Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Vốn cố định là gì? Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là gì? Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

1. Một số khái niệm liên quan đến vốn cố định 1.1. Vốn là gì? Để hiểu như thế nào là vốn cố định, trước hết hãy cùng tìm hiểu vốn là gì? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về vốn, tùy theo từng góc độ nhìn nhận mà có những khái niệm khác nhau. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định mọi hoạt động của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế xã hội. Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vốn luôn tồn tại ở hai hình thức cơ bản là hình thái giá trị và hình thái hiện vật. - Xét dưới dạng hình thái của giá trị thì vốn chính là tiền – đây là hình thái ban đầu cũng và cũng chính là cuối cùng của vốn. Sau khi hoàn thành một chu kỳ sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thì số vốn đó sẽ lại được thu hồi về. - Còn xét dưới dạng giá trị của hiện vật, thì vốn được hiểu là các tư liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất như các thiết bị máy móc, nhà xưởng,... Đối với sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó thì nguồn vốn được xem là một trong những nguồn lực chính của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy cho sự phát triển vững mạnh đất nước. Đó là những nguồn nhân lực, là nguồn vốn, toàn bộ các kỹ thuật – công nghệ hay các nguồn tài nguyên có sẵn,... Và ngoài sự tồn tại ở dạng vật chất, vốn còn được thể hiện ở các dạng tài sản vô hình như các quyền về sở hữu công nghệ, sự uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu độc quyền, kinh nghiệm tay nghề, chất xám,... 1.2. Khái niệm vốn cố định được hiểu là gì? Vốn cố định được hiểu là gì? Dựa trên những thông tin đưa ra về vốn, có thể hiểu đơn giản “vốn cố định” chính là số vốn tiền tệ nhất định được dùng để đầu tư cho công việc mua sắm các tài sản, việc xây dựng hay lắp đặt tất cả các tài sản cố định hữu hình cũng như cho toàn bộ những chi phí đầu tư vào những tài sản cố định vô hình nào đó tại doanh nghiệp. Số vốn này mang tính đầu tư ứng trước bởi nếu như sử dụng và đạt hiệu quả thì sẽ không mất đi mà doanh nghiệp sẽ được thu hồi lại khi hàng hóa hay dịch vụ của mình đã được tiêu thụ. Tất cả những tài sản cố định trong quá trình sử dụng đều có ảnh hưởng đến việc quyết định và chi phối những đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Cụ thể có thể thấy quá trình luân chuyển của vốn cố định bao gồm những đặc điểm sau: - Vốn cố định có mặt trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. - Vốn cố định của doanh nghiệp sẽ được tiến hành luân chuyển theo từng phần, từng giai đoạn vào trong các chu kỳ nhất định của hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp. Cụ thể đó chính là việc tham gia vào quá trình sản xuất nào đó, một bộ phận nhất định của vốn cố định sẽ được luân chuyển đi nơi khác và trở thành một khoản chi phí cố định tương ứng với những phần đã bị hao mòn đi của các tài sản cố định tại doanh nghiệp. - Sau khi đã trải qua rất nhiều các chu kỳ sản xuất và kinh doanh thì vốn cố định mới có thể hoàn thành và kết thúc một vòng luân chuyển của mình. Và sau mỗi chu kỳ hoạt động đó, vốn cố định sẽ được luân chuyển vào chính các giá trị của sản phẩm dưới dạng chiết khấu sẽ tăng lên, tuy nhiên phần vốn đầu tư ban đầu cho các hoạt động đó thì lại giảm xuống. Khi đã kết thúc thời gian sử dụng, toàn bộ những giá trị của vốn cố định sẽ được chuyển dịch vào chính giá trị của sản phẩm, dịch vụ đã làm ra tại doanh nghiệp, đến khi đó mới hoàn thành và kết thúc một vòng luân chuyển của mình. 1.3. Tín dụng vốn cố định Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cấp bổ sung tạo nên những tài sản cố định dành cho khách hàng vay vốn khi các nguồn vốn khác không đủ để có thể thực hiện được dự án. Đây là hình thức đầu tư để mua sắm các tài sản cố định, cải tiến cũng như đổi mới các kỹ thuật để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và xây dựng các đơn vị doanh nghiệp, các xí nghiệp hay các công trình mới. Thời hạn cho vay tín dụng vốn cố định có thể là trung hạn hoặc dài hạn. 1.4. Bảo toàn vốn cố định Bảo toàn vốn cố định Bảo toàn vốn cố định hay trong tiếng Anh còn gọi là “Fixed capital preservation” – là sau khi hoàn thành mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải đảm bảo được việc duy trì các giá trị thực của vốn cố định. Đây là vấn đề quan trọng và cần thiết bởi: - Vốn cố định thường chiếm tỷ trọng khá lớn và ảnh hưởng đến quyết định trong việc tăng trưởng nền kinh tế cũng như sự cạnh tranh của doanh nghiệp. - Vòng quay của vốn cố định khá dài nên dễ gặp phải nhiều rủi ro do những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. - Cần phải bảo toàn vốn cố định do nguồn vốn cố định được bù đắp từng phần nhỏ lẻ nên cũng rất dễ xảy ra tình trạng bị thất thoát. 2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Để có thể đánh giá chính xác nhất về hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn cố định, cần phải dựa vào các tiêu chí sau đây: - Dựa vào hiệu suất sử dụng của vốn cố định (viết tắt là HSSD VCĐ) theo công thức là: chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay doanh thu thuần trong chu kỳ đó. - Chỉ tiêu thứ hai là dựa vào tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (TSLNVCĐ) – phản ánh một đồng vốn cố định trong chu kỳ nhất định có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Công thức tính được xác định như sau:TSLNCĐ = (lợi nhuận trước thuế / vốn cố định) x 100% - Dựa vào hàm lượng vốn cố định (HLVCĐ) – phản ánh việc để tạo ra được một đồng doanh thu hay doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Công thức cụ thể là:HLVCĐ = vốn cố định / doanh thu Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Hiệu quả sử dụng vốn cố định dựa vào hệ số hao mòn tài sản cố định (HSHM TSCĐ) – phản ánh mối quan hệ giữa tiền chiết khấu lũy kế với giá ban đầu của tài sản cố định tính bình quân trong chu kỳ đó. Công thức được tính như sau:HSHM TSCĐ = số tiền chiết khấu lũy kế / giá ban đầu của tài sản cố định tính trung bình - Dựa vào việc đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định (HSSD TSCĐ) theo công thức là:HSSD TSCĐ = doanh thu / giá ban đầu của tài sản cố định bình quân của chu kỳ - Hệ số trang bị tài sản cố định (HSTB TSCĐ) với công thức:HSTB TSCĐ = giá ban đầu tài sản cố định / số lượng công nhân sản xuất trực tiếp tại doanh nghiệp - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua tỷ suất đầu tư tài sản cố định (TSĐT TSCĐ) – phản ánh được mức độ đầu tư vào các tài sản cố định trong tổng số giá trị của tài sản tại doanh nghiệp và tính theo công thức:TSĐT TSCĐ = (giá trị còn lại của tài sản cố định / tổng số tài sản) x 100% - Một chỉ tiêu nữa để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là dựa vào kết cấu tài sản cố định của các doanh nghiệp – phản ánh được quan hệ tỷ lệ giữa các giá trị của từng nhóm và các loại tài sản cố định trong tổng số giá trị của chúng ở thời điểm đánh giá. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng được cơ cấu tài sản cố định phù hợp nhất. 3. Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động 3.1. Về khái niệm Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa vốn cố định và vốn lưu động. Tuy nhiên giữa 2 khái niệm này lại có sự khác biệt rõ ràng cần phải phân biệt. Khác với khái niệm vốn cố định, vốn lưu động được hiểu là sự biểu hiện bằng tiền của những tài sản ngắn hạn. Do đó, đặc điểm của vốn lưu động luôn chịu ảnh hưởng và sự chi phối từ những đặc điểm của toàn bộ tài sản ngắn hạn. 3.2. Về đặc trưng Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động Về đặc trưng, vốn cố định và vốn lưu động có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể là: - Đối với vốn lưu động: + Có sự lưu chuyển khá nhanh. + Vốn lưu động có sự dịch chuyển nhưng chỉ một lần duy nhất vào mỗi quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. + Vốn lưu động sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất và kinh doanh cũng chính là lúc hoàn thành một vòng tuần hoàn của chu kỳ. + Quá trình hoạt động, tham gia vào sản xuất của nguồn vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái giá trị này sang hình thái giá trị khác và sau cùng sẽ trở về với hình thái ban đầu nhưng với giá trị lớn hơn ban đầu. Và chu kỳ hoạt động, sản xuất kinh doanh của vốn lưu động chính là cơ sở để có thể đánh giá được chính xác khả năng thanh toán cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. + Sự khác biệt lớn nhất của vốn lưu động với vốn cố định chính là vốn lưu động chuyển toàn bộ những giá trị của chúng vào giá trị của sản phẩm theo chu kỳ của quá trình sản xuất, kinh doanh. - Đối với vốn cố định: + Vốn cố định có sự luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp bởi tài sản cố định cũng như các khoản đầu tư dài hạn khi tham gia vào nhiều chu kỳ cùng một lúc. + Khi tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp, một số bộ phận vốn cố định để đầu tư vào hoạt động sản xuất sẽ được phân chia thành 2 phần riêng biệt. Một bộ phận sẽ tương ứng với những giá trị hao mòn của toàn bộ tài sản cố định và được dịch chuyển vào chi phí cho hoạt động kinh doanh hay những dịch vụ sản xuất, giá thành của sản phẩm. Và bộ phận giá trị này sẽ được được bù đắp, tích lũy mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ. Đối với bộ phận còn lại của vốn cố định thì sẽ thể hiện dưới dạng hình thức giá trị còn lại của tài sản cố định. 3.3. Về biểu hiện và hình thức thể hiện trên báo cáo tài chính - Biểu hiện của vốn cố định chính là những tài sản cố định, còn với vốn lưu động sẽ thể hiện dưới dạng các tài sản lưu động. - Những chỉ tiêu đưa ra để đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động của tài sản lưu động chính là tiền và các khoản khác tương đương với tiền. Còn đối với vốn cố định thì chỉ tiêu chính là các yếu tố bắt nguồn từ tài sản cố định trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh,... Trên đây là những chia sẻ về vốn cố định là gì cũng như sự khác nhau giữa vốn cố định và vốn lưu động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất cho công việc và đời sống hàng ngày của tất cả mọi người.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Vốn cố định là gì? Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét