Deferred tax là gì? 1. Deferred tax là gì? Dịch theo một nghĩa thông thường thì deferred tax có nghĩa là “thuế thu nhập hoãn lại” hay cũng có thể gọi nó là “phương pháp bảng cân đối toàn diện” về kế toán thuế thu nhập. Deferred tax là khoản thuế mà các doanh nghiệp sẽ phải có nghĩa vụ cũng như trách nhiệm phải chi trả trong tương lai dựa trên những cơ sở của việc tính các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. Trong đó chi phí của deferred tax sẽ được tính dựa trên cơ sở của công thức như sau: Deferred tax (Thuế thu nhập hoãn lại phải trả) = Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế * Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (%) Trường hợp nếu tại thời điểm ghi nhận deferred tax (thuế thu nhập hoãn lại) có sự thay đổi về thuế suất thuế TNDN trong tương lai, thì việc hoàn nhập deferred tax (thuế thu nhập hoãn lại) phải trả nằm trong thời gian thuế suất mới đã có hiệu lực thì thuế suất áp dụng để ghi nhận thuế hoãn lại phải trả được tính theo thuế suất mới 2. Cách xác định Deferred tax (thuế thu nhập hoãn lại phải trả) Theo các quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 về deferred tax (thuế thu nhập hoãn lại), các doanh nghiệp sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện xác định tổng hợp và ghi nhận về giá trị khoản “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” vào thời điểm cuối năm. Trong đó, khoản thuế thu nhập hoãn lại của từng doanh nghiệp sẽ được trả sẽ được xác định dựa trên các cơ sở của các khoản thuế suất thuế thu nhập hiện hành và mức chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm, theo một công thức như sau: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành * Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm Để việc ghi nhận số “thuế thu nhập hoãn lại” phải trả của doanh nghiệp được chính xác trong năm hiện hành, thì các khoản này sẽ được xác định dựa trên các nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hay còn gọi là số thuế hoàn nhập) với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm. Hiểu một cách cụ thể thì nó có nghĩa là nếu trường hợp số “thuế thu nhập hoãn lại” phải trả phát sinh của doanh nghiệp trong năm lớn hơn số “thuế thu nhập hoãn lại” phải trả được hoàn nhập trong năm, thì khoản chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh của doanh nghiệp sẽ phải lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả Nếu trường hợp số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm, thì khoản chênh lệch giữa số thuế hoàn nhập trong năm cũng sẽ phải lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh và được ghi hoàn nhập số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và giảm chi phí cho doanh nghiệp trong việc chi trả khoản thuế thu nhập hoãn lại. Trường hợp để có thể xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm đó thì khoản deferred tax (thuế thu nhập hoãn lại) phải trả phát sinh của doanh nghiệp trong năm hiện tại được ghi nhận vào chi phí deferred tax (thuế thu nhập hoãn lại) để.Điều kiện trên không nằm trong trường hợp deferred tax (thuế thu nhập hoãn lại) sẽ phải trả thêm các khoản chi phí khác phát sinh từ giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào nguồn vốn của chủ sở hữu. Còn trong trường hợp “deferred tax (thuế thu nhập hoãn lại)” của doanh nghiệp phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố từ việc áp dụng hồi tố, ảnh hưởng đến việc làm thay đổi các chính sách kế toán cũng như việc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của doanh nghiệp trong các năm trước khiến cho việc làm làm phát sinh những khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải ghi nhận bổ sung khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối và số dư đầu năm tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Thuế hiện tại cho các giai đoạn hiện tại và trước đây được ghi nhận là một khoản nợ đến mức chưa được giải quyết và là một tài sản trong phạm vi số tiền đã trả vượt quá số tiền đến hạn. Lợi ích của việc mất thuế có thể được mang lại để thu hồi thuế hiện tại của giai đoạn trước được ghi nhận là một tài sản. Tài sản thuế hiện tại và nợ phải trả được đo lường theo số tiền dự kiến sẽ được trả cho (thu hồi từ) cơ quan thuế, sử dụng tỷ lệ / luật đã được ban hành hoặc ban hành thực tế trước ngày lập bảng cân đối kế toán. 3. Các nhân tố cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và chênh lệch tạm thời Các nhân tố cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả và chênh lệch tạm thời 3.1. Các nhân tố cơ sở tính thuế của tài sản Cơ sở tính thuế của tài sản được hiểu là cơ sở giá trị tính thuế sẽ được trừ khỏi các khoản thu nhập chịu thuế trước khi thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản. Nếu trong trường hợp giá trị của khoản thu nhập đó không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của tài sản của doanh đó sẽ được tính bằng giá trị ghi sổ của mức thu nhập tài sản đó. Trong đó cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản nợ phải trả chính là giá trị ghi sổ của khoản nợ đó trừ đi giá trị khoản nợ sẽ được khấu trừ vào giá trị thu nhập chịu thuế khi thanh toán sẽ phải trả khoản nợ đó trong các kỳ tương lai Trường hợp đối với các khoản doanh thu mà doanh nghiệp được nhận trước, thì cơ sở tính thuế tài sản chính là giá trị ghi sổ khoản nợ của nó, trừ đi phần giá trị của khoản doanh thu mà doanh nghiệp không phải chịu thuế trong tương lai. 3.2. Các nhân tố cơ sở tính khoản chênh lệch tạm thời Chênh lệch tạm thời có nghĩa là khoản chênh lệch giữa cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó với giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán. Khoản chênh lệch tạm thời sẽ được chia thành 2 loại bao gồm: - Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế - Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ Trong đó khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế chính là khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản thuế thu nhập phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán và khoản chênh lệch tạm thời về thời gian chỉ là một trong các trường hợp chênh lệch tạm thời, lấy một ví dụ cụ thể như: trường hợp lợi nhuận của bộ phận kế toán được ghi nhận trong kỳ này nhưng khoản thu nhập phải chịu thuế sẽ được tính trong một kỳ hạn khác. Các khoản chênh lệch tạm thời giữa cơ sở tính thuế của tài sản với giá trị ghi sổ của tài sản hoặc cũng có thể hiểu là khoản chênh lệch tạm thời giữa nợ phải trả so với hoặc nợ phải trả đó, có thể không phải là chênh lệch tạm thời về mặt thời gian Lấy một ví dụ cụ thể: Trường hợp khi phải thực hiện việc đánh giá lại giá trị của một tài sản, thì ghi sổ của tài sản có thể sẽ thay đổi. Tuy nhiên nếu trường hợp thời gian thu hồi giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế không thay đổi, thì khoản chênh lệch tạm thời này sẽ không phải là chênh lệch tạm thời về thời gian. 4. Nguyên tắc kế toán của deferred tax Deferred tax (Thuế thu nhập hoãn lại phải trả) của các doanh nghiệp sẽ phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, tất nhiên điều kiện này sẽ nằm ngoài trường hợp khi deferred tax được phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của một nguồn nợ hay tài sản phải trả trong một giao dịch mà giao dịch này lại không có tác động hay ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận kế toán khác hoặc các khoản lợi nhuận tính lỗ tính thuế hoặc thuế thu nhập tại thời điểm xác định phát sinh giao dịch. Vì thế mà khi lập bảng Báo cáo tài chính, bộ phận kế toán cũng phải là người xác định các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh trong năm hiện tại của doanh nghiệp để lấy đó làm căn cứ để xác định giá trị của deferred tax lại phải trả được ghi nhận trong năm. Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nay với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), theo nguyên tắc: Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, các bộ phận kế toán sẽ chỉ ghi nhận và bổ sung số khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm; Trường hợp khoản deferred tax phải trả có sự phát sinh trong năm nhưng không liên quan phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến các khoản mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm. Các khoản deferred tax sẽ được các bộ phận kế toán phải ghi giảm thuế khi các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế, nhưng không có sự ảnh hưởng hay tác động gì tới các khoản lợi nhuận tính thuế. Trong đó việc bù trừ các khoản deferred tax (thuế hoãn lại phải trả) và các tài sản thuế thu nhập hoãn lại cũng phải được thực hiện khi lập Bảng cân đối kế toán, không thực hiện khi ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên sổ kế toán. Nguyên tắc kế toán của deferred tax 5. Kết cấu và nội dung phản ánh của deferred tax Deferred tax được chia thành 3 bên trong đó bao gồm: Bên Nợ: Nghĩa là khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập) trong kỳ. Bên Có: Nghĩa là deferred tax phải trả được ghi nhận trong kỳ. Số dư bên Có: Nghĩa là deferred tax phải trả còn lại cuối kỳ. Ghi chú: Deferred tax (Thuế thu nhập hoãn lại phải trả) không có tài khoản cấp 2. Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “Deferred tax là gì”, hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn một câu trả lời chính xác nhất về Deferred tax là gì và những cách tính Deferred tax đang được áp dụng hiện nay. Mọi góp ý của đọc giả xin được gửi về hòm thư Timviec365.vn@gmail.com , chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong một thời gian ngắn nhất
Đọc nguyên bài viết tại: Deferred tax là gì? Hé lộ cách xác định deferred tax chuẩn hiện nay
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét