1. Entry level là gì? Vị trí được thiết kế cho đối tượng nào? Entry level là gì? Entry level là một từ tiếng anh chuyên ngành nằm trong danh sách những từ mượn không được hiểu theo đúng với nghĩa đen của nó. Đây là từ được sử dụng để gọi chung cho những vị trí công việc tuyển dụng không đòi hỏi kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp mở ra cơ hội cho lớp trẻ tài năng mà cụ thể hơn là cơ hội cho thế hệ cử nhân mới ra trường. Công việc Entry – level được hiểu là công việc ở mức khởi điểm đòi hỏi ít kỹ năng và kiến thức vì thế mức lương khởi điểm ở mức thấp. Những công việc này có thể yêu cầu về thể lực, những công việc bán thời gian hoặc là những công việc được đào tạo trực tiếp khi tuyển dụng. Đối tượng đầu vào cho các đầu việc này là sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học/ cao đẳng. Trải nghiệm thực tập trong khoảng thời gian ngắn giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc, có thông tin số liệu hoàn thành báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp tuy nhiên nó không thể thay thế cho trải nghiệm toàn thời gian. Vì vậy cơ hội làm việc tại các vị trí entry – level đem lại lợi ích không tưởng mà không thể bỏ qua ngay cả khi bạn đã tham gia thực tập trong suốt thời gian học tập trước đó. Đây cũng là cơ hội để nhà tuyển dụng tìm kiếm một chuyên gia trẻ tuổi mà không nhất thiết trước đây đã từng làm công việc toàn thời gian. 2. Yêu cầu đối với nhân sự tại vị trí Entry – level Yêu cầu nhân sự đối với vị trí Entry level 2.1. Yêu cầu bằng cấp Có hai khả năng xảy ra khi tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại vị trí khởi điểm – entry level: - Một là yêu cầu bằng cấp đại học hoặc cao đẳng để được trúng tuyển vào làm việc, thường thấy phổ biến trong các lĩnh vực như tài chính, tư vấn, tiếp thị và chăm sóc sức khỏe. - Hai là không yêu cầu bằng đại học hoặc kinh nghiệm làm việc nếu có trước đây. Các công việc điển hình trong trường hợp này bao gồm các vị trí trong lĩnh vực khách sạn, bán lẻ hay một số công việc hành chính nhất định. Vì không yêu cầu bằng cấp mà những ứng viên có bằng cử nhân có thể bị bỏ qua vì nhà tuyển dụng đánh giá họ quá chất lượng mà công việc không cần tới năng lực đó. Hơn nữa, với những người có trình độ, bằng cấp việc đào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc có thể gặp khó khăn. 2.2. Kinh nghiệm chuyên môn có nằm trong yêu cầu? Có nhiều thông tin tuyển dụng gắn mác entry – level nhưng khi nhìn phần yêu cầu ứng tuyển ứng viên vẫn thấy yêu cầu bằng cấp từ trung cấp tới đại học, họ vẫn hy vọng ứng viên của mình có 1 – 3 năm kinh nghiệm chuyên môn toàn thời gian. Bạn có thể gặp trường hợp này tại các công ty nhỏ hơn đang hoạt động với ngân sách eo hẹp nhưng vẫn cố gắng thu hút các ứng viên tài năng. Còn nếu bạn là sinh viên cơ hội vẫn dành cho bạn khi trước đây bạn có từng trải qua kỳ thực tập dù bán thời gian hay toàn thời gian. Công việc ở mức khởi điểm sẽ cho bạn cơ hội học tập và đào tạo thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Bạn sẽ bất ngờ khi vị trí này yêu cầu kinh nghiệm mà bạn có sẵn. Kỳ thực tập, đồ án mà bạn hoàn thành khi đi học, hoặc công việc bán thời gian, làm tình nguyện, tham gia các khóa học và hầu hết mọi thứ khác có thể giúp bạn trau dồi kỹ năng chuyên môn, tất cả những gì liên quan tới công việc đều được tính là kinh nghiệm. Điều đó có nghĩa là công ty thực sự sẽ không bỏ qua yêu cầu công việc entry – level là 2 năm, 3 năm kinh nghiệm nhưng họ cũng sẽ xem xét những ứng viên chưa từng có kinh nghiệm làm việc toàn thời gian trước đây. Đừng bỏ lỡ cơ hội bằng cách thể hiện nó trong bản CV, đơn xin việc hay lá thư xin việc của mình để qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực về kinh nghiệm bạn đang sở hữu. Có thể bạn là ứng viên đủ tiêu chuẩn cho vị trí công việc có khả năng kiếm được mức lương cao nhất với tấm bằng cử nhân mình đã cố gắng suốt thời gian qua. Cuối cùng, bạn có đủ điều kiện để được làm việc ở công ty hay không là phụ thuộc vào việc bạn có đủ kỹ năng hay không, chứ không hoàn toàn dựa trên khoảng thời gian làm việc của bạn là bao lâu. Vị trí công việc đã cho bạn cơ hội tích lũy kinh nghiệm, học hỏi để củng cố năng lực, kiến thức và trách nhiệm của bạn là đón nhận nó như thế nào để sau này có đủ kỹ năng ở lại vận hành công việc. 3. Lợi ích dành cho doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự vào vị trí Entry – level Doanh nghiệp được gì khi tuyển nhân sự vị trí Entry level Cũng giống như các vị trí khác, đóng góp một phần không nhỏ trên hành trình phát triển của doanh nghiệp, các vị trí cấp entry – level là một phần không thể thiếu trong quản lý tài năng. Công việc không yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp, kinh nghiệm vì thế cơ hội mở ra cho sinh viên mới tốt nghiệp và cả những nhân viên đã có kinh nghiệm nhưng họ muốn tìm kiếm năng lực mới tiềm ẩn trong bản thân mà chuyển hướng sang một nghề hoàn toàn mới, do đó họ sàng chấp nhận một vị trí cấp entry – level. Hàng năm, lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường ở các khối ngành kinh tế tăng đáng kể. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, năng lượng tràn trề của tuổi đôi mươi mong muốn nhanh chóng trải nghiệm sự đời, cống hiến sức trẻ cho công việc đầu tiên. Thế nhưng để tìm việc làm ở giai đoạn này khá khó khăn với họ bởi nếu muốn làm đúng chuyên môn cùng mức lương cao thì cần đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm mà với họ kinh nghiệm lại là thứ gì đó quá xa xỉ trong thời gian hiện tại. Một điều đặc biệt là những công việc ở cấp entry - level không đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm hoặc chỉ yêu cầu một ít kinh nghiệm có thể là từ kỳ thực tập trước đó, là điều kiện để sinh viên có cơ hội để tiếp thu nền tảng kiến thức mới, phát triển nhiều mối quan hệ, định hướng một lối đi mới trên con đường sự nghiệp của mỗi bạn sinh viên. Và lý do để nhà tuyển dụng chấp nhận sinh viên dù họ thiếu kinh nghiệm nhưng có niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ và có những kỹ năng mà thế hệ trước có thể giờ đã tắt. Chắc chắn việc tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp đem đến cho đơn vị tuyển dụng cả ưu lẫn nhược điểm nhưng phần ưu điểm chiếm sóng khá nhiều khi nhược điểm chỉ khiến doanh nghiệp mất một khoảng thời gian ngắn để đào tạo năng lực vận hành công việc phù hợp với văn hóa công ty. 3.1. Tiết kiệm chi phí Rõ ràng với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm lại chưa có cơ hội tiếp xúc với công việc cho nên năng suất làm việc ban đầu sẽ chưa cao, chưa đem lại doanh thu cho công ty đồng nghĩa với việc mức lương nhận được tại vị trí này khá thấp. Đó là nhược điểm đối với ứng viên nhưng lại là lợi ích dành có công ty. Chi phí thuê nhân công thấp, tiết kiếm tới 80% ngân sách doanh nghiệp mà công việc lại chỉ bị trì hoãn trong thời gian ngắn rồi sau đó khi quen việc vẫn mức lương như vậy, doanh thu mà nhóm nhân lực này mang lại cho công ty lại tăng cao hơn. 3.2. Đào tạo được đội ngũ nhân sự tiềm năng trong tương lai Lợi ích về lâu dài khi tuyển dụng sinh viên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp đem lại cho doanh nghiệp sở hữu được đội ngũ nhân tài phủ lấp được chỗ trống tại các vị trí trung cấp còn thiếu sót. Bên cạnh đó, với nền tảng kiến thức chuyên môn vừa tiếp nhận từ các trường đại học, cao đẳng giúp doanh nghiệp đào tạo công việc thực tế một cách dễ dàng. Tận dụng kỹ năng của đối tượng này, tuyển dụng cấp entry – level đã đem tới cho doanh nghiệp không ít lần chứng minh hiệu quả trong việc tìm kiếm lãnh đạo kinh doanh mới cho tổ chức. Trên thực tế đã cho thấy minh chứng rõ nhất về nhận định này, nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh nổi bật đã được thăng tiến hoặc lập nghiệp với xuất phát điểm ở vị trí thấp nhất. 3.3. Họ có những kỹ năng mà không phải thế hệ nào cũng có Thế giới không ngừng phát triển, nền kinh tế đang rẽ lối sang một con đường mới của thời đại công nghệ 4.0 – thời đại của kỷ nguyên số. Vì thế các doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục tồn tại phải liên tục đổi mới, vận hành và áp dụng thành công của công nghệ. Tuy nhiên để vận hành được bộ máy hiện đại này cần có một đội ngũ nhân lực thông thạo công nghệ, không ai khác chính là những gương mặt tài năng của tuổi trẻ. Nói như vậy không có nghĩa là đánh đồng tất cả thế hệ đi trước không có năng lực để vận hành mà trong lâu dài tuổi trẻ chính là chủ nhân tương lai của thế giới mới, là đối tượng bắt kịp xu thế nhanh và hiệu quả nhất. Các công nghệ mới như ứng dụng di động và phương tiện truyền thông và đặc biệt đây là thời đại bùng nổ của sàn thương mại điện tử, nếu muốn công ty có chỗ đứng trên thị trường kinh doanh, biến công ty thành một văn phòng kỹ thuật số, tài năng trẻ chính là nhân tố cốt lõi của sự biến đổi tích cực này. Bên cạnh đó, như đã đề cập, đặc thù của tuổi trẻ là tính cách năng động, trí sáng tạo cao và có xu hướng cầu toàn hơn những thế hệ trước. Vì vậy, khi tiếp nhận công việc mới chắc chắn họ rất muốn được chứng tỏ năng lực để vươn tới vị trí cao hơn chứ không muốn suốt đời chỉ yên vị tại vị trí cấp entry – level. Một ưu điểm khác của tuổi trẻ trong giao tiếp, họ có thể làm việc, đàm phán tốt hơn với các đồng nghiệp quốc tế, rào cản về văn hóa không thành vấn đề với họ. Môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng, xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp mà tài năng trẻ toàn cầu chắc chắn sẽ đem lại cho doanh nghiệp của bạn những tác động tích cực không ngờ. Vậy là trên đây Timviec365.vn đã dẫn các bạn đi tìm hiểu thông tin để giải đáp cho câu hỏi Entry level là gì? Một vị trí công việc mức khởi điểm không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp hứa hẹn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Với các kỹ năng phù hợp bạn chắc chắn sẽ tìm được một công việc trong lĩnh vực của mình ngay lập tức. Tuy nhiên trước mắt để vươn tới tương lai tươi sáng hơn bạn cần chấp nhận mức lương nhân được sẽ không mấy cao. Nhưng cũng đừng vì thế mà nản trí. Chúc bạn sớm thành công!
Tham khảo bài gốc ở: Entry level là gì? Công việc ở cấp entry – level dành cho ai?
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét