1. Nói những lời chân thành có khó như bạn nghĩ hay không? Nói những lời chân thành có khó như bạn nghĩ? Trong cuộc sống nhiều thay đổi cả về xã hội và những chuẩn mực như hiện nay thì những lời nói chân thành thật sự rất ít. Con người thay đổi về cách nói chuyện và cư xử với nhau, không còn là những tình cảm chân thành, những lời nói thật lòng với nhau. Thay vào đó là những lời nịnh bợ của người này dành cho người kia, hay của nhân viên cấp dưới đối với cấp trên của mình. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự vô tình hay cố ý nào đó đã đẩy con người vào những cuộc ganh đua vẻ điểm số, thành tích, hay cả tình cảm. Cũng từ đó mà những lời nói chân thành không còn xuất hiện nhiều nữa. Chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với những câu “nịnh bợ” những “lời khen có cánh” mà nhân viên cấp dưới dành cho cấp trên của mình, hay của các đồng nghiệp với nhau. Nhưng thực chất trong thâm tâm họ lại không như vậy, và người ta gọi đó là “nói xấu sau lưng”. Bạn có biết như vậy là hành động không tốt đối với chính bạn và quan hệ của bạn hay không? Trong giao tiếp, sự chân thành chính là yếu tố quan trọng nhất để tạo dựng niềm tin và sự thuyết phục với đối phương của mình. Tôi, một người không thể coi là hoàn hảo, cũng không phủ nhận việc nói dối của mình, và để nói được ra những câu chân thành thật sự không khó như bạn nghĩ đâu. Nếu thấy đẹp hãy khen đẹp, nếu thấy không đẹp thì hãy nói không đẹp. Đừng gượng ép bản thân với những lời nói dối, như vậy sẽ hình thành thói quen xấu cho bạn. 2. Cách giúp bạn nói ra những câu chân thành mà không mất lòng người đối diện Cách nói ra những câu chân thành không mât lòng người đối diện Đã có ai đó nói với bạn rằng hãy nói ra sự thật đi chưa? hay “sự thật luôn mất lòng”, đã bao giờ bạn ở trong hoàn cảnh người đứng đối diện bạn đang mắc căn bệnh máu trắng, bạn sẽ nói cho người ta biết hay chọn cách dấu kỹ hay chưa? Bạn sẽ chọn cách nào để nói với họ khi đứng trong hoàn cảnh đó. Thật khó khăn đúng không nào? Vậy thì làm cách nào để bạn có thể nói ra sự thật nhưng lại không mất lòng người đối diện, không làm tổn thương chính họ. 2.1. Nói ra một cách chân thành nhất Bạn hãy suy nghĩ và xác định rõ vấn đề mà bạn muốn nói với đối phương là gì, là bạn có ý tốt muốn họ thay đổi hay bạn chỉ nói ra để khiến cho họ cảm thấy đau lòng hơn. Xác định rõ mục tiêu mà mình muốn nói thì bạn sẽ biết chọn cách bắt đầu câu chuyện như thế nào để có thể giảm bớt những tổn thương cho người kia. Bất luận với mục tiêu nào đi nữa thì bạn hãy thể hiện vấn đề một cách chân thành nhất có thể, đừng đùa cợt với vấn đề mà người ta đang gặp phải. 2.2. Luôn luôn lắng nghe đối phương Sự thật luôn đi đến mất lòng, những sự thật mà bạn nói ra có thể sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bên. Cho dù bạn đúng hay sai thì hãy cố gắng lắng nghe người khác nói để có thể hiểu được đối phương đang nghĩ gì. Hành động lắng nghe cũng thể hiện bạn là người biết tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến. Như vậy đối phương sẽ giảm bớt được những cơn tức giận ngay lúc này. Mối quan hệ của bạn và đối phương sẽ được bảo vệ bởi hành động lắng nghe này. 2.3. Chọn thời điểm thích hợp Đôi khi bạn cũng cần phải xem xét xem địa điểm và thời gian để nói ra sự thật đó đã được hay chưa? Nếu bạn nói trong hoàn cảnh đó thì đối phương sẽ cảm thấy như thế nào? Chính vì thế với những sự thật, những lời nói chân thành bạn nên chọn những thời điểm riêng tư, những lúc mà người kia không có quá nhiều áp lực. Việc chọn thời điểm thích hợp cũng là một trong những nghệ thuật trong giao tiếp mà bạn cần phải học rất nhiều. 2.4. Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác Bạn không nên tự mình suy diễn người khác sẽ nghĩ như thế nào, bạn cũng không nên tự tin với việc bạn hiểu đối phương là người ra sao. Trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, chúng ta đều không nên ép buộc bản thân suy nghĩ thay người khác. Khi bạn muốn nói ra những lời chân thành của với người kia, điều duy nhất bạn nên làm chính là lạc quan, vui vẻ và thật lòng cởi mở. 2.5. Đi thẳng vào vấn đề Trong nhiều trường hợp, bạn hãy đi thẳng vào vấn đề mà bạn muốn nói với đối phương cho dù đó là câu chuyện sẽ mất lòng và khiến cho họ tức giận. Tránh những lời nói quá khéo léo khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu. Trong cả hai trường hợp này rất có thể bạn sẽ khiến cho người đối diện hoài nghi về những gì bạn nói hơn chính vì thế mà hãy lựa chọn những từ ngữ để cho cuộc trò chuyện không trở nên phức tạp và chân thành hơn. Giao tiếp chính là một nghệ thuật giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống, có thể bạn sẽ vô cùng thành công nhưng cũng có thể bạn sẽ thất bại trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong mối quan hệ đồng nghiệp. Bởi vậy, với những cách giao tiếp để nói ra những câu chân thành thì bạn hãy áp dụng linh hoạt vào các trường hợp để mối quan hệ của bạn và đồng nghiệp trở nên tốt hơn. 3. Nơi công sở, làm sao để đồng nghiệp nói những câu chân thành với nhau Đây chính là môi trường làm việc của đại đa số lao động Việt Nam. Đây cũng chính là nơi mà nhiều người cần xây dựng mối quan hệ của mình trong công việc cũng như trong cuộc sống, chính vì thế hãy thật lòng với đồng nghiệp để nhận lại sự thật lòng. Bạn có biết “chân thành chắc chắn sẽ nhận lại được sự chân thành”. Nơi công sở, nhiều “thị phi” nơi làm việc vậy làm thế nào để nhân viên, đồng nghiệp có thể “để mình nói ra những câu chân thành” Nơi công sở- làm sao để đồng nghiệp nói những câu chân thành với nhau - Hãy tạo môi trường làm việc cởi mở giữa các nhân viên với nhau, tạo những buổi tâm sự giữa nhân viên và sếp, trong đó là một người sếp thì hãy chủ động chia sẻ trước để tạo không khí hòa đồng với nhân viên. Đối với những buổi tâm sự như thế này, hãy mặc sức nói ra những điều bạn cảm thấy chưa hài lòng với chính sếp của mình hay với những đồng nghiệp trong công ty. Với một môi trường như thế này, nhân viên nơi công sở không những được nói ra những lời nói thật lòng mà còn là nơi để giải tỏa sự căng thẳng và áp lực. - Hoặc cũng có thể áp dụng hình thức viết thư để bày tỏ nỗi lòng với chính người kia. Đây là hình thức khá cũ, tuy nhiên lại là cách khá hay để các đồng nghiệp nói thật lòng với nhau mà không sợ đối phương tức giận, hay tổn thương. - Nơi làm việc, công ty của bạn nên thành lập một phòng “thú tội” để cho toàn thể nhân viên và cả sếp trải lòng với những khó khăn và những uất ức trong thời gian đi làm, và trong cả cuộc sống. Những lời nói thật lòng đôi khi sẽ mất làm mất lòng trước nhưng sau đó mối quan hệ của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn vì sự chân thành của bạn. - Bạn cũng có thể sử dụng cách bày tỏ những lời nói chân thành với các đồng nghiệp bằng cách truyền tải thông điệp qua lời bài hát. Đây chính là cách mà rất nhiều bạn làm trên các kênh radio, tuy nhiên bạn cũng có thể áp dụng cách này vào trong môi trường công sở. Nó sẽ tạo ra những hiệu ứng vô cùng khác biệt để bạn nói ra những câu chân thành, nhưng lại không làm mất lòng người được nhắc đến. 4. Giao tiếp - chọn chân thành hay giả dối Giao tiếp - chọn chân thành hay giả dối Hiện nay với sự phát triển của xã hội như hiện nay, những giá trị và chuẩn mực đang dần thay đổi, con người đang dần bị những lợi ích, tiền tài, danh vọng làm hoa mắt. Bởi thế mà mỗi chúng ta cần phải gây dựng lại những giá trị tốt đẹp từ trong chính lời nói đến hành động. Trong giao tiếp, ứng xử với nhau, bạn phân vân giữa chân thành và giả dối và không biết chọn cách nào mới là cách đúng nhất. Bạn biết không, khi bạn chân thành thì bạn sẽ nhận lại được rất nhiều những lợi ích. - Thứ nhất, bạn tạo được niềm tin của người khác đối với mình - Thứ hai, khi chân thành, thật lòng bạn cũng sẽ nhận lại được những điều đó đến với bản thân mình. - Thứ ba, khi nói ra sự thật bạn sẽ không phải hối hận, cũng không thấy khó xử day dứt trong lòng. Khi nói ra tức là bạn đã chút được hết ra ngoài tâm trạng của bạn cũng sẽ tốt hơn rất nhiều. - Thứ tư, khi chân thành sẽ tạo thói quen tốt để bạn thành công trong công việc hơn. - Thứ năm, khi nói thật bạn sẽ tạo dựng được mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Mối quan hệ của bạn sẽ bền chặt hơn vì nó được xây dựng bằng sự thật lòng và chân thành. Đó chính là chất keo gắn kết bạn và đồng nghiệp trong các mối quan hệ xã hội. Không chỉ là những mối quan hệ giữa công việc mà đồng nghiệp bạn cần chân thành, mà tất cả các mối quan hệ trong xã hội bạn đều phải thật lòng và chân thành. Đặc biệt hơn một chút là trong tình cảm nam nữ. Việc nói ra những câu chân thành rất quan trọng là yếu tố quyết định xây dựng tình cảm với nhau. Thật ra, để nói những câu chân thành không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn thật lòng thì đã là một cách thể hiện rối. Văn hóa nơi công sở cần xuất phát từ những điều thật lòng đó. Hy vọng với những thông tin mà timviec365.vn đem lại cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu phải làm thế nào để mình nói ra những câu chân thành nhưng không làm tổn thương đến người khác.
Xem bài nguyên mẫu tại: Để mình nói ra những câu chân thành – dân văn phòng có dám?
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét