1. Thị trường lao động là gì? Thị trường lao động được hiểu theo một cách đơn giản và dễ hiểu là thảo thuận trao đổi hàng hóa đặc biệt giữ một bên là người thuê sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động. Đó chính là định nghĩa thị trường lao động. Thị trường lao động là một thị trường được xem là rộng lớn và quan trọng nhất trong hệ thống thị trường lao động hiện nay, có thể nói phần lớn thời gian của mỗi người ở độ tuổi lao động họ sẽ dành để làm việc và lao động . Người lao động bỏ thời gian và công sức để hoàn thành công việc, kết quả của lao động sẽ được tính bằng thù lao lao động và trả công theo năng lực và số lượng công việc có thể hoàn thành. Thị trường lao động là gì Đây được xem là mối quan hệ mật thiết với nhau từ, bên sử dụng sức lao động nhằm xác định chất lượng và số lượng lao động để đem ra trao đổi thỏa thuận với mức thù lao tương ứng. Trên thị trường hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn thì thị trường lao động cũng chịu sự tác động của khá nhiều quy luật, ví dụ như quy luật cạnh tranh, với những nghề nghiệp có yêu cầu cao, thì mức thù lao chi trả sẽ cao hơn.. ngoài ra còn có quy luật độc quyền, quy luật cung cầu... rất nhiều quy luật điều chỉnh thị trường lao động. 2. Các yếu tố của thị trường lao động và nhân tố tác động Như chúng ta đã biến thị trường lao động có quan hệ mật thiết giữ yếu tố cung và cầu của thị trường lao động, và chúng được tạo thành từ ba bộ phận chính đó chính là cung, cầu và giá cả sức lao động hay còn gọi là thù lao mà người lao động nhận được, được trả bằng tiền tại điểm mà người lao động đồng ý làm việc để nhận mức lương đó và người thuê lao động đồng ý chi trả mức lương đó cho người lao động. Để hiểu hơn về thị trường lao động chúng ta đi tìm hiểu về cung lao động là gì, cầu lao động là gì để từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường lao động nói chung và thị trường lao động Việt Nam hiện nay nói riêng Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động 2.1. Cung lao động là gì? Cung lao động được hiểu đơn giản là những người có khả năng làm việc và có nhu cầu làm việc, họ đang trong độ tuổi lao động và không phạm tội, họ có thể đang có việc làm hoặc đang trong thời gian nghỉ không có việc làm song đang có nhu cầu tìm việc và đang tìm việc, tất cả những đối tượng này đều được gọi là cung lao động. Nguồn cung lao động lớn nhất hiện nay ở nước ta đó chính là các cơ sở đào tạo học sinh, sinh viên, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề hay những cơ sở đào tạo nghề... Theo quy định về độ tuổi lao động ở việt nam của tổng cục thống kế thì độ tuổi lao động nằm trong khoảng từ 15 đến 60 tuổi đối với nam, và độ tuổi lao động với nữ là từ 15 đến 55 tuổi. Việc cung lao động hiện nay của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào cơ cấu dân số của nước ta, chất lượng nguồn lao động như sức khỏe, trình độ văn hóa, cơ cầu ngành nghề, phong tục tập quán... rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cung lao động hiện nay. 2.2. Cầu lao động Cầu lao động được hiểu là lượng lao động mà người sử dụng lao động, hay đơn giản là người thuê lao động, những người này có thể thuê ở mỗi mức giá, có thể chấp nhận được. Cầu lao động có thể xuất hiện từ các công ty, doanh nghiệp.... nhu cầu về nhập khẩu lao động từ các nước. 2.3. Giá cả sức lao động Giao điểm giữa đường cung và đường cầu hình thành nên giá cả sức lao động và nó được thể hiện trực tiếp qua số thù lao mà người lao động nhận được hay còn gọi là lương người lao động nhận được sau khi hoàn thành công việc. Để tính được giá cả sức lao động người ta sẽ dựa vào giao điểm tiền công lao động và số lượng lao động để từ đó xác định ra giao điểm của giá cả sức lao động. Tại giao điểm này chính là điểm cân bằng cung cầu lao động, tại điểm cân bằng này không có thất nghiệp xảy ra, để không có trường hợp thất nghiệp xảy ra thì độ co giãn linh hoạt theo độ tăng của giá cả sức lao động. 3. Những đặc trưng của thị trường lao động Với thị trường lao động có khá nhiều đặc trưng và nó mang những đặc trưng khác với những thị trường khác bài viết sau đây sẽ đưa ra một vài điểm đặc trưng của thị trường lao động bạn cần tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây có thể nói là điểm đặc trưng nhất của thị trường lao động, đối với các loại hàng hóa thông thường thì mối quan hệ giữa người bán hàng và người mua hàng sẽ kết thúc khi thỏa thuận mua bán của họ được giao dịch thành công, đặc biệt khi đấy quyền quyết định sản phẩm hàng hóa của người bán sau khi bán cho người mua sẽ kết thúc, họ không có quyền quyết định đến sản phẩm khi đã bán. Đặc điểm thứ hai cần được nhắc đến đó chính là người lao động là người giữ quyền kiểm soát số lượng và chất lượng sức lao động, nếu người lao động không thích tăng năng suất thì người thuê lao động cũng không có cách nào để tăng năng suất khi thuê người đó, cho nên mối quan hệ lao động là mối quan hệ khá lâu dài. Có rất nhiều cách để khuyến khích người lao động làm việc tích cực hơn bằng cách thưởng về tiền lương, tiền công, tăng các khoản phúc lợi xã hội ... cùng với đó là khuyến khích về mặt tinh thần để nâng cao hiệu quả. Đặc điểm của thị trường lao động Một đặc điểm nữa khá quan trọng trong thị trường lao động đó chính là sự không đồng đều về chất lượng lao động. Chất lượng lao động như đã phân tích ở trên có khá nhiều yếu tố tác động và phụ thuộc, nó có thể phụ thuộc và độ tuổi, giới tích, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, thể lực, trí thông minh... rất nhiều tác động ảnh hưởng đến chất lượng lao động, vì vậy việc đánh giá chất lượng lao động quan quá trình phỏng vấn tuyển dụng là rất quan trọng để từ có có căn cứ để trả công cho người lao động phù hợp với sức lao động. Có một điểm mà thị trường lao động cũng giống như các thị trường khác đó là đều chịu tác động của pháp luật, chính vì vậy mà chủ thể lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thỏa thuận các điều kiện đều chịu ảnh hưởng của pháp luật. 4. Các dạng thị trường lao động Thị trường lao động được chia thành nhiều nhóm khác nhau, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, sự tương tác giữa cung và cầu lao động lao động tác động của chính phủ nó được phân loại như sau. 4.1. Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo Đúng như cái tên gọi của nó thì trường lao động hoàn hảo, thị trường này khá linh hoạt về cung và cầu lao động, và điều đặc biệt là chỉ tồn tại một thị trường duy nhất không bị chia cắt. 4.2. Thị trường lao động nhiều khu vực Đây là một thị trường khá đặc biệt nó được phân chia thành các phần, thị trường riêng... mỗi thị trường có đường cầu và đường cung riêng biệt với cơ chế vận động khác nhau, trong thị trường này nó có tông tại đồng thời thị trường thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp cơ cấu. 4.3. Theo mức độ tương hỗ giữa cung cầu lao động Khi tốc độ cung lớn hơn nhiều so với tốc độ cầu có thể hiểu theo cách đơn giản là số lượng lao động nhiều mà người thuê lao động thì ít dẫn đến hiện tượng thừa lao động. Trong trường hợp này cung lao động gần như một đường nằm ngang. Khi này tiền công lao động sẽ rất thấp. 5. Thị trường lao động của nước ta hiện nay Trong những năm gần đây số lượng lao động trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, chính vì thế mà nhu cầu việc làm ở nước ta hiện nay đang có nhu cầu lớn, nhiều lao động ở những vùng nông thôn không tìm được việc làm thích hợp. Bên cạnh đó lại có khá nhiều nhà doanh nghiệp không thể tuyển dụng đủ số lao động cần để làm việc cho công ty. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Ví dụ như những công việc đòi hỏi người lao động phải có nhiều kinh nghiệm, có trình độ học vấn thì lại không có nhiều lao động đáp ứng được, hiện nay số lượng lao động dư thừa chủ yếu là những lao động ít có kinh nghiệm làm việc, những lao động ở nông thôn. Để có nhiều cơ hội việc làm bạn nên lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất sau đó rèn luyện giỏi kiến thức chuyên môn để có thể có được những công việc tốt, những chế độ đãi ngộ tốt. Chắn chăn khi bạn có chuyên môn có tay nghề thì sẽ không lo thất nghiệp mà ngược lại nhà tuyển dụng cần phải trả lương cao để mời bạn về. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn hiểu hơn về thị trường lao động, để có thể trả lời cho câu hỏi thị trường lao động là gì? Qua bài này bạn sẽ biết có thể đánh giá được cung cầu thị trường lao động của một ngành nghề nào đó để có được những quyết định đúng nhất.
Coi thêm ở: Thị trường lao động là gì? tình hình thị trường lao động Việt Nam
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét