Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Cơ quan hành pháp là gì? Hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam

Cơ quan hành pháp là gì? Hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam

1. Khái niệm đúng nhất về cơ quan hành pháp là gì? NhãKhái niệm đúng nhất về cơ quan hành pháp là gì?n Cơ quan hành pháp là gì? Đó là một cơ quan làm nhiệm vụ thi hành luật, thi hành Hiến pháp được ban hành bởi Quốc hội. Chúng ta có thể hiểu cơ bản theo các nghĩa khác, cơ quan hành pháp nắm quyền hành tổng hợp của tất cả các chức năng và liên quan đến việc thực thi ý chí của Nhà nước, vì điều này sẽ được xây dựng và thể hiện dưới dạng các văn bản luật.  Theo nghĩa rộng nhất, cơ quan hành pháp bao gồm tất cả các cá nhân quan chức chính phủ, ngoại trừ những cá nhân hoạt động trong cơ quan lập pháp và tư pháp. Cơ quan hành pháp bao gồm tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan đến việc thi hành luật pháp, hiến pháp tại các quốc gia. Định nghĩa này cũng cho thấy rằng, cơ quan hành pháp bao gồm hành pháp chính trị (Nguyên thủ quốc gia và Bộ trưởng) và hành pháp thường trực phi chính trị (đơn vị dân sự hoặc cá nhân).  Trong đó, cơ quan hành pháp chính trị thực hiện chức năng hoạch định chính sách, và đảm bảo rằng tất cả các luật đều được thực thi đúng bởi tất cả các cơ quan của chính phủ. Cơ quan hành pháp thường trực tức là bộ máy công vụ điều hành công việc hành chính hàng ngày và làm việc trong các cơ quan chính phủ. Nó hoạt động dưới sự giám sát và kiểm soát của các nhà điều hành chính trị.  2. Hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam Hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam Tùy theo từng quốc gia, mà cơ quan hành pháp có thể được cơ cấu và tổ chức không giống nhau. Vậy tại quốc gia Việt Nam chúng ta, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành pháp là gì? Cơ quan hành chính trong hệ thống hành pháp của Việt Nam cấp cao nhất là Chính phủ. Chính phủ có nhiệm vụ thi hành pháp luật, xây dựng các chính sách và chịu trách nhiệm trực tiếp về các vẫn đề xã hội, kinh tế.  Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, người lãnh đạo và cũng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về cơ quan này. Thủ tướng Việt Nam có khá nhiều quyền hạn, là người đưa ra ý kiến cuối cùng về việc quyết định các chính sách, cũng như tổ chức và triển khai hoạt động thi hành luật. Bên cạnh đó, Thủ tướng còn là cá nhân có quyền đề bạt lên Quốc hội về các vấn đề bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, đơn vị, cơ quan hành chính thuộc Chính phủ. Thủ tướng có trách nhiệm và vai trò trong việc đảm bảo hoạt động hành chính xuyên suốt từ cấp trên đến cấp dưới, từ TW đến địa phương, thể hiện tình đồng thuận, đoàn kết, nhất quán,... Dưới Thủ tướng là các Phó thủ tướng, thông thường nước ta có tổ chức bao gồm 5 phó thủ tướng. Họ là người có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ Thủ tướng, trong đó bao gồm tham mưu, đề xuất, thực hiện và triển khai các quyết định của Thủ tướng xuống các cấp Bộ và Ban ngành. Ngoài ra, khi Thủ tướng vắng mặt thì các Phó thủ tướng cũng có thể trở thành người đại diện Thủ tướng làm việc khi đã nhận được sự ủy quyền từ Thủ tướng.  Tiếp nối sau phó Thủ tướng là các hệ thống Bộ trưởng đại diện cho các Bộ (18 Bộ), Ủy ban nhân dân các cấp và 4 cơ quan ngang Bộ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu từng cấp nhé! - Ủy ban nhân dân các cấp: thông thường, mỗi địa phương sẽ có một đại diện cơ quan hành chính, đó chính là Ủy ban nhân dân (bao gồm UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Theo quy định, các ủy ban nhân dân là do các hội đồng nhân dân với cấp tương ứng bầu ra. Ủy ban nhân dân cũng chính là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp đó. Cơ quan này có nhiệm vụ tiếp nhận, triển khai và thực thi quyết định, nghị quyết do Hội đồng nhân dân giao xuống.  - Bộ trưởng: là người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ, là cá nhân thuộc thành viên của Chính phủ. Bộ trưởng thực hiện chức năng và nhiệm vụ lãnh đạo, chịu trách nhiệm về mọi công tác hoạt động của bô, cơ quan ngang bộ. Bộ trưởng được phân công đứng đầu bộ hoạt động trong ngành nào, lĩnh vực nào, thì có trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, bộ trưởng cũng là người thực hiện, nắm bắt các chính sách, luật pháp, tổ chức triển khai và thực hiện đúng đắn các vấn đề liên quan đến ngành và lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc.  Các cấp dưới bộ là sở, phòng, ban. Tuy nhiên các cơ quan này đều thuộc Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng Sở là cấp tỉnh, Phòng là cấp huyện, không thuộc cơ quan hành chính của Nhà nước. Các cơ quan này đều có nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến, chủ trương chỉ đạo, triển khai và thi hành các hoạt động theo sự phân công của Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng.  3. Chủ thể liên quan đến thực hiện quyền hành pháp Chủ thể liên quan đến thực hiện quyền hành pháp Khi tìm hiểu cơ quan hành pháp là gì? Không khó để nhận ra chủ thể thực hiện quyền hành pháp chính là Chính phủ - Cơ quan đứng đầu và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyền hành pháp. Nhưng một số quan niệm về các chủ thể liên quan đến việc thực thi quyền hành pháp khá phức tạp. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong tổ chức bộ máy, bên cạnh Chính phủ, chúng ta có thể liệt kê các chủ thể khác có liên quan đến việc thực hiện quyền hành pháp như sau: - Thứ nhất là Quốc hội: Quốc hội được quy định là cơ quan thực thi quyền lập pháp, nghĩa là chịu trách nhiệm trong vấn đề xây dựng và hình thành các luật lệ, hiến pháp . Tuy nhiên, xét theo nhiều điểm trong quy định nhiệm vụ và chức năng của Quốc hội, có cả những điểm không chỉ gói gọn trong việc xây dựng luật pháp, mà còn xây dựng và phát triển đất nước, quy định, điều chỉnh và sửa đổi các văn bản, chính sách, luật lệ, quản lý các vấn đề liên quan đến ngân sách,... Nhìn vào những nhiệm vụ của Quốc hội đã được Hiến pháp quy định, chúng ta có thể thấy đâu đó có những “dấu hiệu” rất rõ ràng về quyền hành pháp.  - Thứ hai là Tòa án: Tòa án cũng như Viện kiểm sát, là các cơ quan đại diện cho quyền tư pháp. Là cơ quan xét xử, làm mọi nhiệm vụ và hành động để bảo vệ công lý, quyền, lợi ích của các cá nhân cũng như lợi ích của Nhà nước,... Nhưng, khi nhìn lại lịch sử hoạt động của cơ quan Tòa án vào những năm từ 1981 đến 2002, thì các vấn đề về cơ cấu, ngân sách, hoạt động của Tòa án dân sự vẫn nằm dưới sự điều hành của Bộ Tư pháp, còn với Tòa án Quân sự vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Bộ Quốc phòng. Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy trước đây, khi so với hiện tại, thì Tòa án các cấp chưa thực sự thuộc dưới quyền hành của Tòa án nhân dân tối cao (một cơ quan độc lập thực hiện quyền lập pháp) mà nó còn liên quan đến sự chỉ đạo từ các cơ quan hành chính, ở đây là các Bộ.  - Thứ ba là Chủ tịch nước: được xem là nguyên thủ quốc gia, nên được trao cả 3 quyền, lập pháp, tư pháp, hành pháp. Tất nhiên, ở khía cạnh hành pháp, chủ tịch nước có vai trò rất nổi bật. Cụ thể hơn, chủ tịch nước là cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình thành lập cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của Chính phủ, bao gồm các Thủ tướng, phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng ngang bộ cũng như hầu hết các thành viên còn lại thuộc bộ máy hành chính Nhà nước. Tiếp đó, chủ tịch nước cũng là người thực hiện các chức năng: ra quyết định khen thưởng, quyết định cho hay không cho nhập tịch, thống lĩnh lực lượng vũ trang, tiếp đón và đại diện cho các mối quan hệ quốc tế với nước ngoài,... Có thể nói, hầu hết trong mọi nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch nước đều có mặt quyền hành pháp.  - Thứ bốn là chính quyền địa phương: Hoạch định chính sách, triển khai và thực thi pháp luật trong phạm vi địa phương chính là hai nhiệm vụ cơ bản của Hội động nhân dân và Ủy ban nhân dân. Và đây trong hành pháp cũng bao gồm những nội dung nhiệm vụ này,  Kết luận cho chúng ta thấy rằng, quyền hành pháp không chỉ được thực thi bởi cơ quan hành pháp. Mà nó còn được mở rộng ra những cá nhân, cơ quan thuộc phạm vi thực hiện các quyền khác, như lập pháp hay tư pháp. Cuối cùng, một sự thật cho thấy, bản chất của quyền hành pháp không phải độc tôn cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện. 4. Bạn có còn cơ hội việc làm trong các cơ quan hành chính thời nay? Bạn có còn cơ hội việc làm trong các cơ quan hành chính thời nay? Trải qua bao nhiêu thăng trầm, xây dựng, cải tổ, phát triển rồi lại hoàn thiện. Bộ máy cơ quan hành chính của đất nước chúng ta đã ngày càng được nâng cấp và hoạt động có hiệu quả hơn, rõ nét hơn. Mặc dù đâu đó trong những cơ quan, vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, nhiều sâu mọt điển hình mà Đảng và Nhà nước cùng với toàn dân đang kiên quyết đấu tranh để loại bỏ. Mặc dù các thủ tục hành chính phức tạp, lằng nhằng khiến cho chúng ta sẵn sàng luồn cúi, nịnh bợ,... thì Đảng và Nhà nước cũng ngày đang xây dựng các biện pháp để cắt bớt các thủ tục hành chính. Chưa kể đến, chính sách cắt giảm biên chế đang dần được triển khai ở hầu hết các cấp, từ Trung ương đến địa phương. Nhiều cá nhân học các ngành liên quan đến sự nghiệp hành chính đều tỏ ra e ngại về vấn đề việc làm.  Cho dù vậy, các cơ quan vẫn tạo điều kiện hết mức có thể để chiêu mộ các nhân tài, dần xóa bỏ chế độ con ông cháu cha, sân sau và chống lưng. Hãy học tập, cống hiến hết mình, và hãy cứ hy vọng về một ngày nào đó, tất cả mỗi chúng ta đều có sự nghiệp đẹp đẽ nhất theo con đường riêng nhất của mình.  Cơ quan hành pháp là gì? Hy vọng bạn đã hiểu được các vấn đề về nó. Nếu đang tìm kiếm việc làm hành chính, công chức, viên chức, cán bộ, bạn có thể cập nhật mọi tin tức việc làm tại Timviec365.vn!

Đọc nguyên bài viết tại: Cơ quan hành pháp là gì? Hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét