Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

KPMG là gì? Nắm bắt cơ hội gia nhập KPMG tại Việt Nam!!

KPMG là gì? Nắm bắt cơ hội gia nhập KPMG tại Việt Nam!!

1. Có thể bạn chưa biết KPMG là gì? Là một trong những từ khóa được tìm kiếm và quan tâm nhiều nhất hiện nay. KPMG là gì và nó được hình thành như thế nào? Hãy cùng Hạ Linh tìm hiểu ngay trong nội dung đầu tiên này! KPMG là gì? 1.1. Công ty KPMG là gì? KPMG là một mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia, và là một trong những tổ chức kế toán của Big Four (Big4), cùng với Deloiotte, Enst & Young (EY) và PricewaterhouseCoopers (PwC).  Có trụ sở tại Amstelveen, Hà Lan, KPMG là một mạng lưới các công ty ở 154 quốc gia trên thế giới, với hơn 200 nghìn nhân viên. KPMG cung cấp ba dịch vụ chuyên nghiệp độc lập, đó chính là dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn. Riêng dịch vụ thuế và tư vấn của KPMG được chia thành các nhóm dịch vụ khác nhau. Hầu hết, mọi công ty thành viên của KPMG đều cung cấp các dịch vụ để phục vụ nhu cầu kinh doanh, chính phủ, cơ quan nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận, thông qua các hoạt động kiểm toán và đảm bảo của các công ty thành viên, thị trường vốn. KPMG cam kết chất lượng và dịch vụ xuất sắc trong tất cả những gì họ đã hành động.  Tên "KPMG" là viết tắt của “Klynveld Peat Marwick Goerdeler”. Nó được chọn khi KMG (Klynveld Main Goerdeler) sáp nhập với Peat Marwick vào năm 1987. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của KPMG Có thể khi tìm hiểu KPMG là gì? Bạn sẽ phải choáng ngợp với quá trình hình thành của tổ chức này. Lịch sử của tổ chức đã kéo dài đến tận 3 thế kỷ. Sau cuộc sáp nhập vào năm 1987, KMG và Peat Marwick đã tham gia vào lực lượng sáp nhập lớn đầu tiên của các công ty kế toán lớn và thành lập một công ty có tên KPMG ở Hoa Kỳ cũng như hầu hết các nơi khác trên thế giới và Peat Marwick McLintock ở Vương quốc Anh.  Vào năm 2001, KPMG đã thoái vốn khỏi công ty tư vấn tại Hoa Kỳ thông qua một đợt chào bán công khai ban đầu của KPMG Consulting Inc, hiện được gọi là Bearpoint, Inc. Vào năm 2003, KPMG đã thoái vốn khỏi nhánh pháp lý của mình, Klegal và KPMG LLP đã bán Dịch vụ Tư vấn Tranh chấp của mình cho FTI Consulting. Các công ty thành viên của KPMG tại Vương quốc Anh, Đức, Thụy Sĩ và Liechtenstein đã sáp nhập để thành lập KPMG Châu Âu LLP vào tháng 10 năm 2007. Các công ty thành viên này được theo sau bởi Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, CIS (Azerbaijan, Nga, Ukraine, Belarus, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Armenia và Georgia), Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy và Ả Rập Saudi. 1.3. Giải thưởng của KPMG KPMG được xếp hạng trong 2 tổ chức hàng đầu ở Bảng xếp hạng tư vấn vào năm 2009 bởi OpRisk & Tuân thủ để ghi nhận kinh nghiệm của KPMG trong quản lý rủi ro.  Năm 2011, công ty đã được xếp hạng thứ 2 trong số các cố vấn gia công tốt nhất thế giới, giải thưởng nhằm công nhận chiều sâu kinh nghiệm, khả năng tiếp cận toàn cầu và cách tiếp cận toàn diện của công ty. Cùng năm đó, công ty được giới thiệu vào “Working Mother Hall of Fame” sau khi được vinh danh suốt 15 năm với tư cách là một trong 100 công ty tốt nhất dành cho các bà mẹ làm việc. KPMG được xếp hạng số 13 trong Tạp chí “Consulting Magazine's Best Firms to Work” vào năm 2016. Năm 2017, KPMG được xếp thứ 29 trong danh sách của Fortune gồm 100 công ty tốt nhất để làm việc. Cùng năm đó, KPMG, cùng với PwC , Deloitte và PA Consulting Group, nằm trong số 25 công ty hàng đầu của Vương quốc Anh.  2. Cấu trúc hoạt động của công ty KPMG là gì? Cấu trúc hoạt động của công ty KPMG là gì? KPMG International được ví như là một “hợp tác xã” Thụy Sĩ và là đơn vị phối hợp cho một mạng lưới các công ty độc lập toàn cầu. KPMG là một mạng lưới toàn cầu gồm các công ty thành viên độc lập và đều được liên kết chặt chẽ với KPMG International.  KPMG International thực hiện các hoạt động kinh doanh vì lợi ích chung của mạng lưới KPMG của các công ty thành viên nhưng không cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng. Bởi dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng được cung cấp độc quyền bởi các công ty thành viên. KPMG International là một thực thể tách biệt về mặt pháp lý với mỗi công ty thành viên. Các công ty thành viên thường được sở hữu và quản lý tại mỗi khu vực nhất định.  Tại sao cấu trúc của KPMG lại như vậy? Đó là vì để hỗ trợ tính nhất quán của chất lượng dịch vụ và tuân thủ các giá trị đã thỏa thuận ở bất cứ nơi nào trên trong các thành viên công ty trên thế giới hoạt động. Các công ty thành viên KPMG cam kết với một bộ nguyên tắc và giá trị chung. Các công ty phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng chi phối cách mà họ vận hành và cách mà họ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Mỗi công ty thành viên của KPMG chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo chất lượng công việc của mình. Đối tác và các chuyên gia trong các công ty cung cấp hành động với sự chính trực trong mọi lúc.  KPMG là gì? Đó là một mạng lưới toàn cầu gồm các công ty thành viên độc lập liên kết với công ty mẹ (KPMG International). Hội đồng toàn cầu là cơ quan quản trị và giám sát chính của KPMG International. Trách nhiệm chính của nó bao gồm phê duyệt chiến lược, bảo vệ và nâng cao thương hiệu KPMG, cũng như phê duyệt các chính sách và quy định. Hội đồng này bao gồm 1 chủ tịch, 3 chủ tịch khác đại diện cho 3 khu vực (châu Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu, Trung Đông và châu Phi) và một số đối tác cao cấp khác của các công ty thành viên KPMG.  Nhóm quản lý toàn cầu hoạt động dưới sự giám sát của Hội đồng toàn cầu, với các nhóm lãnh đạo khác, về các ưu tiên chính bao gồm phát triển chiến lược toàn cầu và thúc đẩy liên kết giữa các công ty, chức năng và lĩnh vực của KPMG. Hội đồng toàn cầu của KPMG tập trung vào các nhiệm vụ quản trị cấp cao và tạo điều kiện thảo luận giữa các công ty thành viên.  3. Tầm nhìn và mục đích của KPMG  Tầm nhìn và mục đích của KPMG  Với một tổ chức quy mô như là KPMG, hơn nữa lĩnh vực họ hoạt động lại là những dịch vụ thuộc về tài chính, chi tiêu. Chính vì thế, mục tiêu mà KPMG đặt ra cũng quy mô không kém với sự phát triển và hình thành của họ.  KPMG đặt mục tiêu đóng góp tích cực cho thành công của cả khách hàng và cho xã hội nói chung. Điều này cho thấy, KPMG luôn nhận thức các hành động của mình trước xu hướng tác động và ảnh hưởng đến khách hàng, cộng đồng, xã hội. Họ cam kết cung cấp các dịch vụ một cách chất lượng, và cũng liên tục cải thiện chất lượng kiểm toán, bảo vệ sự độc lập của họ, điều cơ bản để đáp ứng trách nhiệm của họ đối với thị trường vốn.  Cho dù phải giải quyết các thách thức kinh doanh phức tạp hay tập trung vào việc thúc đẩy học tập suốt đời trong cộng đồng KPMG. Thì toàn bộ thành viên trong KPMG cũng có chung một mục tiêu bao quát đó là: tạo sự khác biệt ngày hôm nay sẽ biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai. Đối với khách hàng, điều đó có nghĩa là làm việc với một nhóm các chuyên gia với niềm đam mê và mục đích luôn sẵn có mỗi ngyaf để đảm bảo chất lượng công việc họ mang lại ở mức tối ưu nhất.  Đối với các thành viên trong nội bộ, KPMG mong muốn rằng sẽ mang lại cho họ cảm giác tự hào rằng công việc của họ giúp xây dựng niềm tin vào thị trường và củng cố nền kinh tế, giúp thúc đẩy sự tiến bộ và thịnh vượng trong các xã hội nơi mà mỗi thành viên đang sống và làm việc. Đối với xã hội, nó mang lại niềm tin rằng trong tất cả những gì KPMG làm, cá nhân hay tập thể, họ đều mong muốn tạo ra một tác động tích cực, lâu dài đến xã hội, cộng đồng hay một thế giới lớn hơn.  4. KPMG tại Việt Nam và những cơ hội dành cho những nhân tài KPMG tại Việt Nam và những cơ hội dành cho những nhân tài Trong quá trình tìm hiểu KPMG là gì? Tôi đã không khỏi ngạc nhiên vì những gì mà tổ chức này đã mang lại cho cộng đồng. Bằng cách áp dụng các kỹ năng, chuyên môn niềm đam mê và nguồn lực sẵn có, KPMG cho phép sự thay đổi và tìm kiếm những giải pháp bền vững cho mọi vấn đề. Thuật ngữ công ty TNHH KPMG là gì? Cũng có nghĩa là công ty chi thành viên KPMG Việt Nam. Năm 1994 là thời điểm mà KPMG bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Hiện tại, KPMG Việt Nam đã mỏ rộng đến chi nhánh thứ ba, đầy đủ ba miền bắc trung nam, bao gồm Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. KPMG Việt Nam xuất hiện cũng là lúc nhiều cá nhân đang theo đuổi các ngành kiểm toán kế toán và tài chính nhen nhóm, nuôi dưỡng ước mơ để được làm việc ở tổ chức quốc tế này.  Tuy nhiên nói về lĩnh vực kiểm toán, tài chính đã khó, huống hồ gì lĩnh vực ấy đang được điều hành bởi một tổ chức hàng đầu quốc tế, đã có bề dày lịch sử đến tận 3 thế kỷ. Những thành  tựu và thương hiệu mà KPMG đã gây dựng đến ngày hôm nay, cũng vô tình trở thành một sức ép không hề nhỏ đối với mọi cá nhân muốn gia nhập thành viên của KPMG Việt Nam. Mặc dù tại một công ty thành viên, KPMG có mỗi chính sách tuyển dụng khác nhau, những nhìn chung là rất khó khăn, bởi chất lượng đầu vào luôn đảm bảo cho những hiệu quả mang lại ở tương lai.  Một tiết lộ mới nhất gần đây của thành viên trong KPMG Việt Nam cho biết, quá trình ứng tuyển vào công ty này còn quy mô hơn cả các tập đoàn hàng đầu Việt Nam. Nó thậm chí kéo dài đến tận vài tháng, và tỷ lệ cạnh tranh không khác gì thi vào trường quân đội. Cứ 100 hồ sơ của ứng viên gửi về, trung bình chỉ có 4 hồ sơ được giữ lại và thành công nhận việc. Dưới đây là những quy trình thi tuyển bạn cần lưu ý nếu muốn gia nhập KPMG Việt Nam: Vòng ứng tuyển hồ sơ 2.500 đến 3.500 chính là con số hồ sơ ứng tuyển vào KPMG Việt Nam cho mỗi đợt tuyển dụng. Trong đó, ở vòng này, KPMG Việt Nam sẽ tiến hành sàng lọc hồ sơ, và bạn biết không, sau khi kết thúc vòng 1, chỉ còn khoảng dưới 1.500 hồ sơ được giữ lại cho các vòng kế tiếp. Công ty cho hay không phải những hồ sơ xin việc, CV xin việc đẹp, với kết quả, thành tích học tập tốt là sẽ được ưu tiên, mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như các giải thưởng, hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm hay các kỹ năng,... Test tư duy và trình độ tiếng Anh Những bài kiểm tra IQ hay viết luận bằng tiếng Anh hoàn toàn là những thử thách mà bạn sẽ gặp phải khi đã vượt qua vòng 1. Một tổ chức quốc tế, hơn nữa lại là hoạt động ở lĩnh vực tài chính, có quy mô, mọi trường làm việc vô cùng đẳng cấp. Quốc tế hóa là điều kiện ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn trở thành thành viên trong tổ chức này. Do đó, mọi thứ đều cần phải sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo, bao gồm nghe nói, hiểu và viết. Các ứng viên không hay năng lực ngoại ngữ còn kém, thì xem như không có cơ hội. Vòng này có độ khó cao, chính vì vậy các ứng viên bị loại có thể lên đến hơn 500 người.  Mô phỏng công việc Đúng như tính chất mô phỏng, tại vòng tiếp theo này, bạn sẽ được hóa thân thành một chuyên viên KPMG thực sự. Tất cả các ứng viên đều được ban tổ chức chia thành các nhóm nhỏ, khoảng 8 thành viên cho mỗi nhóm. 2 tình huống vấn đề sẽ là con số mà mỗi nhóm cần giải quyết và đối mặt. Chẳng hạn như gặp gỡ đối tác, khách hàng, lắng nghe và tìm cách giải quyết các vấn đề của họ. Một vấn đề ban tổ chức sẽ cho phép bạn chốt phương pháp trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút. Khi bạn thuyết trình các phương án của mình, hãy chuẩn bị tâm lý để lắng nghe các phản biện từ hội đồng. Trong vòng này, trung bình chỉ còn 200 đến 300 người được giữ lại và đi tiếp.  Test khả năng giao tiếp tiếng Anh Tại vòng 2, các ứng viên đã được test trình độ tiếng Anh, tuy nhiên chỉ dừng lại ở năng lực nghe, đọc hiểu và viết, thì tại vòng này, hội đồng phỏng vấn KPMG sẽ giúp bạn bộc lộ được năng lực nói tiếng Anh của mình. Những câu hỏi phỏng vấn đưa ra khá dễ dàng nếu bạn suy nghĩ đơn giản và không phức tạp hóa chúng.  Vòng quyết định với sự đối mặt của bạn và ban lãnh đạo Tại vòng này, các ứng viên sẽ có cơ hội đối mặt với cấp lãnh đạo của KPMG Việt Nam, thông thường cao nhất sẽ là giám đốc, sau đó là các trưởng phòng bộ phận. Đây cũng là vòng phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Vì là vòng quyết định, nên những câu hỏi sẽ xoay quanh chuyên môn và kiến thức của bạn, sau đó là những câu hỏi mang tĩnh rộng hơn, như cách mà bạn đã quan tâm đến tình hình tài chính khu vực hay thế giới như thế nào,... KPMG đề cao các ứng viên không quá tự tin đến mức tự phụ, mà họ thích những ứng viên bộc lộ sự trung thực và thẳng thắn. Tại vòng này, hầu như chỉ còn khoảng trên dưới 200 người sẽ vượt qua. Tuy nhiên, số lượng cuối cùng nhận được email chúc mừng trúng tuyển là rất ít.  Trên đây tôi đã cung cấp thông tin về KPMG là gì? Hy vọng bạn đã bổ sung những kiến thức bổ ích cho mình!

Coi bài nguyên văn tại: KPMG là gì? Nắm bắt cơ hội gia nhập KPMG tại Việt Nam!!

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét