1. Một số khái niệm liên quan đến stress test 1.1. Stress test là gì? “Stress test” được hiểu là thử nghiệm gắng sức, thử nghiệm tập thể dục hay tim gắng sức trong y học. Đây là thử nghiệm để kiểm tra xem tim của con người hoạt động, làm việc ra sao, các mạch máu có bị nghẽn hay ảnh hưởng gì hay không. Sau khi kiểm tra, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc hoặc sẽ được tập trên máy chạy bộ, chạy xe tại chỗ để cân bằng lại nhịp tim. Stress test là gì? Cơ sở sinh lý của stress test với người mang thai là khi cơn gò ở tử cung chèn ép vào các động mạch xoắn, cung cấp lượng máu cho nhau để làm giảm bớt lưu lượng máu đến nhau thai và từ đó gây giảm oxy cũng như chất dinh dưỡng cho nhau thai. Khi thai nhi có dự trù đầy đủ thì sẽ dung nạp được những thay đổi tạm thời và tim thai sẽ không bị thay đổi hoặc là thay đổi nhưng khó làm ảnh hưởng và không có hại trong cơn gò đó. Ngược lại, khi dự trữ giảm đi thì cơn gò sẽ gây ra nhịp tim giảm muộn qua trung gian và có một phản xạ áp cảm thụ quan. Chính vì thế, nhịp giảm muộn sẽ gây ra tổn thương cho thai hay bất cứ lúc nào có lưu lượng máu của nhau thai hoặc sự cung cấp oxy cho thai bị giảm đi. Và với cơ sở sinh lý trên thì stress test sẽ là thử nghiệm thực hiện dựa trên việc đáp ứng nhịp tim thai nhi khi có cơn gò tử cung và giá trị của stress test sẽ quyết định đến phương thức sinh của người mẹ. Do vậy, chỉ thực hiện stress test khi có chỉ định chấm dứt thai kỳ. 1.2. Khái niệm xét nghiệm non stress test nghĩa là gì? Xét nghiệm non stress test được hiểu đơn giản là việc đo nhịp tim của thai nhi và so sánh nhịp tim thai phản ứng như thế nào cùng với các cử động của thai nhi trong khoảng 3 tháng cuối cùng của thai kỳ (tức khoảng tuần 28 trở đi) để đảm bảo rằng em bé vẫn luôn hoạt động tốt và nhận được đầy đủ lượng oxy cần thiết. Đây là thử nghiệm dựa trên giả thuyết là nhịp tim thai đang ở trong trường hợp không có nhiễm toan do thiếu oxy mô hay là bị ức chế gì về thần kinh hay không. Cơ sở sinh lý của xét nghiệm non stress test là khi thai nhi có chu kỳ thức ngủ trung bình rơi vào khoảng 70 – 90 phút và trong giấc ngủ của bé cử động thai mất nhanh, còn trong thời gian thức thì cử động của các chi mình. Cử động thai thường sẽ đi kèm với sự gia tăng của nhịp thai khi hoạt động. Và cử động của thai sẽ không có trong một số trường hợp cụ thể sau đây: - Khi thai ngủ sâu sẽ không cử động. - Cử động thai sẽ không có khi xuất hiện sự bất thường nào đó của hệ thần kinh trung ương thai. - Sản phụ sau khi sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ hay các chất kích thích, bia, rượu thì sẽ khiến thai không cử động. - Thai bị nhiễm toan do bị thiếu oxy sẽ không cử động. - Trường hợp thai non tháng và ít có nhịp tim thai tăng với các cử động mắt. 2. Quy trình thực hiện thử nghiệm stress test 2.1. Quá trình chuẩn bị Trước khi thử nghiệm stress test, bệnh nhân cần phải thực hiện công tác chuẩn bị kỹ lưỡng các bước bước sau: - Đối với các trường hợp thử nghiệm stress test bằng việc tập thể dục, bệnh nhân cần phải mang giày đi bộ và mặc quần áo rộng rãi để có thể cử động dễ dàng hơn trong quá trình thử nghiệm. - Tuyệt đối không ăn các thức ăn đặc trong khoảng 4 giờ trước khi làm thử nghiệm. - Bệnh nhân có thể uống nước nhưng cũng không được sử dụng các chất lỏng có caffein, các loại nước ngọt soda, trà, socola,... Nếu có dùng thuốc vào buổi sáng thì cũng chỉ nên uống với nước lọc bình thường. - Tuyệt đối không được hút thuốc trong ít nhất là 4 giờ trước khi tiến hành làm thử nghiệm bởi nó có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Không hút thuốc trước khi thử nghiệm stress test - Bệnh nhân nếu bị đau ngực thì cũng có thể sử dụng viên hay chai xịt nitro glixerin khi cần thiết. - Điều rất quan trọng khi đi thử nghiệm stress test là phải mang theo danh sách tất cả các loại thuốc mình sử dụng. 2.2. Trong khi thử nghiệm stress test - Trong quá trình thử nghiệm stress test bệnh nhân sẽ phải thay đồ tập thể dục hay mặc áo choàng của bệnh viện để đảm bảo được sự thoải mái tốt nhất. - Khi bắt đầu thử nghiệm stress test, nhân viên y tế sẽ đặt những miếng dán nhỏ lên ngực của bệnh nhân để kiểm tra nhịp tim cụ thể. - Bệnh nhân cần phải đeo dải cuốn để đo huyết áp trên cánh tay của mình. Trong quá trình stress test, nhịp tim và huyết áp sẽ được đo thường xuyên. - Khi thử nghiệm stress test, nếu như có bất kỳ vấn đề gì xảy ra gây khó chịu như đau ngực, khó thở thì bệnh nhân cần phải báo ngay cho nhân viên y tế biết để xử lý kịp thời. - Đối với trường hợp thử nghiệm stress test bằng thuốc thì cần phải truyền nước biển vào tĩnh mạch ở cánh tay của bệnh nhân; sử dụng thuốc ép tim và truyền qua tĩnh mạch; khi nhịp tim đạt tới một mức nào đó thì sẽ kết thúc quá trình thử nghiệm. - Còn đối với trường hợp thử nghiệm stress test bằng việc tập thể dục thì bệnh nhân sẽ tập bằng cách đi bộ trên máy chạy bộ hoặc là đạp xe tại chỗ; tập luyện sẽ ngày càng tăng lên theo thời gian; khi đã quá mệt và đạt tới nhịp tim nhất định thì sẽ kết thúc quá trình thử nghiệm. 2.3. Sau khi thử nghiệm stress test Sau khi thử nghiệm stress test Sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm stress test, bệnh nhân cần được ngồi xuống và nghỉ ngơi một vài phút để cân bằng lại nhịp tim và sức lực và có thể hoạt động bình thường khi trở về nhà. Kết quả của thử nghiệm sẽ được gửi tới cho bác sĩ và họ kiểm tra rồi báo lại cho bệnh nhân. 3. Những lưu ý khi xét nghiệm stress test đối với người mang thai 3.1. Kinh nghiệm xét nghiệm stress test với người mang thai Mang thai cũng có nghĩa là bạn sẽ phải thực hiện khá nhiều xét nghiệm trong thời gian 40 tuần đầu của thai kỳ. Khi bác sĩ đưa ra yêu cầu xét nghiệm stress test để kiểm tra sức khỏe của thai nhi thì cũng có rất nhiều bà mẹ đã tỏ ra lúng túng, không biết phải chuẩn bị như thế nào cho đúng. - Về bản chất thì đây là quá trình thử nghiệm không gây ra áp lực đối với người mang thai, đó là một phương pháp được tiến hành vào sau tuần thứ 28 của thai kỳ ( tức là sau 6 tháng) để xác định và kiểm tra sức khỏe của thai nhi phát triển như thế nào. Và dựa vào sự thay đổi của nhịp tim theo chuyển động của thai nhi, sẽ giúp cho bác sĩ có thể nhận biết chính xác việc thai có nhận đủ oxy hay không có đưa ra những phương án giải quyết kịp thời. - Về cách thức thực hiện thì đây là phương pháp thử nghiệm bằng việc theo dõi nhịp tim thai qua băng ghi điện tử, được sử dụng 2 lần đầu tiên đặt xung quanh ổ bụng của mẹ để có thể giữ được các dụng cụ đo nhịp tim và sức co bóp của tử cung người mẹ. Với phương thức này các bác sĩ sẽ xác định được mức độ khỏe mạnh của thai nhi. Và mỗi khi thai nhi cử động, người mẹ sẽ nhấn vào nút để có thể ghi lại những cử động của con. Khi quá trình xét nghiệm kết thúc, bác sĩ sẽ gửi lại giấy báo kết quả thai nhi có đang phát triển bình thường hay không. Cách thức thực hiện xét nghiệm stress test - Về thời gian để thực hiện xét nghiệm stress test sẽ thường kéo dài trong khoảng từ 70 – 80 phút. Bởi thời gian khá dài nên rất có thể các bà mẹ sẽ ngủ quên trong quá trình xét nghiệm và dẫn đến kết quả không chuẩn xác. Do đó, khi thực hiện xét nghiệm, các bà mẹ cần phải hết sức kiên nhận, biết cách để thư giãn và chú ý đến các cử động của con để đo nhịp tim được chuẩn nhất. - Đối tượng cần tiến hành xét nghiệm stress test: bởi đây là một xét nghiệm không gây nguy hiểm cũng như không tiềm ẩn bất kỳ rủi ro nào cho mẹ và bé nên bất cứ thai phụ nào cũng đều có thể tin tưởng và tham gia xét nghiệm nếu muốn. Và trong một số trường hợp, các đối tượng thai phụ nên ưu tiên thực hiện xét nghiệm để có thể đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, bình thường đó là: - Khi mẹ cảm thấy cử động của thai ít hơn so với bình thường hay thậm chí giảm hẳn đi so với trước kia. - Các sản phụ mang thai quá ngày cần phải đi kiểm tra, xét nghiệm stress test. - Sản phụ phát hiện dịch ối bị đục hay nhịp tim thai phụ tăng nhanh hơn bình thường. - Đặc biệt là chỉ khi thai phụ đủ từ 28 tuần trở lên mới có thể tham gia xét nghiệm stress test vì nếu trước 28 tuần thì bé vẫn chưa đủ lớn để có thể phản ứng được với các cách thức trong quá trình xét nghiệm. 3.2. Cách đọc kết quả xét nghiệm stress test Khi tiến hành xét nghiệm stress test, các sản phụ sẽ thường sẽ được theo dõi trong khoảng thời gian khá dài và dựa trên 3 yếu tố cơ bản sau: tim thai, dao động nội tại và sự tăng nhịp tim thai tương ứng đối với mỗi cử động thai. Nhịp tim thai bình thường sẽ khoảng 140 lần/ phút, dao động nội tại (sự thay đổi nhịp tim theo từng giây) sẽ khoảng 10 – 25 nhịp diễn ra trong 20 phút đầu của quá trình thử nghiệm và sẽ có ít nhất là 2 nhịp tăng lên với đỉnh nhịp tăng ít nhất sẽ là 15 nhịp so với nhịp tim của thai nhi, quá trình này kéo dài tối thiểu trong vòng 15 giây. Tuy nhiên, nếu như trong 20 – 30 phút mà có xuất hiện đến 3, 4 nhịp tăng tương ứng với cử động của thai nhi thì có thể kết luận là thai hoàn toàn bình thường. - Xét nghiệm stress test được kết luận là đáp ứng khi cả 3 yếu tố cơ bản đều ở trong mức bình thường. - Nếu 2 yếu tố đầu bình thường nhưng yếu tố thứ 3 không đáp ứng thì kết luận sẽ không đáp ứng và được ghi là stress test nghi ngờ. - Trường hợp 1 trong 3 yếu tố trên không đạt yêu cầu ở mức bình thường thì cần phải lặp lại việc xét nghiệm sau 20 phút. 3.3. Một số lưu ý trong kết quả xét nghiệm stress test - Kết quả xét nghiệm stress test nếu ghi là âm tính nghĩa là biểu đồ tim thai không có nhịp giảm khi ít nhất 3 cơn gò trong 10 phút và mỗi cơn kéo dài khoảng 40 giây. - Nếu kết quả ghi là nghi ngờ thì có nghĩa là biểu đồ tim thai đang có nhịp giảm đi nhưng lại không hằng định và không xảy ra trong những cơn gò sau đó. - Còn kết quả là dương tính thì có nghĩa là biểu đồ tim thai có nhịp giảm hằng định và kéo dài trong một thời gian. Lưu ý trong kết quả xét nghiệm stress test Bài viết trên đây đã chia sẻ khá chi tiết về stress test là gì và những lưu ý khi xét nghiệm stress test dành cho phụ nữ mang thai. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức giúp các mẹ có thể nắm bắt và hiểu rõ về quy trình và áp dụng cho mình trong quá trình xét nghiệm, đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.
Đọc nguyên bài viết tại: Stress test là gì? Những lưu ý khi xét nghiệm stress test!
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét