Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Văn bằng chứng chỉ là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất

Văn bằng chứng chỉ là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất

1. Văn bằng chứng chỉ là gì? Dựa trên góc độ pháp luật thì văn bằng chứng chỉ đã được quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định 75/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành thì có nội dung: Văn bằng của hệ thống quản lý giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một cấp học nào đó hoặc đã hoàn thành một trình độ đào tạo hoặc đạt tiêu chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo; chứng chỉ của hệ thống quản lý giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi được hoàn thành một chương trình đào tạo, khóa học bồi dưỡng nâng cao nghề nghiệp. Vân bằng, chứng chỉ này phải nói lên được đúng yêu cầu của chương trình giáo dục và trình độ của chủ sở hữu. Mặc khác, theo PGS.TS Trần Văn Tớp thì chúng ta cần phải có định nghĩa chính xác và cụ thể hơn nữa về các văn bằng, chứng chỉ (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ). Đó là sự biểu hiện và gắn với trình độ học vấn cũng như bậc đào tạo, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, hoặc đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng đầu ra theo quy định thì được cơ sở giáo dục công nhận học vị và cấp bằng tương ứng với trình độ đó. Văn bằng chứng chỉ là gì? Còn về bản chất, thì các bạn có thể hiểu văn bằng chính là giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng nhận học vị thể hiện được trình độ của bạn, còn chứng chỉ chính là văn bản chính thức chứng nhận học vấn nhất định của chủ sở hữu. Và hai loại văn bản này đều có giá trị về mặt pháp lý. Hay các bạn cũng có thể liên hệ với thực tế rằng hai mẫu văn bản này không khác gì chức năng của chứng minh thư nhân dân, chỉ khác CMTND là xác nhận được danh tính, còn chứng chỉ và văn bằng là xác nhận trình độ học vấn. 2. Sự khác nhau giữa văn bằng với chứng chỉ Mặc dù chúng có cùng chức năng cũng như vai trò nhưng thực tế thì hai loại văn bản này hoàn toàn khác nhau chúng có một số điểm khác biệt, mà các bạn cần nắm được đó là: 2.1. Về thời gian của khóa học Thông thường một khóa học đủ tiêu chuẩn để được cấp bằng sẽ kéo dài từ 3 đến 4 năm tùy vào từng cơ sở đào tạo và quốc gia. Còn đối với một khóa học được cấp chứng chỉ (diploma) sẽ có khoảng thời gian ngắn hơn, đó là từ 1-2 năm. Ngoài ra thì tấm bằng cũng sẽ có nhiều giá trị hơn, bởi nó thường được cấp bởi một trường đại học còn chứng chỉ có thể được cấp bởi bất kỳ một cơ sở đào tạo nào, không có sự phân biệt giữa giáo dục tư nhân với giáo dục nhà nước. 2.2. Về trọng tâm và mục đích của khóa học Cấu trúc cũng như nội dung của chương trình để được cấp bằng thường sẽ truyền tải cho người học một cái nhìn tổng quan nhất về ngành học cùng với những môn học liên quan để bổ trợ cho chuyên ngành chính, và cung cấp cả những thông tin về ứng dụng trong sự nghiệp, thêm vào đó là những môn tự chọn. Ví dụ cơ bản, như tôi từng là sinh viên kế toán thì tôi đã được nhà trường truyền đạt những môn học chuyên ngành, nhưng trước khi học chuyên ngành thì tôi còn được lĩnh hội các kiến thức về chủ nghĩa Mác lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kỹ năng giao tiếp,.. Tức là tấm văn bằng sẽ thể hiện bạn là người có nhiều kiến thức về chuyên ngành. Điểm khác nhau giữa văn băng, chứng chỉ là gì? Nhưng, đối với chứng chỉ thì lại khác, khi các bạn tham gia vào các khóa đào tạo thì sẽ được rèn luyện năng lực, có khả năng làm việc. Tiếp tục ví dụ ở trên, trong quá trình học tập chuyên ngành kế toán, thì tôi đã tranh thủ đi học thêm khóa đào tạo nghiệp vụ kế toán thời gian là 1 năm, trong quãng thời gian này những kiến thức chủ yếu mà tôi được tiếp cận với những con số thực tế, làm việc với những nghiệp vụ kế toán một cách thực tế và còn được học những thuật toán mà những kế toán viên có kinh nghiệm lâu năm truyền đạt. Như vậy, các bạn cũng có thể thấy được phần nào điểm khác giữa văn bằng, chứng chỉ là gì rồi, việc bạn có một chứng chỉ nó sẽ thể hiện bạn đã từng được tiếp xúc thực tế với công việc, còn đối với văn bằng thì nó thể hiện bạn là người sở hữu lượng kiến thức cơ bản và có đủ điều kiện cũng như khả năng để tham gia vào công việc. 2.3. Về khả năng học cao lên Đại đa số các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp đều có khoảng thời gian nhất định đăng ký để thỏa mãn được chương trình đào tạo, đối với trường đại học thì các đại học sẽ yêu cầu thí sinh đăng ký học cao học lựa chọn những chương trình tuyển sinh sẽ đăng ký kéo dài từ 3 đến 4 năm. Và những ai có bằng đại học đều có phần thuận lợi khi chứng  minh trình độ hơn so với những người chỉ sở hữu chứng chỉ. Trên thực tế cũng có ít doanh nghiệp còn tỏ ra sự phân biệt giữa chứng chỉ với văn bằng đại học, nhưng các bạn cũng không cần phải quá bận tâm về điều đó vì đa phần các doanh nghiệp đều hứng thú với những ứng viên có khả năng làm việc tốt. Tuy nhiên nếu muốn thuận lợi hơn trong việc thăng tiến sự nghiệp thì tấm bằng thường sẽ là điểm cộng. 3. Giá trị pháp lý của văn bằng chứng chỉ Tại Quốc hội khóa XIV ngày 14/6/2019 vừa qua Luật giáo dục 2019 Luật giáo dục sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, trong đó có thêm thông tin nổi bật, quy định giá trị pháp lý của văn bằng chứng chỉ có nội dung: Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục đều có giá trị pháp lý như nhau. Trong đó: - Văn bằng sẽ được cấp cho chủ sở hữu sau khi đã hoàn thành chương trình giáo dục hoặc đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp, đạt tiêu chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đào tạo của trình độ tương ứng gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và văn bằng trình độ tương đương. - Chứng chỉ được cấp cho để xác nhận kết quả học tập của chủ sở hữu sau khi đã hoàn thành được khóa đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề hoặc cấp chứng chỉ dự thi theo quy định.  Giá trị pháp lý của văn bằng chứng chỉ 4. Những quy định về văn bằng, chứng chỉ Dựa theo nội dung đã được quy định tại Quyết định số 33/2007/ QĐ-BGDĐT được Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày 20/6/2007  thì có một vài thông tin quan trọng mà các bạn cần phải nắm được: 4.1. Thống nhất quản lý và giao quyền cấp phát văn bằng, chứng chỉ Theo Điều 14 Luật giáo dục đã quy định thì Nhà nước sẽ thống nhất các vấn đề về việc in ấn, thủ tục cấp phát, chỉnh sửa hay hủy bỏ về văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân cần được thực hiện theo một thể thống nhất với mẫu đã được quy định theo pháp luật hiện hành. Bộ giáo dục và Đào tạo sẽ thống nhất in phôi văn bằng cũng như chứng chỉ theo đúng với số lượng mà các cơ sở giáo dục hay cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền đăng ký.Và những mẫu phôi này đều đã được Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ký duyệt. 4.2. Không cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ Dựa theo Khoản 3 Điều 2 của Quyết định này thì bản chính của cả văn bằng lẫn chứng chỉ đều chỉ được cấp 1 lần và 1 lần duy nhất này không có trường hợp cấp lại. Chính vì vậy nên nhiều bạn sẽ thường đi ép cứng và cất đi một cách vô cùng cẩn thận, các bạn cũng đừng quên làm bản sao công chứng để dự phòng mỗi khi cần sử dụng đến cũng không nhất thiết phải lấy bản chính ra nhiều lần. 4.3. Các trường hợp chỉnh sửa chứng chỉ, văn bằng Tại Khoản 1 Điều 21 của Quyết định này thì các cơ quan quản lý hệ thống giáo dục có thẩm quyền sẽ có trách nghiệm chỉnh sửa nội dung chứng chỉ, văn bằng đã được cấp cho chủ sở hữu, trong một số trường hợp: - Khi đã cấp cho người sở hữu chứng chỉ, văn bằng nhưng được cơ quan có thẩm quyền thực hiện cải chính, hộ tịch theo quy định của pháp luật. Những vấn đề về cải chính thì cũng sẽ cần phải căn cứ vào Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. - Nội dung được cung cấp trên văn bằng, chứng chỉ bị sai và lỗi sai được xuất phát từ cơ quan có thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ đó chứ không phải do người học. Và việc này chỉ được thực hiện dựa vào căn cứ giấy khai sinh của người học cùng với những thông tin được lưu trữ liên quan đến quá trình học tập của họ. Ngoài 2 trường hợp đã liệt kê ở trên thì không có bất cứ một trường hợp ngoại lệ nào có thể tiến hành chỉnh sửa hai loại văn bản này. Và văn bằng, chứng chỉ là gì? Theo Khoản 2 Điều 21 của Quyết định này thì người có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định chỉnh sửa, và nội dung chỉnh sửa cũng sẽ phải ghi trong sổ gốc cấp văn bằng chứng chỉ. Những quy định về văn bằng, chứng chỉ 4.4. Nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ - Nơi sinh ghi trên văn bằng: Theo địa danh căn cứ trong giấy khai sinh dù tại thời điểm được cấp có sự thay đổi về địa danh. - Nơi cấp bằng, chứng chỉ: Ghi theo địa danh thành phố, tỉnh…  nơi cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm được cấp. - Hình thức đào tạo: Tại khoản 1 của Điều 4 của Luật giáo dục thì các hình thức thực hiện chương trình đào tạo được thường xuyên dùng để lấy văn bằng chứng chỉ là: vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn. Còn nếu học chương trình giáo dục chính quy thì vẫn sẽ được ghi Chính quy - Ảnh trên văn bằng, chứng chỉ: Không quy định nên sẽ không cần phải có ảnh đại diện trên bằng. 4.5. Bản sao văn bằng, chứng chỉ Người sở hữu có quyền đưa ra yêu cầu cũng như quyết định về việc cơ quan quản lý sổ gốc cấp bản sao, và không hề bị giới hạn về số lượng và những bản sao từ sổ gốc này cũng có giá trị pháp lý giống như bản gốc. 4.6. Xử lý các trường hợp phôi văn bằng, chứng chỉ không đảm bảo Không đảm bảo ở đây các bạn có thể tưởng tượng như việc nó bị hỏng, viết sai, trày xước,… thì lúc này người có thẩm quyền sẽ phải lập hội đồng xử lý cùng với biên bản hủy bỏ đoàng hoàng cùng với số lượng được ghi rõ và tình trạng của phôi văn bằng, chứng chỉ. Đương nhiên việc hủy bỏ này cũng sẽ phải được gửi báo cáo lên Bộ giáo dục và đào tạo trong 15 ngày kể từ ngày hủy. 4.7. Sổ gốc và quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ Người có thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ sẽ có trách nhiệm sử dụng các mẫu sổ gốc đã được quy định để lập và những thông tin được kê đều phải đầy đủ và chính xác, đồng thời cũng cần phải tuân thủ một cách chặt chẽ, lâu dài. 4.8. Cung cấp thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử Các cơ sở giáo dục đào tạo sẽ có trách nhiệm công bố công khai những thông tin cấp bằng, chứng chỉ trên các cổng thông tin điện tử của chính cơ sở mình. Theo Điều 19 tại Quyết định này, thì thông tin về việc cấp bằng, chứng chỉ sẽ phải cung cấp một cách đề đủ và chính xác với các nội dung đã được kê trong sổ góc văn bằng chứng chỉ. Trên đây là những thông tin về “văn bằng chứng chỉ là gì?” được cập nhật đầy đủ và mới nhất, hy vọng đã mang thông tin hữu ích đến các bạn!

Xem nguyên bài viết tại: Văn bằng chứng chỉ là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét