối đúng lúc sẽ giúp cho bạn và người đối diện không mất thời gian. Nói lời từ chối đúng lúc cũng là một nghệ thuật giúp bạn thành công. Trong cuộc sống và trong công việc, bạn nên hiểu rõ và biết khi nào thì cần từ chối. Từ chối không có nghĩa là bạn “cắt đứt” mối quan hệ với đối phương mà đó chính là bạn đang xây dựng mối quan hệ đôi bên tốt đẹp lên. Nếu từ trước đến nay bạn vẫn ngại nói ra câu từ chối thì bây giờ hãy thực hành nói với những trường hợp mà bạn không thích. Đừng để mối quan hệ đôi bên duy trì bằng “ngượng ngùng”. Hy vọng với những thông tin mà timviec365.vn đem lại cho bạn trên đây thì bạn đã có thêm những kiến thức vô cùng bổ ích cho cuộc sống “ngượng ngùng chi nói lời từ chối”
Đọc nguyên bài viết tại: Từ chối tiếng anh là gì? Cách từ chối thông minh mà bạn nên biết
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét