Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Tìm câu trả lời cho câu hỏi: Học công nghệ may ra làm gì?

Tìm câu trả lời cho câu hỏi: Học công nghệ may ra làm gì?

1. Tìm hiểu công nghệ may là gì? Công nghệ may thực chất là ngành đáp ứng nhu cầu về thời trang, may mặc, gu thẩm mỹ của con người qua những sản phẩm đa dạng được thực hiện qua hệ thống sản xuất cồn nghiệp hiện đại. Công nghệ may là ngành may mặc được áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng loạt cũng như cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm, tăng năng xuất hàng hóa tiêu dùng. Giúp đảm bảo về mặt chất lượng cũng như số lượng sản xuất. Từ đó sản xuất ra các sản phẩm may mặc chất lượng cao nhờ công nghệ hiện đại, có tính thẩm mỹ cao và với số lượng nhiều đủ đáp ứng nhu cầu của mọi người. Công nghệ may là ngành nghề phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và xu hướng phát triển của ngành may mặc ngày càng tăng cao. Bởi nhu cầu về thẩm mỹ, ăn mặc của mọi người được nâng cao, mọi người hiện nay đều khá coi trọng ngoại hình bên ngoài, coi trọng “ăn ngon, mặc đẹp” nên ngành may mặc cũng được đầu tư chú trọng 2. Tìm câu trả lời cho câu hỏi: Công nghệ may học gì? Dựa vào những thông tin về Công nghệ may là gì đã cung cấp ở trên, ta có thể hình dung những kiến thức mà công nghệ may cung cấp và trang bị cho sinh viên theo học ngành này. Công nghệ may trang bị kiến thức cho sinh viên về kỹ thuật cắt - may, cách dùng thiết bị máy móc ngành may mặc, các khuôn mẫu bản quyền cắt may nhằm thỏa mãn yêu cầu về thời trang may mặc của con người. Sinh viên của ngành công nghiệp may được cung cấp những kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, những kiến thức chuyên sâu trong những ngành liên quan đến may mặc. Nhà đào tạo sẽ giảng dạy, hướng dẫn những kỹ năng thực hành như: thiết kế, thêu, quản lý. Tuy nhiên sẽ áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại vào như thêu vi tính, thiết kế đồ họa trang phục, giác sơ đồ, sử dụng các phần mềm chuyên ngành về thiết kế. Ngoài ra, sinh viên còn được giảng dạy về những kỹ năng tổ chức, quản lý, sản xuất, kinh doanh sản phẩm may công nghiệp. Sinh viên ngành công nghệ may được chú trọng phát triển kỹ năng quản lý, khả năng cung cấp, kỹ năng giao tiếp thời trang, tiếp thị kinh doanh thời trang, đàm phán,... Ngoài các kiến thực trong trường, sinh viên có cơ hội tham gia các cuộc thi để khẳng định tay nghề, tích lũy thêm kinh nghiệm như: Thi olimpic, thi tay nghề ASEAN, thi tay nghề Bộ Công Thương,... Một số các trường đào tạo ngành công nghệ may ở hà nội có các trường đại học có tuyển sinh ngành công nghệ may với tổ hợp môn đa dạng. Nhiều trường đại học có tiếng trong đào tạo ngành công nghệ may như - Trường đại học Công nghệ TPHCM  - Trường đại học Bách Khoa - Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Những trường top đầu có điểm vào khá cao, nhưng được phụ huynh và sinh viên tin tưởng để chọn lựa làm mục tiêu. Nếu không đủ tiêu chuẩn vào các trường top đầu, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo các trường ở các tỉnh lẻ, chất lượng khá cao, đào tạo chuyên nghiệp nhưng điểm chuẩn đầu vào lại thấp hơn so với những trường ở khu đô thị loại I. Sự khác nhau giữa các trường đào tạo ngành công nghệ may thường là trình độ bằng cấp. Đa số các trường đại học top đầu sẽ đào tạo và cấp bằng kỹ sư công nghệ may. Các trường cao đẳng công nghệ may thường sẽ giảng dạy và cấp bằng cử nhân. Khác nhau ở bằng cấp có thể ảnh hưởng nhỏ tới mức lương, sự thăng tiến ở vị trí công tác sau này. Một số công ty yêu cầu bằng kỹ sư hoặc cử nhân tùy từng vị trí công tác. 3. Những yêu cầu đối với người theo ngành công nghệ may Với sự đa dạng về các khâu hoàn thành để cho ra thành phẩm, nên đây là ngành cần nhiều nhân lực ở nhiều bộ phận với nhiều trình độ phân biệt khác nhau. Người lao động cần phải có khả năng thích nghi và tinh thần hợp tác, có tinh thần làm việc nhóm cao. Người lao động phải chịu được áp lực cao bởi tính chất yêu cầu số lượng cũng như yêu cầu cao về mặt chất lượng. Đối với nhân sự ở những vị trí chủ chốt như thiết kế, cần có tinh thần sáng tạo, update xu hướng thời trang liên tục, nên có gu thời trang ổn định,... Ngoài ra còn bộ phận kỹ thuật về máy móc. Thường những bộ phận này yêu cầu phải có chuyên môn cao, áp dụng kỹ thuật, biết cách vận hành máy móc cũng biết cách sửa chữa khi xảy ra vấn đề,... Có rất nhiều bạn thắc mắc học công nghệ may có cần vẽ đẹp không hay học công nghệ may có khó không. Qua những thông tin cung cấp ở trên chắc các bạn đã có câu trả lời cho mình. Tuy không yêu cầu bắt buộc nhưng sinh viên vẫn nên biết và trau dồi khả năng của bản thân, để đáp ứng được nhu cầu công việc. Những vị trí chủ chốt yêu cầu kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thì cần có sự đầu tư về mặt kiến thức, chịu khó học hỏi, nâng cao trình độ để đáp ứng công việc. Nói dễ không dễ, nói khó không khó đúng không các bạn. 4. Học ngành công nghệ may ra làm gì? Theo thống kê cho thấy nguồn nhân lực của Việt Nam đang tăng lên không ngừng. Nhu cầu lao động tăng thêm cho ngành dệt may ước tính sẽ cần khoảng 19.500 lao động cho đến năm 2015, mục tiêu đến năm 2020 khoảng 20.250 lao động, tăng chất lượng đội ngũ kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật và thiết kế dao động khoảng từ 500 đến 1.000 người lao động. Nhu cầu về trình độ lao động đang tăng cao, nhân công chưa qua đào tạo cần được giảm bớt. Thay vào đó sẽ là sự đầu tư vào máy móc, thiết bị để nâng cao năng xuất sản phẩm. Nhu cầu cao về nguồn nhân lực qua đào tạo tạo ra cơ hội việc làm cho các kỹ sư, cử nhân của các trường đào tạo ngành công nghệ may. Các công nhân có thể thử sức ở nhiều vị trí tuyển dụng, có thể lựa chọn những công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Ngành công nghệ may cần dồi dào nguồn nhân lực nhưng vẫn rất nhiều bạn trẻ đang tìm câu trả lời cho câu hỏi học ngành công nghệ may ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí như:  - Làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phòng phát triển mẫu - Đảm nhận công việc chỉ đạo kỹ thuật, công tác chuẩn bị sản xuất - Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh - Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may, nhân viên quản ls đơn hàng - Định mức giá cho sản phẩm - Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may -Dẫn dắt một bộ phận nhỏ: chuyển trưởng, may mẫu - Hoặc có thể mở nhà xưởng hoặc tiệm may cho bản thân - Làm việc tại các nhà máy Nhật Số lượng sinh viên ra trường được giới thiệu vào các công ty, doanh nghiệp tiếp nhận và đánh giá cao, tỉ lệ có việc làm ngay sau khi ra trường cao hơn những ngành khác, sau 3 tháng khoảng 85-90% sinh viên có việc ngay, những sinh viên còn lại sẽ học lên trình đọ cao hơn hoặc ở lại giảng dạy, tỉ lệ sinh viên thất nghiệp gần như bằng không, ít sinh viên trái ngành. 5. Cơ hội việc làm và mức lương ngành công nghệ may.   Công nghệ dệt may là ngành có sức cạnh tranh cao trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước. Trong quá trình hội nhập thương mại hóa, đây là ngành chủ chốt của ngành công nghiệp. May mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người mà đóng vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của đất nước. Theo báo cáo xuất khẩu hằng năm, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu tăng lên theo hằng năm dưới mức độ ổn định, tăng đều và không có nhiều biến động hay chênh lệch quá nhiều. Theo báo cáo, dệt may duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hàng hóa, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam là thành viên thứ 6 của hiệp hội thời trang châu Á vào năm 2009, vị thế được khẳng định bởi nhiệm vụ có tính chiến lược về sản phẩm thiết kế thời trang. Từ đó cho thấy nhu cầu lao động cao, mở ra cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực lao động dồi dào. Đây là ngành có nhu cầu lao động cao, nhưng chất lượng lao động của ngành nhìn chung không yêu cầu quá cao, có cả những vị trí chân tay, thu hút lực lượng lao động lớn, kể cả lao động từ nông thôn không có bằng cấp, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng lao động ở  nông thôn. Góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tiến bộ, cải thiện quan hệ sản xuất, nâng cao đời sống, cân bằng mức sống giữa thành thị và nông thôn. Câu hỏi sau cùng là về mức lương, sự chênh lệch rõ ràng giữa lao động lành nghề hay nhân viên chưa có kinh nghiệm, mức chênh lệch còn ở giữa lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo. Mức thu nhập trung bình sau tốt nghiệp khoảng 6-7 triệu, sau 6 tháng mức lương khoảng 7-10 triệu tùy thuộc vào vị trí công tác. Với những gì đã chia sẻ, chúng tôi tin các bạn trẻ sẽ không còn thắc mắc về công việc sau khi ra trường ngành công nghệ may. Bạn phải xác định bản thân có phù hợp hay không, có đủ khả năng đẻ theo học ngành này hay không và ngôi trường muốn theo học. Xác định rõ mục tiêu để bản thân cố gắng và hình thành định hướng phát triển cho bản thân sau này. Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi học công nghệ may ra làm gì chưa nhỉ. Chúc các bạn có được thành công cũng như công việc với một mức lương mong muốn.

Xem bài nguyên mẫu tại: Tìm câu trả lời cho câu hỏi: Học công nghệ may ra làm gì?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét