Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Quốc tế hóa là gì? Xu thế thời thượng hay là sự cần thiết

Quốc tế hóa là gì? Xu thế thời thượng hay là sự cần thiết

1. Bạn đã biết gì về quốc tế hóa chưa? Bạn đã biết gì về quốc tế hóa chưa? Nghe đến cụm từ “quốc tế hóa” chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay nó có liên quan đến quốc tế đúng không nào? Đúng thế, quốc tế hóa và toàn cầu hóa những cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, thế nhưng vẫn chưa có một định nghĩa nào chính xác về thuật ngữ này khiến cho mọi người thuyết phục. Toàn cầu hóa được hiểu là thuật ngữ dùng để nói đến việc thay đổi trong xã hội và trong chính nền kinh tế mà con người tạo ra ở quốc gia của mình và trên thế giới để liên hệ mối quan hệ này giữa các quốc gia với nhau. Thế nhưng các nhà nghiên cứu lại cho rằng, toàn cầu hoá là một thế lực khổng lồ mà không ai ngăn cản, nó được thực hiện bởi thúc đẩy của lĩnh vực công nghệ, lĩnh vực truyền thông, lĩnh vực tài chính và cả con người,...các nguồn vốn luân chuyển xuyên biên giới giữa các quốc gia. Đó chính là những cách hiểu về toàn cầu hóa, suy cho cùng thì bạn hiểu theo cách nào cũng có ý đúng của nó. Thể còn quốc tế hóa phải hiểu như thế nào? Quốc tế hòa và toàn cầu hóa không khác nhau là mấy, chúng gần như là tên gọi khác của nhau vì ranh giới giữa chúng rất “mờ” không thể phân biệt được. Quốc tế hóa cũng được nhắc đến như là quá trình hội nhập và phát triển của các doanh nghiệp trên cả nước, của tổ chức chính phủ, của các dân tộc trên thế giới với nhau, và nó được dẫn đầu bởi thương mại và sự giúp sức của công nghệ thông tin. Cho dù hiểu quốc tế hóa như thế nào thì cũng có những mục đích nhất định chính là tìm kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay. 2. Quốc tế hóa có cần thiết trong các trường đại học? Việc quốc tế hóa trong các trường đại học là cần thiết, vì các trường đại học không chỉ làm việc và phục vụ cho chính quốc gia của mình mà còn liên kết với các nước phát triển khác trên thế giới. Bên cạnh đó với sự mở rộng quan hệ và phát triển như Việt Nam hiện nay thì nước ta đã có những sự trao đổi giữa các học sinh với nhau. Là một quốc gia đang phát triển thì cần thiết phải có sự quốc tế hóa trong giáo dục để sinh viên các quốc gia liên kết với nhau, điều đó cũng là sự chuẩn bị cho sinh viên Việt  Nam bước vào chặng đường quốc tế hóa, tăng cường thúc đẩy khoa học cũng như công nghệ thông tin. Quốc tế hóa có cần thiết trong các trường đại học? Trong một môi trường năng động và yêu cầu ngày càng khắt khe với sinh viên hiện nay thì cần thiết các trường cần phải tích cực chuẩn bị cho sinh viên của mình những hành trang tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu cao của nhà tuyển dụng đối với sinh viên khi ra trường. Hơn thế nữa, việc quốc tế hóa tại các trường đại học hiện nay cũng là cần thiết vì Việt Nam là một quốc gia không mấy phát triển về khoa học kỹ thuật, khi quốc tế hóa giáo dục thì sẽ được trau dồi, học hỏi những điều tốt đẹp từ các quốc gia phát triển trên thế giới. Chỉ có như vậy thì mới có thể tạo ra nguồn nhân lực tốt cho đất nước nói riêng và cho thế giới nói chung. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quốc tế hóa giáo dục từ rất sớm, tuy nhiên Việt Nam lại mới gần đây mới thực hiện quốc tế hóa tại các trường đại học. 2.1. Quốc tế hóa là cần thiết hay là xu thế thời thượng Nhiều người cho rằng việc quốc tế hóa là xu hướng học theo các quốc gia khác, nhưng nhiều người lại cho rằng quốc tế hóa chính là yêu cầu cần thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Việc quốc tế hóa tại các trường đại học của Việt Nam đang dần trở thành một việc cần thiết trong quá trình phát triển đi lên như hiện nay. Tuy nhiên, việc quốc tế hóa các trường đại học sẽ được hiểu như thế nào? Nó chính là sự kết hợp chặt chẽ từ phương thức tuyển sinh cho đến khâu quản lý và giảng dạy của chương trình đào tạo của các trường đại học. Các nước trên thế giới đang thực hiện quốc tế hóa rất tốt, thế nhưng nó lại đang là một trong những bất cập và rào cản của Việt Nam. Việt Nam đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường hàng hóa, thị trường kinh tế đang có những ảnh hưởng to lớn đối với nguồn lao động của nước ta. Sống với nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới, đứng trước sự chuyển biến nhanh chóng thì nền giáo dục nước ta vẫn còn “lạc hậu” vẫn chưa thực sự thay đổi để phát triển. Người học thì quá đông, mà chương trình giảng dạy của nước ta lại lạc hậu và lỗi thời, hệ thống quản lý thiếu tính linh hoạt. Không chỉ vì chuyên môn không đủ mà cơ sở vật chất đối với nền giáo dục cũng không đạt tiêu chuẩn, có thể kể đến một vài ví dụ điển hình về giáo dục Việt Nam như: - Không có sự cân bằng giữa việc học lý thuyết và thực hành. Trong khi các nước trên thế giới chú trọng việc học thực hành và các kỹ năng cần thiết cho sinh viên thì nước ta lại đang quá chú tâm vào lý thuyết, chính vì thế mà sau khi ra trường thì sinh viên Việt Nam hầu như không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. - Chương trình giảng dạy cũng như kiến thức khá lạc hậu, không thường xuyên cập nhật. Chính vì thế mà sinh viên các khóa sau vẫn học những kiến thức y chang sinh viên khóa trước. - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nước ta hiện nay là một nước đang trong quá trình đi lên phát triển, chính vì thế mà có những bất cập thiếu thốn không nhỏ về đầu tư cơ sở vật chất cho sinh viên các trường đại học. Hầu như các trường đều thiếu các phòng thí nghiệm, phòng thực hành cho sinh viên. - Giáo viên giảng dạy chủ yếu ở trình độ thạc sĩ, chính vì thế mà vẫn còn khá nhiều hạn chế trong việc giảng dạy sinh viên. Và còn rất nhiều những yếu tố khác nữa cho thấy nền giáo dục trong các trường đại học của Việt Nam đang lạc hậu và cần phải quốc tế hóa. Chính vì thế mà quốc tế hóa đối với Việt Nam là cần thiết nhiều hơn là xu thế thời thượng. 2.2. Những hiệu quả cần phải đạt được khi thực hiện quốc tế hóa Chính vì sự cần thiết này mà hàng năm, nước ta phải gửi rất nhiều sinh viên sang nước ngoài để học tập. Tuy nhiên sẽ không biết là có hiệu quả hay không nếu chúng ta không đặt ra mục tiêu cho sinh viên và giảng viên. Đúng không nào? Bởi vậy, khi thực hiện quốc tế hóa thì phải cần đạt được những yêu cầu sau đây: Đối với sinh viên: - Sinh viên sau khi ra trường cần phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu của nhà tuyển dụng, của nền kinh tế thị trường đầy năng động và biến đổi như hiện nay. - Sinh viên được đào tạo trong môi trường quốc tế phải có trình độ hiểu biết sâu rộng đối với tất cả các lĩnh vực. - Sinh viên được đào tạo trong môi trường này có khả năng giao tiếp tốt, tự tin thuyết trình trước đám đông và là người thông thạo tất cả ngoại ngữ đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng khắt khe. - Phát triển năng lực thường xuyên hơn so với những người khác, những sinh viên được đào tạo trong môi trường quốc tế lúc nào họ cũng hiểu rõ về giá trị bản thân, và không ngừng nỗ lực nâng cao thành tích của bản thân. Đó chính là những yêu cầu đối với sinh viên, thế còn những yêu cầu đối với giảng viên thì như thế nào? Đối với giảng viên, cần phải đạt được những điều sau đây: - Chứng tỏ năng lực của bản thân, bản thân giáo viên sẽ phải chứng minh năng lực toàn cầu của mình thông qua việc họ có những mối bận tâm lớn hơn xuyên qua các nền văn hóa khác, coi trọng sự khác biệt của các nền văn hóa,...mối quan tâm của họ được thực hiện dựa trên việc sinh sống và làm việc tại các quốc gia khác như thế nào? - Giảng viên sẽ tích cực đưa những vấn đề toàn cầu vào bài giảng của mình. Không giống như trước đây, bài giảng chỉ sơ sài với những ví dụ Việt Nam, bây giờ là những ví dụ những liên hệ quốc tế. Giảng viên phải thường xuyên cập nhật tình hình trong nước và quốc tế để bài giảng của mình không thật sự khô khan nữa. Giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn và rộng hơn. - Tích cực tham gia vào các cuộc nghiên cứu, hội thảo quốc tế. Việc quốc tế hóa giáo dục, đặc biệt là trong hệ thống giáo dục đại học không phải là điều dễ thực hiện và chỉ cần thực hiện trong ngày một ngày hai là xong, mà nó là cả một quá trình mà cả nhà trường, giảng viên và sinh viên cần phải thực hiện cùng nhau, đến khi đạt kết quả thì sẽ phải đạt kết quả đồng đều trên cả ba. Khi thực hiện quốc tế hóa thì nhà trường cũng phải đạt những kết quả sau đây: - Kết quả về cơ sở của nhà trường: + Nhà trường cần phải trở thành những trung tâm cộng đồng với nhà ăn, nhà ở cho sinh viên, có những hoạt động xã hội đem về lợi nhuận và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. + Nhà trường cần phải thực hiện một loạt các hệ thống đánh giá chuẩn mực, tiến trình hoạt động và những thành công. + Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục từ xa, đem đến cho giảng viên và sinh viên trong trường những kiến thức và những hiểu biết quốc tế. + Ủng hộ những chuyến đi thăm trường của giảng viên nước ngoài + Với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay thì cần thiết ứng dụng với những cuộc họp giữ giảng viên và sinh viên, cùng với những cộng sự ở nước ngoài. Đó mới chỉ là một trong số điển hình về hiệu quả mà nhà trường cần phải đạt được khi thực hiện quốc tế hóa. Như bạn cũng có thể thấy, việc quốc tế hóa không chỉ cần thiết trong các doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với các trường đại học của Việt Nam. Điều này là cần thiết với mỗi trường học, để khi ra trường thì sinh viên sẽ đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu về quốc tế hóa và sự cần thiết của quốc tế hóa.

Coi nguyên bài viết ở: Quốc tế hóa là gì? Xu thế thời thượng hay là sự cần thiết

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét