1. Những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong công việc Để hiểu được nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong công việc thì trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem thế nào là sai sót. Sai sót được hiểu là những lỗi không lớn, không gây hậu quả quá nghiêm trọng. Sai sót thường xuất hiện khi sơ xuất, không cẩn thận trong công việc. Nên mới dẫn đến những sai sót không đáng kể đó. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong công việc Trong cuộc sống của chúng ta, không có ai là hoàn hảo, cũng không có những người chưa bao giờ mắc sai lầm. Máy móc đôi khi còn có những lần sai, huống chi chúng ta là con người. Để dẫn đến những sai sót thì có rất nhiều nguyên nhân, chủ quan có, khách quan cũng có. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem nguyên nhân chính dẫn đến những sai sót không đáng có là gì nhé. 1.1. Nguyên nhân chủ quan - Nguyên nhân thứ nhất điểm danh trong danh sách chính là lỗi từ phía của người thực hiện, do chủ quan không để ý đến công việc được phân công cho nên dẫn đến những sai sót. - Nguyên nhân tiếp theo cũng có thể là do sức khỏe của người làm, khi thực hiện công việc thì bị ốm, cho nên không đáp ứng được những yêu cầu công việc. Cơ thể ốm và mệt sẽ dẫn đến việc người làm không nhớ rõ những công việc cần phải làm. Chính vì thế mà sẽ xảy ra sai sót trong công việc. - Nguyên nhân tiếp theo để bạn dẫn đến sai sót trong công việc có thể là do yếu tố ngoại cảnh, hoàn cảnh công việc, tình huống của sự việc đó khí cho kết quả mang đến không như mong đợi, đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan khiến cho kết quả của bạn bị sai. - Nguyên nhân tiếp theo xuất phát từ sự tự tin thái quá trong công việc. Khi làm việc nếu chủ quan không kiểm tra lại công việc thì sẽ dẫn đến việc sai sót, không làm đúng những công việc được giao. 1.2. Nguyên nhân khách quan Sai sót trong công việc cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động vào. - Nguyên nhân khách quan thứ nhất chính là do áp lực công việc quá lớn. Khi khối lượng công việc bị dồn vào quá nhiều và cần phải giải quyết ngay thì sẽ có nguy cơ dẫn đến những sai sót trong công việc, - Nguyên nhân tiếp theo chính là do thời gian, đối với một số công việc yêu cầu cần phải giải quyết nhanh, thời gian gấp rút. Chính vì thế mà không tránh khỏi những chỗ sai trong công việc. Nguyên nhân để đi đến những thiếu sót, sai lầm trong công việc có rất nhiều. Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải cẩn thận hơn trong công việc. Vì những sai lầm thiếu sót này mang đến cho bạn rất nhiều hậu quả, nhẹ thì không ảnh hưởng gì đến lợi ích công ty, doanh nghiệp, nặng thì ảnh hưởng rất lớn đến công ty doanh nghiệp và có thể dẫn đến phá sản công ty. 2. Hậu quả khi bạn mắc phải những sai sót trong công việc Tùy vào từng công việc cụ thể và những sai lầm bạn mắc phải là gì thì bạn sẽ phải nhận những hậu quả tương ứng. Có thể là hậu quả lớn nhưng cũng có thể là những hậu quả nhỏ có thể khắc phục ngay được. Hãy cùng chúng tôi điểm danh những hậu quả mà bạn sẽ phải nhận khi mắc phải những sai sót trong công việc nhé. - Bạn sẽ phải nhận những lời trách, thậm chí có thể bị phạt vì những thiếu sót trong công việc đó của mình. Không những bị phạt, mà chính bạn sẽ phải là người sửa lại toàn bộ công việc đó. Chỉ vì những sai sót nhỏ mà sẽ mất rất nhiều thời gian để làm lại. Hậu quả của sai sót trong công việc - Niềm tin, uy tín từ trước đến nay bạn gây dựng, hình ảnh nhân viên mẫu mực mà bạn cố gắng xây dựng trong mắt các đồng nghiệp và sếp có thể sẽ bị hủy hoại khi bạn mắc làm sai một vấn đề nào đó. Những vấn đề nhỏ như vậy mà bạn còn sai thì những dự án lớn, những công việc quan trọng sếp của bạn sẽ cân nhắc có nên giao cho bạn hay không. Đó là những hậu quả mà bạn sẽ phải nhận vì thiếu trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, nhiều người khi gặp phải những chuyện như thế này, bị mắng vài ba câu đã có ý định muốn bỏ việc. Hành động này có đúng hay không? Nếu như bạn sai sót thì bạn phải làm gì trong những tình huống như vậy? 3. Đối mặt với những vấn đề mình gây ra Hành động nghỉ việc hay tự ái khi chính mình là nguyên nhân của vấn đề, cách bạn giải quyết vấn đề như vậy hoàn toàn sai. Đối với những sai sót trong công việc mà bạn làm nên thì bạn phải là người giải quyết những vấn đề đó. - Hãy đối diện với sai lầm của mình, không trốn tránh, không im lặng. Sự im lặng hay trốn tránh của bạn lúc này chỉ khiến cho đối phương cảm thấy tức giận thêm thôi. Hãy lên tiếng về những sai lầm đó, và chịu trách nhiệm giải quyết chúng, mặc dù vấn đề to hay nhỏ. Đó mới là cách thông minh trong cách làm việc của bạn. - Khi xảy ra sai sót, đừng vội đổ lỗi cho bất kỳ nguyên nhân nào. Như vậy sẽ khiến cho sếp của bạn cảm thấy khó chịu và cho rằng bạn là một người đùn đẩy trách nhiệm. Thay vì đùn đẩy trách nhiệm thì hãy nghĩ cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng nhất. Với mỗi vấn đề phát sinh từ những sai sót trong công việc của bạn. Bất luận nguyên nhân từ đâu thì bạn hãy đối mặt và xử lý nó một cách nhanh chóng để tránh gây nên hậu quả tệ hơn. Đối mặt với những vẫn đề mình gây ra 4. Bí quyết hạn chế mắc sai lầm trong công việc Trong quá trình làm việc và cuộc sống hàng ngày việc bạn mắc sai lầm là chuyện bình thường nhưng không phải vì thế mà bạn suốt ngày mắc sai lầm, bạn nên hạn chế những sai lầm đó bằng cách thực hiện những bí quyết sau đây, mỗi khi gặp khó khăn trong công việc, hoặc tìm hiểu các ý kiến để tham khảo thì hãy áp dụng chúng, tôi tin chắc nó sẽ mang lại hiệu quả cáo trong công việc của bạn. 4.1. Không ôm quá nhiều việc Ông bà xưa đã có câu” một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Bạn không nên ôm quá nhiều việc vào mình cùng một lúc. Thực ra, trong cuộc sống ai cũng muốn trở thành người hoàn hảo, người toàn năng. Tuy nhiên để làm được như thế là vô cùng khó, làm tốt một công việc đã khó huống chi bạn đa năng làm nhiều việc. Khi đảm đương quá nhiều công việc khác nhau sẽ rất dễ dẫn đến công việc bị chồng chéo, việc này nhầm sang việc kia. Trước khi trở thành người toàn năng thì bạn hãy trở thành người chuyên nghiệp trong công việc của bạn trước đã. 4.2. Cẩn thận hơn với những con số Trong công việc luôn có sự góp mặt của những con số, đặc biệt là công việc liên quan đến sổ sách và số liệu như kế toán. Như bạn biết đấy, chỉ thêm một con số hoặc bớt một số là sẽ thay đổi rất nhiều. Chính vì thế mà bạn hãy cẩn thận với những con số, học cách làm quen với chúng. Cách tốt nhất để bạn tập trung với những con số chính là chọn thời gian làm việc yên tĩnh để tập trung hơn. 4.3. Lập danh sách những công việc cần làm Trước khi bắt đầu vào làm thì bạn hãy tự liệt kê cho mình những công việc mà bạn cần phải làm. Việc bạn tự liệt kê những công việc mà bạn cần làm thể hiện được bạn là người có kế hoạch trong cuộc sống, bạn làm việc gì cũng có kế hoạch từ trước để hạn chế và tránh được những sai lầm đáng tiếc khi quyết định các công việc. 4.4. Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước Cách hạn chế những sai sót trong công việc Khi bạn bắt tay làm việc, những công việc mới bạn chưa có kinh nghiệm thì việc gặp sai lầm là chuyện đương nhiên, nhưng để hạn chế bạn cần phải cẩn thận học hỏi những kinh nghiệm từ người đi trước những kinh nghiệm của cha ông ta để lại để có được những hướng giải quyết tốt nhất, bao giờ khi bạn học hỏi được kinh nghiệm của người đi trước thì những sai lầm của người đi trước mắc phải bạn đều có thể tránh được và không mắc lại lần hai. Chính vì vậy mà học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước là yếu tố không thể bỏ qua. 4.5. Không bảo thủ trong công việc Với những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, những người có thâm niên thường hay mắc sai lầm lớn trong quá trình làm việc đó chính là bảo thủ, không chịu hỏng hỏi những cái mới, những cái tiên tiến, tiến bộ nhiều khi dẫn đến những sai lầm đáng tiếc mà bạn và doanh nghiệp công ty có thể tránh được, chính vì vậy mà bạn không nên bảo thủ trong công việc, hãy học làm quen với những cái mới, những cái tiên tiến của lớp trẻ. 4.6. Học cách làm việc nhóm Làm việc nhóm cũng là một trong những cách giúp bạn hạn chế mắc sai lầm trong công việc, khi bạn có kỹ năng tốt trong việc làm việc nhóm thì mọi việc sẽ trở nên thuận lợi hơn, Khi bạn cần phải đưa ra những cách giải quyết thì việc hỏi ý kiến cả nhóm thì ý kiến theo số đông có nhiều cơ hội bạn sẽ ko mắc phải sai lầm, chính vì vậy mà học cách làm việc nhóm là điều cần thiết để tránh sai lầm. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hạn chế những sai sót trong công việc, hạn chế được những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Mà nếu có gặp sai sót trong công việc dù chủ quan hay khách quan thì cũng nên bình tĩnh để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
Tham khảo bài gốc ở: Liệt kê những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong công việc
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét