Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Tìm hiểu mối quan hệ giữa đại lý và nhà bán buôn. Nhà phân phối là gì?

Tìm hiểu mối quan hệ giữa đại lý và nhà bán buôn. Nhà phân phối là gì?

1. Tìm hiểu khái niệm cơ bản Mạng lưới buôn bán được hình thành và được kiểm soát giá cả, chất lượng, số lượng bán ra và tồn đọng đều được kiểm soát. Sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu phải qua rất nhiều khâu trung gian, đồng thời xuất hiện nhiều khái niệm mới trong quá trình nà 1.1. Nhà phân phối là gì? Sản phẩm sau quá trình kiểm định và đảm bảo chất lượng sẽ được tung ra thị trường, những hàng sẽ qua các khâu trung gian rồi mới đến tay thị trường. Đầu tiên hàng sẽ qua tay nhà phân phối. Vậy tìm hiểu xem thực chất nhà phân phối là gì? Nhà phân phối hiểu đơn giản là đơn vị, công ty hoặc tập đoàn được hãng sản xuất ký hợp đồng để cung cấp( phân phối) sản phẩm ra thị trường. Là đơn vị trung gian giữa nhà sản xuất đến thị trường tiêu dùng như đại lý, người tiêu dùng hoặc nhà bán buôn,... Có thể giải thích là nhà phân phối là người mua sản phẩm đầu tiên, tích trữ hàng hóa, sau đó bán lại cho các đơn vị khác. Nhà phân phối được nhà sản xuất cung cấp các thông tin kỹ thuật, dịch vụ bảo hành và các vấn đề liên quan đến sản phẩm như giấy kiểm định, giấy đăng ký nếu có. Có nhiều loại nhà phân phối, tùy thuộc vào loại mà nhà phân phối ký hợp đồng mà phân biệt ra khác nhau. Ví dụ có thể kể đến những loại nhà phân phối điển hình như: - Nhà phân phối độc quyền: Nhà sản xuất chỉ cung cấp, bán hàng cho một hoặc một vài công ty, đơn vị hay tập đoàn nhất định, cụ thể. Không phân phối tràn lan trên thị trường, thường những nhà phân phối này phải trải qua kiểm tra cũng như cạnh tranh để giành được sản phẩm độc quyền. Sản phẩm chỉ được các đơn vị ký kết hợp đồng mới có bán, trên thị trường gần như độc chiếm thị trường đối với sản phẩm đó. Nhà sản xuất cũng không được ký kết hoặc cung cấp sản phẩm cho các nhà phân phối khác. - Nhà phân phối không độc quyền: Nhà sản xuất có thể phân phối sản phẩm tới nhiều nhà phân phối, không hạn định số lượng cụ thể - Nhà phân phối khu vực hoặc quốc gia: thường là những hàng nhập khẩu, được nhà sản xuất cung cấp sản phẩm. Ví dụ; LHP là nhà phân phối tại Việt Nam, phân phối Omega, Seiko, RADO,.. Nhà phân phối có chức năng tìm kiếm nhà sản xuất để tìm kiếm được hàng hóa với mức giá tốt nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra nhà phân phối còn phải tìm đại lý để tung sản phẩm ra thị trường đến tay người tiêu dùng, cung cấp hàng hóa, phụ kiện, linh kiện hỗ trợ bán hàng cho đại lý như tủ hoặc kệ,.. Sản phẩm mà nhà phân phối cung cấp phải được bảo hành, hỗ trợ sửa chữa kiểm tra khi xảy ra vấn đề. 1.2. Đại lý là gì? Sau khi hàng hóa được đến tay nhà phân phối, liệu hàng hóa đến tay người tiêu dùng chưa hay còn qua tay những ai nữa, và họ là ai? Nhà phân phối sẽ tung sản phẩm ra thị trường bằng cách bán sản phẩm trực tiếp hoặc tìm kiếm các đại lý, nhà phân phối lẻ,..Vậy đại lý là gì và có những loại đại lý nào? 1.2.1. Đại lý là gì? Đại lý là một hành vi thương mại, bên cung cấp sản phẩm và bên đại lý thỏa thuận việc đại lý nhân danh mình mua hoặc bán hàng cho bên giao đại lý để ăn hoa hồng. Hiện nay những hình thức đại lý phổ biến trong mạng lưới kinh doanh là: - Đại lý hưởng hoa hồng: là hình thức bán hàng dựa trên giá cả đã niêm yết, người giao hàng cho một mức giá cụ thể và nhất định, bên bán sẽ bán theo giá đã được cung cấp và lợi nhuận sẽ được ăn theo % quy định. Hoa hồng này được thống nhất từ trước và thường có văn bản quyết định  - Đại lý bao tiêu sản phẩm, dịch vụ: là dạng mua bán trực tiếp trọn gói. Đây hình thức đại lý phổ biến nhất hiện nay, đại lý bán sẽ định sẵn mức giá bán cho đại lý mua, đại lý mua sẽ tự định ra mức bán cho riêng mình để bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng.Lãi  ở đây là sự chênh lệch giá mua vào( giá nhập) và giá bán ra( giá đến tay người tiêu dùng mua). Thông thường mức giá mua vào, bán ra và tiền lãi này sẽ có sự thương lượng hoặc ấn định trước của hai bên để phù hợp với thị trường và cạnh tranh giữa các bên cung ứng. - Đại lý độc quyền: là dạng kinh doanh dưới hình thức mà bên cung ứng hàng hóa chỉ giao cho một đại lý độc quyền việc mua, bán một hoặc một số mặt hàng nhất định. - Tổng đại lý mua bán hàng hóa: là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý. 1.2.2. Tổng đại lý Theo Wikipedia mua bán hàng hóa được xem là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý. Đơn giản, dễ hiểu hơn Tổng đại lý cũng là đại lý, nhưng nó là cả một mạng lưới gồm nhiều nhà đại ý khác, mạng lưới này có người đứng đầu và gọi là tổng đại lý. Tổng đại lý là một loại hình ủy quyền trong hoạt động thương mại và là một hành vi thương mại. Tổng đại lý thường là các doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết về vốn, nhân lực, kinh nghiệm, mạng lưới đại lý nhỏ,... để phân phối sản phẩm cho đối tác. Hình thức tổng đại lý là hình thức khá phổ biến trong các hệ thống thương mại Việt Nam và quốc tế. Để được giao quyền, Tổng đại thường phải cam kết nhiều nghĩa vụ khác nhau, đặc biệt là doanh thu, phát triển mạng lưới, tốc độ phát triển,... Có 2 hình thức tổng đại lý  - Tổng đại lý độc quyền: được giao toàn quyền để phân phối một loại hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn nhất định - Tổng đại lý không độc quyền: Được giao quyền để phân phối một loại hàng hóa, dịch vụ trên một địa bàn nhất định nhưng không độc quyền. Điểm khác của tổng đại này so với các đại lý khác là họ được ưu đãi về giá, về nguồn hàng, hoa hồng và có sự hỗ trợ về nhân lực,...Tổng đại lý không độc quyền phải cạnh tranh với tổng đại lý khác trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, hình thức này có những bất lợi nhất định như việc có thể nảy sinh mâu thuẫn với các tổng đại lý ngang cấp.  Bên dưới Tổng đại lý có thể có một hệ thống nhiều đại lý các cấp nhằm phủ kín địa bàn cần người phân phối hàng hóa, dịch vụ và tối ưu hóa lợi nhuận. Sau nhà phân phối có tổng đại lý, sau đó có các đại lý cấp nhỏ và nhiều người trung gian buôn bán, phân phối hàng hóa. 1.2.3. Đại lý ủy quyền  Đại lý ủy quyền là Công ty hoặc cá nhân ký kết hợp đồng đại lý với nhà phân phối hoặc hợp đồng của cửa hàng với hãng. Chức năng và nhiệm vụ của đại lý ủy quyền được giữ nguyên so với tổng đại lý. Trong mạng lưới phân phối hàng hóa còn có những đại lý nhỏ. Đó là những Đại lý các cấp như đại lý cấp 1, Đại lý cấp 2, Đại lý cấp 3,...Vậy đại lý cấp 1 là gì? Đại lý cấp 3 là gì? Trong quá trình phân phối sản phẩm, nhằm phân phối sản phẩm rộng rãi tới nhiều địa phương cũng như người tiêu dùng, tổng đại lý thường sẽ tìm các đại lý nhỏ hơn để phân phối hàng hóa. Các đại lý sau tổng đại lý, làm việc trực tiếp trong mạng lưới mà tổng đại lý điều hành và quản lý gọi là đại lý cấp 1. Đại lý cấp 1 cũng dưới hình thức tìm kiếm và chọn lựa những người phân phối sản phẩm để xây dựng lên một hệ thống phân phối sản phẩm của riêng mình. Vì vậy đại lý cấp 1 tiếp tục mở đại lý cấp 2, đại lý cấp 2 có rồi xuất hiện đại lý cấp 3( những cửa hàng bán lẻ) nhằm phục vụ cho quá trình phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Đại lý cấp 1 quản lý đại lý cấp 2, cấp 3,... 1.3. Nhà cung cấp là gì Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân, tham gia vào quá trình cung ứng hàng hóa, sản phẩm. Nhà cung cấp đứng đầu dây truyền phân phối sản phẩm, cung ứng các yếu tố đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên liệu cấu thành sản phẩm, hình thành thị trường và là người quyết định mức giá, chất lượng và các dịch vụ đi kèm sản phẩm. Nhà cung cấp là vị trí đầu tiên, là người phân phối hàng hóa cho nhà phân phối.Đây cũng chính là người tạo ra sản phẩm trên thị trường. 2. Sự khác nhau giữa đại lý và nhà bán buôn 2.1. Nhà bán buôn là gì? Bán buôn là hình thức bán một khối lượng lớn hàng hóa cho các nhà bán lẻ, cửa hàng, người dùng công thương nghiệp. nhà bán buôn là các trung gian phân phối mua sản phẩm của nhà sản xuất và bán cho các trung gian khác hoặc cho khách hàng với số lượng lớn. Nhà bán buôn để chỉ những ai tiến hành hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và đặc biệt nhà bán buôn không bán lẻ, không cung cấp sản phẩm số lượng nhỏ tới người tiêu dùng. Nhà bán buôn không tiếp xúc, trao đổi hàng hóa với người tiêu dùng. Nhà bán buôn có thể bao gồm tất cả các hình thức kể trên bao gồm: đại lý, nhà cung ứng, nhà phân phối. 2.2. Sự khác nhau giữa đại lý và nhà bán buôn Giữa hai khái niệm có sự tương đồng ở một số điểm nhất định, gây đến sự nhầm lẫn không cho người kinh doanh nhỏ lẻ cũng như một số người tiêu dùng có y muốn kinh doanh. Điểm khác nhau dễ nhận biết nhất giữa đại lý và nhà bán buôn là hình thức hoạt động. Đại lý hoạt động kinh doanh theo hình thức đa dạng hơn, có thể vừa bán buôn vừa bán lẻ, có thể quyết định mức giá khác nhau cho mỗi bên nhận sản phẩm. Bên bán buôn thường phải thống nhất mức giá chung cho các bên nhận, giá cả có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng hàng hóa mỗi lần nhập. Thường bên bán buôn không bán lẻ như các bên đại lý, bởi cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu như bên đại lý. 3. Tại sao cần có nhà phân phối? Tầm quan trọng của nhà phân phối. Dựa vào khái niệm, hẳn các bạn đã hiểu được nhà phân phối là gì. từ đó cho thấy tầm quan trọng cũng như lý giải câu hỏi tại sao cần có nhà phân phối. Vai trò của nhà phân phối: - Khi ký kết hợp đồng, nhà phân phối cần đàm phán được giá cả thị trường để ổn định giá. - Phân phối hệ thống bán hàng phủ sóng toàn quốc, giúp nhà cung ứng khẳng định thương hiệu. - Dựa vào phản hồi của khách hàng để đề xuất cải tiến sản phẩm, phân tích thị trường để đề xuất các sản phẩm mới - Khẳng định thương hiệu sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, trở thành nhà cung cấp sản phẩm được ưa chuộng. Thị trường đang được mở rộng, kim ngạch xuất nhập ngày ngày càng tăng cao nên nhu cầu về hàng hóa cũng tăng cao. Từ đó nhu cầu cung cấp hàng hóa tăng, mở ra mạng lưới phân phối ngày càng rộng. Đây là cơ hội cho những ai đang muốn kinh doanh. Thông qua những thông tin đã cung cấp ở trên, mong rằng bạn đã nắm bắt được những khái niệm cơ bản trong mạng lưới phân phối hóa hóa như nhà phân phối là gì, các khái niệm đại lý, nhà buôn,...Từ đó có thể định hướng được hình thức kinh doanh mà bạn mong muốn. Chúc bạn thành công.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Tìm hiểu mối quan hệ giữa đại lý và nhà bán buôn. Nhà phân phối là gì?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét