Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Những điều bạn cần biết về chức năng, nhiệm vụ của phòng maketing

Những điều bạn cần biết về chức năng, nhiệm vụ của phòng maketing

1. Phòng marketing là gì? Phòng Marketing là gì Để hiểu có thể hiểu rõ về chức năng nhiệm vụ của phòng marketing trước tiên chúng ta cần hiểu được marketing là gì? Và phòng marketing là gì? Chúng ta có thể hiểu marketing chính là tên gọi của một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ quá trình này mà những cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra và chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác. Như vậy chúng ta có thể hiểu marketing là toàn bộ những hoạt động kinh doanh của một cá nhân hay một tập thể. Là toàn bộ những hoạt động từ việc hình thành ý tưởng cho đến việc triển khai sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường tới tay người tiêu dùng. Cùng với đó là công việc xúc tiến các chương trình quảng cáo để bán được sản phẩm đó một cách tốt nhất trên thị trường. Vậy phòng Marketing có thể được ví như là một cây cầu móc nối giữa hai là bên công ty và bên ngoài, giữa sản phẩm của công ty với khách hàng, giữa những thuộc tính của sản phẩm với những nhu cầu của khách hàng.  2. Những chức năng nhiệm vụ của phòng marketing Phòng marketing là bộ phận vô cùng quan trọng của bất cứ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp nhỏ lẻ hay các doanh nghiệp lớn. Để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên thì việc có một phòng marketing mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy chức năng và nhiệm vụ của phòng marketing là những gì mà lại có vai trò quan trọng như vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngay dưới đây nhé! Nghiên cứu tiếp thị và thông tin về khách hàng Công việc đầu tiên phải kể đến của phòng marketing là công việc tiếp thị và thông tin về khách hàng. Tiếp thị và thông tin về khách hàng là nghiên cứu và tìm hiểu về hành vi cũng như sở thích của khách hàng trong nền kinh tế thị trường nhất định nhằm mục đích tìm hiểu đánh giá những tác động của các chiến dịch tiếp thị khác nhau. Công việc tìm hiểu nghiên cứu thông tin về khách hàng là vô cùng quan trọng nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các nhóm đối tượng khách hàng từ đó đưa ra các bản kế hoạch tiếp thị sản phẩm tới khách hàng có hiệu quả cao. 2.1.Lập sơ đồ thị trường và dự đoán doanh thu Việc lập được sơ đồ thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dự đoán được số lượng sản phẩm có thể bán được cũng như dự tính được doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định.  Từ sơ đồ thị trường chúng ta có thể nhìn ra được thị trường hiện tại của sản phẩm là như thế nào, từ đó chúng ta sẽ đưa ra được những kế hoạch kinh doanh cụ thể và xác định được nguồn doanh thu mà chúng ta có thể khai thác được từ thị trường hiện tại. Để lập sơ đồ thi trường trước tiên chúng ta cần thu thập thông tin thị trường để xác định được nhu cầu hiện tại của thị trường là gì? Thị trường mục tiêu hiện tại của chúng ta là thị trường nào, xác định thị trường mới là gì. Từ đó chúng ta xác định được phạm vi thị trường cho sản phẩm của chúng ta kinh doanh. Đồng thời việc lập sơ đồ thị trường cũng giúp chúng ta nắm bắt được nhu cầu hiện tại và trong tương lai của thị trường đối với sản phẩm, xác định được các đặc thù của thị trường. Tổ chức hình thành phát triển sản phẩm 2.2 Để hình thành và phát triển một sản phẩm mới phòng marketing cần thực hiện qua 8 bước sau: Bước 1: Hình thành ý tưởng sản phẩm Bước 2: Sàng lọc các ý tưởng về sản phẩm  Bước 3: Phát triển và tiến hành thử nghiệm mô hình của sản phẩm Bước 4: Dự tính lợi nhuận từ sản phẩm mang lại Bước 5: Phát triển các chiến lược marketing Bước 6: Phát triển cải tiến sản phẩm Bước 7: Thử nghiệm trên thị trường Bước 8: Tiến hành thương mại hóa sản phẩm  Sau khi xác định được sản phẩm các doanh nghiệp sẽ bắt tay vào phát triển các chiến lược marketing cho sản phẩm. Xác định xem đối tượng khách hàng của sản phẩm là những đối tượng nào? Những đối tượng này có những đặc điểm gì? Định ra giá cả của sản phẩm sao cho phù hợp với các nhóm đối tượng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp. Bước kế tiếp là xây dựng cho sản phẩm  một kế hoạch bán hàng cụ thể và chi tiết với mục tiêu doanh số rõ ràng. Sau khi tung sản phẩm ra thị trường phòng marketing sẽ phải theo dõi và phân tích phản ứng cũng như mức độ tiếp nhận của thị trường đối với sản phẩm. Từ đó để có kế hoạch cụ thể cho việc cải tiến và hoàn thiện sản phẩm, vạch ra được kế hoạch cụ thể cho sản phẩm mới. 2.3. Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu và định hướng thương hiệu Nhãn Trước tiên chúng ta cần hiểu phân khúc thị trường là việc  phân chia thị trường thành các phần khác nhau dựa trên các yếu tố như: động cơ mua hàng của khách hàng, lứa tuổi, hành vi, tính cách, giới tính, giàu nghèo… Thông thường mỗi một doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một phân khúc thị trường phù hợp đó là phân khúc có chứa những đối tượng khách hàng hoặc có khả năng trở thành của doanh nghiệp. Việc phân khúc thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp thấy được các cơ hội thị trường thông qua việc phân tích và phân loại các nhóm đối tượng khách hàng. Từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra các loại hình sản phẩm khác nhau với mẫu mã và kiểu dáng đa dạng để phục vụ các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Phân khúc thị trường còn là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng và định hướng cho cho doanh nghiệp của mình các chiến lược thị trường cụ thể. Xác định được chính xác những mục tiêu và định hướng cho thương hiệu cũng như những sản phẩm của doanh nghiệp mình kinh doanh. Xây dựng vị trí nhất định của thương hiệu mình trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. 2.4. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch marketing sản phẩm Rất nhiều người cho rằng việc xây dựng các kế hoạch marketing là điều không cần thiết nó sự lãng phí cả về thời gian lẫn công sức. Nhưng sự thật không phải như vậy, một bản kế hoạch marketing chi tiết và cụ thể sẽ giúp cho doanh nghiệp năm bắt được lộ trình marketing của sản phẩm, đo lường và đánh giá được kết quả của các hoạt động marketing. Khiến cho mọi người trong doanh nghiệp nắm rõ được mục tiêu, và định hướng của doanh nghiệp, hiểu rõ công việc mình cần làm được thực hiện trong bao lâu. Như vậy chúng ta có thể thấy một kế hoạch marketing cụ thể chi tiết với thời gian cụ thể rất quan trọng đối với một doanh nghiệp.  Sau khi đã xây dựng được bản kế hoạch marketing cụ thể  chi tiết chúng ta cần bắt tay vào thực hiện nó một cách nghiêm túc. Làm sao để có thể hoàn thành một cách tốt nhất những mục tiêu đã đề ra trong bản kế hoạch marketing sản phẩm. Nhận ra và chỉnh sửa kịp thời nếu như phát hiện ra bạn kế hoạch marketing ban đầu lập ra có sai sót. 2.5. Thiết lập và sử dụng hiệu quả sức mạnh truyền thông Để sản phẩm của mình được ra mắt trước công chúng với ấn tượng tốt nhất phòng marketing cần phải có kế hoạch cụ thể về các chiến dịch truyền thông. Các phương tiện truyền thông sẽ giúp thương hiệu của sản phẩm phát triển và được quảng bá rộng rãi.Nhờ các phương tiện truyền thông các sản phẩm của doanh nghiệp bạn sẽ đến với khách hàng dễ dàng hơn.  Như vậy chúng ta có thể thấy phòng marketing không thể thiếu ở bất cứ công ty doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Nhân viên phòng kinh doanh chính là những nhân tố giúp cho công ty  phát triển và có chỗ đứng trên thị trường. Qua bài viết này mình hy vọng giúp các bạn hiểu rõ thêm về chức năng và nhiệm vụ của phòng marketing cũng như vai trò quan trọng của phòng marketing đối với mỗi doanh nghiệp.

Coi nguyên bài viết ở: Những điều bạn cần biết về chức năng, nhiệm vụ của phòng maketing

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét