Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Allotment trong khách sạn là gì? Tìm hiểu về ngành khách sạn

Allotment trong khách sạn là gì? Tìm hiểu về ngành khách sạn

1. Allotment trong khách sạn là gì? 1.1. Đi tìm lời giải cho Allotment là gì? Rất nhiều bạn đang thắc mắc về Allotment là gì? Sẽ có người nhầm lẫn thuật ngữ Allotment này bởi không chỉ sử dụng cho một chuyên ngành, mà ở các chuyên ngành khác nhau thì thuật ngữ Allotment lại mang một ý nghĩ khác nhau. Nhiều người cho rằng Allotment là thuật ngữ trong thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ở bài viết này sẽ đưa ra ý nghĩa Allotment trong khách sạn là gì?  Allotment trong khách sạn là gì? Allotment trong ngành khách sạn có nghĩa là thuật ngữ đặt phòng khách sạn, để chỉ đến hình thức đặt phòng khách sạn. Theo đó, Allotment là việc một doanh nghiệp bất kỳ nào đó có thể là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch hoặc các hãng hàng không,… thuê bao một số lượng phòng nhất định với thời hạn cố định cho doanh nghiệp đó cần phải bán được hết số lượng phòng đã thuê bao với khách sạn và kèm theo điều kiện về số ngày doanh nghiệp cần trả lại phòng cho khách sạn. Trong quá trình thuê đó, khách sạn sẽ để dành cho các doanh nghiệp thuê nhất định một số lượng lớn buồn phòng. Sau đó các doanh nghiệp thuê buồng phòng khách sạn này có thể tự do bán buồng phòng lại cho khách mà không cần phải yêu cầu đặt buồng phòng trước với khách sạn đó. Sau khi bán được buồn phòng cho khách, các doanh nghiệp cần khẳng định lại việc đặt phòng với khách sạn. Các hãng thuê bao phòng của khách sạn cần bán hết số lượng phòng buồng khách sạn mà khách sạn đã dành cho doanh nghiệp theo thỏa thuận. Trong trường hợp không hết, các doanh nghiệp cần phải bồi thường cho khách sạn hoặc tùy thuộc vào thỏa thuận hai bên với nhau. Lấy ví dụ để bạn dễ hình dung hơn về hoạt động Allotment trong lĩnh vực khách sạn như sau: Doanh nghiệp A kinh doanh về du lịch có khí hợp đồng về hoạt động Allotment trong khách sạn với khách sạn B. Theo thỏa thuận, doanh nghiệp A thuê của khách sạn B 15 phòng khách sạn, và thuê trong vòng 1 tuần. Theo đó, khách sạn để lại 15 phòng cho doanh nghiệp A thuê với thời hạn trả lại khách sạn là 1 tuần. Sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp A cần có những hoạt động cụ thể để bán hết 15 phòng khách sạn đã thuê với khách sạn B cho khách thì thỏa thuận đó thành công. Còn ngược lại doanh nghiệp A không bán hết 15 phòng khách sạn đó có thể phải bồi thường cho khách sạn số phòng còn trống trong thời gian thuê khách sạn theo thỏa thuận của hai bên. Qua đây ta thấy được thuật ngữ Allotment trong khách sạn là nói đến hình thức đạt phòng của khách thông qua bên thứ 3, mà bên thứ 3 đó có thể là môi giới, là các doanh nghiệp về du lịch hoặc các hãng hàng không. Thông qua bên thứ 3 bạn sẽ biết đến khách sạn và thuê chúng một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất. 1.2. Lợi ích mang lại từ Allotment là gì bạn biết chưa? Khi thực hiện các hoạt động Allotment trong khách sạn thì đó chính là sự tính toán tỉ mĩ giữa hai bên với nhau. Qua hoạt động Allotment để doanh nghiệp dễ dàng thu lợi nhuận và hoạt động kinh doanh được bền vững. Với hoạt động Allotment mang lại lợi ích cho cả hai phía đó là doanh nghiệp thuê và cả phía khách sạn cho thuê. Lợi ích cụ thể được thể hiện như sau: * Lợi ích về phía khách sạn Thông qua hoạt động Allotment này giúp các khách sạn được nhiều người biết đến hơn. Thông thường các khách hàng chỉ biết đến một vài khách sạn lớn và nổi tiếng, nên thông qua hoạt động này các khách sạn tiến gần hơn đến khách hàng và độ phủ sóng của khách sạn cũng tăng lên. Các hãng du lịch, hàng không sau khi thuê phòng khách sạn sẽ có những bài review về khách sạn để khách hàng có thể tìm hiểu về giá phòng, chất lượng dịch vụ của khách sạn. Thông qua đó mà nhiều khách hàng biết đến khách sạn của bạn và giống như một hình thức quảng cáo cho khách sạn đó. Cũng thông qua hoạt động Allotment này mà doanh thu của khách sạn sẽ được ổn định hơn, lợi nhuận tăng do việc thỏa thuận về số phòng với bên thuê khách sạn để kinh doanh các hoạt động về du lịch cho khách hàng. * Lợi ích về phía các doanh nghiệp du lịch, hàng không Với hoạt động này Allotment các doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực du lịch sẽ cung cấp các dịch vụ từ A – Z cho khách hàng của mình, từ đó tạo niềm tin với khách hàng và điểm đến cho khách những dịch vụ hoàn hảo nhất. Thông qua Allotment mà không chỉ khách sạn có được lợi nhuận mà còn cả doanh nghiệp du lịch và hãng hàng không cũng có được lợi nhuận từ thỏa thuận của hai bên. 2. Các thuật ngữ liên quan đến ngành khách sạn Với ngành khách sạn thì việc sử dụng tiếng Anh là một điều hết sức quan trọng, bởi khách hàng của họ không chỉ là các du khách trong nước mà còn là các du khách người nước ngoài, để có thể giao tiếp với họ bạn cần có ngôn ngữ phổ biến hiện này đó chính là tiếng Anh. Cùng điểm danh các thuật ngữ tiếng Anh trong ngành khách sạn như sau: Các thuật ngữ liên quan đến khách sạn. Allotment là gì? 2.1. Thuật ngữ tiếng Anh trong việc đặt phòng khách sạn Các thuật ngữ thường sử dụng cho đặt phòng khách sạn hoặc các phòng ở khu nghĩ dưỡng, nhà nghỉ như sau: - Phòng trống đã sẵn sàng – Vacant Ready = VR - Phòng trống sạch – Vacant Clean = VC - Phòng trống bẩn – Vacant Dirty = VD - Phòng không sử dụng/phòng hỏng – Room Off/Out of Order = O.O.O - Phòng có khách đang ở - Occupied = OCC - Thanh Toán ngay – Cash on Charge = C.O.D Basic  - Chỉ thanh toán tiền phòng – Room Only = RO - Công ty thanh toán tất cả chi phí – All to Company = ATC - Công ty thanh toán tiền phòng – Room to Company = RTC - Giá cho khách lẻ tiếng anh là gì? Giá cho khách lẻ - Free Individual Travellers = FIT - Giá cho khách đoàn – Free Group Travellers = GIT - Giá trọn gói – Package Plan Rate - Phòng có kèm ăn sáng – Bed and Breakfast = BB - Phòng sắp Check Out – Due Out = D.O - Xác định đặt phòng – Confirmation - Hủy phòng – Cancellation = CXL - Giá bao gồm tiền phòng và bữa sáng – Continental Plan - Hết phòng – Full House - Phiếu đặt phòng – Registration Form  - Khách không đến – Did not Arrive = DNA - khách check in muộn – Late Check in - Khách vãng lai – Walk in Guest - Khách bỏ trốn không thanh toán – Skipper - Đặt trước – Book in Advance - Phòng dành cho khách quan trọng – VIP - Thời gian thuê phòng/ thời gian lưu trú của khách – Guest Stay -  Danh sách tên khách – Name List 2.2. Thuật ngữ các bộ phận trong khách sạn tiếng Anh là gì? Điểm danh các bộ phận trong khách sạn trong tiếng Anh sử dụng thuật ngữ như thế nào? * Bộ phận buồng phòng - Nhân viên dọn làm phòng – Housekeeping - Nhân viên giặt là – Laundry - Nhân viên kho vải – Linen Room - Nhân viên vệ sinh công cộng – Public Area Cleaner - Nhân viên phòng thay đồ - Locker Attendant * Bộ phận lễ tân - Nhân viên lễ tân – Receptionist - Nhân viên đặt phòng – Reservation - Nhân viên thu ngân – Cashier - Nhân viên hỗ trợ khách hàng – Concierge - Nhân viên hành lý – Bellman - Nhân viên đứng cửa – Door Man * Bộ phận ẩm thực - Bếp trưởng – Chef - Phụ bếp – Cook Assistant - Nhân viên phục vụ - Waiter/Waitress  - Nhân viên pha chế - Bartender - Nhân viên chạy món – Food Runner * Bộ phận quản lý, lãnh đạo - Giám đốc bộ phận lễ tân – Front Office Manager = FOM - Giám đốc bộ phận phòng khách – Rooms Division Manager  - Giám đốc bộ phận ẩm thực – F&B Manager - Tổng giám đốc – General Director  3. Các vấn đề bạn nên trang bị về ngành khách sạn Hiểu biết nên có về ngành khách sạn. Allotment là gì? 3.1. Trường nào đào tạo về ngành liên quan đến khách sạn? Bạn đang có ý định học về các ngành liên quan đến khách sạn. Vậy còn chờ gì nữa mà không tham khảo ngay danh sách các trường đào tạo các ngành khách sạn hiện nay ở nước ta. Hãy tìm cho mình một ngôi trường phù hợp để có điều kiện học tập và môi trường học tập tốt nhất cho bản thân nha. - Trường Đại học Hà Nội - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Trường Đại học Mở Hà Nội - Trường Đại học Thương mại - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - Trường Đại học Đông Đô - Trường Đại học Phương Đông - Trường Đại học Thành Đô - Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương Mại - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội Để có thể học ngành khách sạn bạn cần lựa chọn một trong những khối xét tuyển ngành khách sạn hiện nay ở nước ta như sau: A00, A01, D01, C00, B00, A07, C04, C15, D07, D78, D96.  3.2. Cơ hội việc làm và mức lương cho các vị trí trong ngành khách sạn khi ra trường? Hiện nay Việt Nam đang thu hút rất nhiều khách du lịch và phát triển không ngừng với các điểm du lịch tiềm năng của đất nước. Ngày càng có nhiều các vùng du lịch được mở ra, các khu du lịch tự nhiên và sinh thái được mở ra và khai thác ngày càng nhiều, thu hút rất nhiều khách du lịch đến nước ta. Đây chính là cơ hội tốt để tìm kiếm việc làm ngành khách sạn cho các sinh viên ra trường.  Đây cũng là một ngành hứa hẹn mang đến cho bạn những mức lương hấp dẫn không thể bỏ qua. Mức lương cụ thể cho các vị trí trong khách sạn cụ thể như sau: - Giám đốc của các bộ phận khách sạn bạn có thể có mức thu nhập là từ 10 -18 triệu đồng/tháng. Mức lương có thể cao hơn nếu khách sạn đó có quy mô lớn và chất lượng phục vụ cao cấp cho khách hàng. - Với các vị trí trưởng bộ phận khách sạn mức lương bạn có thể nhận được là từ 10 -15 triệu đồng/tháng. - Ở vị trí là giám sát bộ phận khách sạn mức thu nhập được trả cho vị trí này trung bình từ 10 -12 triệu đồng/tháng. - Với bạn các bộ phận khác thì mức thu nhập trung bình hàng tháng bạn có thể nhận được rơi vào tầm 5 – 7 triệu đồng/tháng. Qua những chia sẻ về thuật ngữ Allotment trong khách sạn là gì? Cùng với các thông tin cần thiết về ngành khách sạn, hy vọng bạn sẽ có hướng đi đúng cho lựa chọn nghề nghiệp của bản thân với ngành khách sạn.

Tham khảo bài gốc ở: Allotment trong khách sạn là gì? Tìm hiểu về ngành khách sạn

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét