Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Business development là gì và những thông tin liên quan!

Business development là gì và những thông tin liên quan!

1. Business development là gì? “Business development” hiểu một cách đơn giản nhất chính là phát triển kinh doanh – công việc tạo ra giá trị lâu dài cho các doanh nghiệp từ các đối tượng khách hàng, thị trường tiêu thụ cũng như các mối quan hệ với các đối tác khách hàng. Business development là gì? Business development bao gồm việc lên các ý tưởng, sáng kiến mới cho hoạt động kinh doanh, hướng tới mục đích xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh. điều này có nghĩa là những người làm trong nghề business development cần phải có những kế hoạch, quan điểm để tạo nên một thương hiệu, mang lại doanh thu tốt, giúp tăng trưởng cũng như mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng nên các mối quan hệ với các đối tác, nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. 2. Công việc của nhân viên business development - Một nhân viên business development mang trách nhiệm cốt lõi nhất chính là phát triển doanh nghiệp, tạo ra các chiến lược để vận hành cũng như thực hiện được các mục tiêu đặt ra với doanh nghiệp giữa tất cả các ngành. - Nhân viên business development có sự am hiểu sâu rộng về thị trường kinh doanh hiện tại cũng như dự đoán được những chuyển biến tương lai, từ đó nhắm đến đúng mục tiêu tiềm năng và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Điều đó đỏi hỏi những nhân viên phát triển kinh doanh cần phải có kiến thức cao về chuyên môn, về các đối tượng mục tiêu và tham gia trực tiếp vào quy trình bán hàng tại các cơ sở của doanh nghiệp, tham gia vào các hoạt động marketing để có thể làm cầu nối giữa các bộ phận với nhau. - Công việc của các nhân viên business development chính là tìm kiếm các đối tượng khách hàng tiềm năng và có đầy đủ những điều kiện phù hợp trước khi tiến hành chuyển giao cho họ một đội ngũ bán hàng, các sản phẩm, dịch vụ và tiếp tục nuôi dưỡng, phát triển các mối quan hệ ngay cả sau khi kết thúc hợp đồng. Đây là một quy trình rất quan trọng trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp, tạo ra doanh thu lớn cho các doanh nghiệp với giá trị lâu dài. Công việc của nhân viên business development 3. Tiêu chí để làm trong nghề business development Để có thể duy trì và phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, các nhà phát triển kinh doanh cần phải nắm rõ được những tiêu chí sau đây: - Nhà phát triển kinh doanh cần tìm hiểu, nghiên cứu và biết được chính xác về tình hình phát triển hiện tại của doanh nghiệp như thế nào, biết phân tích các yếu tố SWOT (những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa) đối với doanh nghiệp. - Nhà business development phải nắm được tình trạng hiện tại của toàn bộ các ngành liên quan và có dự báo về sự tăng trưởng trong ngành đó như thế nào, từ đó đưa ra được những giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. - Một doanh nghiệp để phát triển và vượt qua được các đối thủ khác thì cần phải nghiên cứu, điều tra và biết được mức độ phát triển của các doanh nghiệp đó như thế nào thì mới có thể tạo ra được những chiến lược mới mẻ, sáng tạo và đánh bật các đối thủ đó. - Nắm được các nguồn chính trong doanh thu của doanh nghiệp ở hiện tại là điều mà các nhà phát triển kinh doanh cần phải nắm thật rõ thì mới có thể tìm và xác định được đúng đối tượng mục tiêu cho doanh nghiệp và phát triển sản phẩm, dịch vụ theo mục tiêu tiềm năng đó. Tiêu chí để làm trong nghề business development - Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của doanh nghiệp, do đó, quan tâm đến các đối tượng khách hàng và nắm bắt được rõ ràng, chính xác hồ sơ của họ là điều mà các nhà phát triển kinh doanh cần phải quan tâm và chú ý. - Với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, do đó, để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình, các nhà phát triển kinh doanh cần phải luôn nghiên cứu, khám phá ra những cơ hội mới trong thị trường cũng như những yếu tố chưa từng được khám phá, tạo nên sự mới lạ, độc đáo mà chỉ doanh nghiệp mình có. - Một vấn đề mà các nhà business development cần nhớ nữa chính là các tên miền, các sản phẩm hay lĩnh vực mới đều có thể giúp mở rộng quy mô kinh doanh và bổ sung cho sự phát triển của doanh nghiệp hiện tại. - Nhà phát triển kinh doanh cũng cần nắm được toàn bộ các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh đang diễn ra và có những phương án hợp lý để tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp. 4. Bí quyết giúp chiến lược phát triển kinh doanh hiệu quả Phát triển kinh doanh là điều hết sức cần thiết và quyết định đến sự tồn tại của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không có sự tăng trưởng trong một thời gian quá dài chắc chắn sẽ khó có cơ hội “sống sót” và phát triển. Do đó, việc tạo ra doanh thu, lợi nhuận lớn chính là chiếc chìa khóa “vàng” giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ. Và để làm được điều này cần phải có những chiến lược đúng đắn và phù hợp nhất. Vậy đó là gì? 4.1. Chiến lược tạo sự kết nối (networking) Chiến lược tạo sự kết nối (networking) Tạo nên sự kết nối giữa các hoạt động kinh doanh là một trong những chiến lược khá hiệu quả mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp hiện nay. Sự kết nối có thể được thực hiện bằng hình thức truyền miệng nhưng vẫn mang lại được hiệu quả bất ngờ. Điều đặc biệt và thú vị nhất của networking chính là có thể thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào, từ các siêu thị cho đến phòng tập thể dục. Miễn là ở những nơi đó có đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thì cần phải triển khai chiến lược này. Bạn có thể tận dụng các ủy ban công, các hiệp hội hay tổ chức từ thiện để giúp cho chiến lược này được thực hiện tốt và mang lại thành công cao hơn cho doanh nghiệp. 4.2. Chiến lược quảng bá Việc sử dụng nguồn ngân sách một cách đúng đắn cho các chiến lược cũng chính là một bí quyết để kiếm tiền cho các doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động trên kênh quảng cáo, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng trưởng và mang lại hiệu quả khá cao. Chính vì vậy, khi có ý định thực hiện quảng cáo, các nhà business development cần phải xác định được những đối tượng khách hàng mục tiêu tiềm năng nhất và hiểu được những gì họ đang quan tâm. Từ đó hướng kế hoạch phát triển theo những nhu cầu đó. Các nhà phát triển kinh doanh có thể thử nghiệm một số chiến dịch khác nhau để có thể lựa chọn ra được chiến dịch nào là phù hợp và hiệu quả nhất với doanh nghiệp và cần có một đội ngũ chuyên nghiệp để xử lý được các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện, nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. 4.3. Chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống nâng cao, dẫn đến nhu cầu con người cũng ngày càng thay đổi. Và cách tốt nhất mà các nhà phát triển kinh doanh có thể làm cho doanh nghiệp chính là đảm bảo việc luôn cập nhật kịp thời những nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm ra được phương án phù hợp nhất để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu mới từ khách hàng. Bất kể là những phản hồi tốt hay không tốt về sản phẩm cũng cần được coi trọng bởi đây chính là cách giúp các doanh nghiệp tìm ra vấn đề và điều chỉnh lại cho phù hợp. Chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng Một phương pháp hiệu quả để có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng chính là tương tác và tiếp xúc với họ càng nhiều càng tốt. Ví dụ đối với hình thức kinh doanh truyền thống, bạn có thể triển khai chiến lược bằng cách tham gia vào các hội chợ thương mại để có cơ hội được gặp gỡ khách hàng, gửi đến họ những bảng thăm dò ý kiến và tạo nên đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên với cách làm này thì doanh nghiệp sẽ phải đầu tư một số tiền khá lớn để chi trả cho các hoạt động. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là Internet, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng trên các website mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian, công sức cũng như các chi phí liên quan. Để có thể thực hiện chiến lược theo cách này, các nhà phát triển kinh doanh cần phải: - Liên tục theo dõi và nắm bắt được những đối tượng khách hàng nào đang truy cập vào website, họ đang xem những gì, xem đến đâu và ngay lập tức chủ động đưa ra lời đề nghị tư vấn và giúp đỡ họ. - Nhà phát triển kinh doanh phải có khả năng tư duy và xử lý tất cả mọi vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác nhất theo đúng yêu cầu của khách hàng từ nhiều kênh khác nhau trong cùng một thời điểm. - Các doanh nghiệp nên thiết lập nên một hệ thống cổng thông tin để có thể hỗ trợ cho khách hàng 24/7 và xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành nhất. 4.4. Chiến lược xây dựng nên các mối quan hệ Một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả cần phải nói đến chính là xây dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp giữu các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp cũng như với các đối tượng khách hàng, nhà đầu tư. Điều đầu tiên trong chiến lược này chính là làm cho những đối tượng đó cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao bởi sự trung thành. Bạn có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian trong việc này, tuy nhiên kết quả có được sẽ là tạo nên một mối quan hệ tuyệt vời. Đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với nhiều người và với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bằng cách tạo ra những thay đổi dù rất nhỏ và đơn giản cũng có thể giúp doanh nghiệp phát triển hơn với những tiềm năng của nó. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn các bạn sẽ hiểu và nắm rõ về business development cũng như những vấn đề liên quan. Từ đó, tạo ra những chiến lược phát triển kinh doanh hoàn hảo nhất, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Tham khảo bài gốc ở: Business development là gì và những thông tin liên quan!

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét