Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Marketing strategy là gì? Những hiểu biết về chiến lược Maketing siêu cấp

Marketing strategy là gì? Những hiểu biết về chiến lược Maketing siêu cấp

1. Marketing strategy là gì? Marketing strategy là tiếng anh và dịch ra thì nó là chiến lược Maketing. Nó là một kế hoạch tiếp thị một cách tổng thế để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu là tiếp cận đến nhiều khách hàng và nhiều người dùng hơn. Đồng thời cũng chuyển đổi họ để họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của doing nghiệp. Một Marketing strategy hiệu quả là một chương trình đã được thiết kế và pha trộn với tất cả các yếu tố có liên quan đến Maketing, hỗn hợp này nhằm mục tiêu cung cấp giá trị dịch vụ hàng hóa cho người tiêu dùng. Marketing strategy là gì 1.1. Nội dung chiến lược của Marketing strategy Maketing hỗn hợp là bao gồm tất cả các hoạt động mà công ty hay daonh nghiệp đó có thể làm để gây tiếng vang hay ảnh hưởng đến nhu cầu và sản phẩm của chính mình. Thường thì các biến này sẽ được gọi theo chuyên ngành  là “4 Ps”.  4 chứ P là kí hiệu viết tắt của 4 sản phẩm , giá cả tiền mặt, tên phân phối và cả hỗ trợ tiêu thụ. - Product (Sản phẩm): Là tổ hợp của tất cả hàng hóa và dịch vụ của công ty hoặc doanh nghiệp cung cấp cho thị trường tiêu dùng. Mootij quyết định chiến lược cũng phải được thực hiện dựa trên các tiêu chí hoạt động xây dựng thương hiệu riêng, bao trọn gói và các tính năng của sản phẩm. - Price (Giá cả): Đây là số tiền mà khách hàng phải trả để có được mặt hàng sản phẩm đó. Chiến lược này thật sự rất cần thiết và liên quan đến vị thế của khách hàng cũng như người tiêu dùng, sự linh hoạt trong việc giá cả, các mặt hàng có liên quan trong cùng một dòng sản phẩm và các điều khoản đã bán. Sẽ tùy thuộc và chiến lược của các doanh nghiệp mà sẽ phát sinh ra chiến lược giá cả khác nhau, về đặc tính của sản phẩm, mức độ và cường độ cạnh tranh trong ngành. - Place (Kênh phân phối): Là cùng lúc tất cả các hoạt động của công ty sẽ đưa sản phẩm dến tay khách hàng và đó là mục tiêu. Một trong những quyết định của Maketing cơ bản đó là lựa chọn đúng và phù hợp các kênh phân phối. - Promotion (Hỗ trợ tiêu thụ): Đây là các hoạt động để truyền đạt những giá trị của sản phẩm và thuyết phục khách hàng mục tiêu là mua sản phẩm. Chiến lược hỗ trợ tiêu thụ là thật sự cần thiết để kết hợp các hoạt động riêng lẻ lại với nhau thành một khối như bán hàng cá nhân, quảng cáo, khuyến mại, bán hàng xúc tiến vào chiến dịch mang tính chất phối hợp. 1.2. Mô hình 4PS mới Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu về Maketing đã phát triển rất nhiều từ mô hình 4PS thành các mô hình là 7Ps và 10Ps bằng việc bổ sung thêm một số Ps mới như sau: - People (con người): Con người là vốn quý nhất, vậy nên tất cả những nhân viên bán hàng đều có ảnh hưởng lớn đến nhận thức cũng như ý thức của người mua hàng, khách hàng, có thể thấy Maketing dưới góc độ nhân sự là vô cùng quan trọng. Chính sách con người nhân sự phải luôn nhớ là thực hiện tốt nhất các dịch vụ khách hàng, góp phần thu hút và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả nhất. - Physical evidence (Cơ sở vật chất) : Có thể nói rằng cơ sở vật chất sẽ tạo nên một môi trường tốt hơn, môi trường mà ở đó có những đề xuất thị trường nào thì đề xuất thị trường đó sẽ được thực hiện và là nơi diễn ra mối quan hệ tương tác giữa tập đoàn, công ty và khách hàng. Mô hình 10PS - Process (Quá trình): Những quá trình, thủ tục, cơ chế và chuỗi các hoạt động mà theo đó sản phẩm và dịch vụ sẽ được thực hiện. -Profit (Lợi nhuận): Lợi nhuận cũng quan trọng nhưng không phải là trên hết. Đôi khi tập đoàn hay doanh nghiệp phải biết hi sinh lợi nhận, hay còn phải chấp nhận lỗ để thu hút thêm khách hàng hay giữ lại những khách hàng cũ. - Packaging (bao gói): Có thể nói hình thức và kiểu dáng cảu bao bì đóng gói có một ý nghĩa vô cùng lớn, nhất là trong thời đại mọi người chuộng cái đẹp. Chính vì thế bao bì giúp thu hút khách hàng. Với cùng một sản phẩm và chức năng như vậy nhưng được đóng trong bao bì bắt mắt và phù hợp hơn rất nhiều với nhu cầu của khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp thành công hơn. - Pace (Tốc độ tiến triển): Để thỏa mãn tốt hơn với nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải biết cách rút ngắn chu kì sống của các sản phẩm bằng cách cải tiến và tuyên truyền sản phẩm, cung cấp cho thị trường các sản phẩm có tính năng ngày càng cao hơn và chất lượng hơn. 2. Cách xây dựng Marketing strategy online hiệu quả Theo nghiên cứu của Smart Insights thì có đến hơn 46% các thương hiệu không có chiến lược Marketing strategy online hiệu quả. Ngoài ra còn có tới 16% thương hiệu có Marketing strategy nhưng lại không đạt được hiệu quả. Điều này cho thấy một thực tế rằng một nửa các doanh nghiệp không thể tiếp cận được với khách hàng. Bởi lẽ khách hàng chưa từng biết về sự có mặt và tồn tại của họ. Khi không có chiến lược xây dựng Maketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp của bạn sẽ dần dần bế tắc và mất phương hướng. Gây lãng phí tiền bạc đầu tư cho các kênh mà lại không đem lại hiệu quả gì. Cũng như mất hết toàn bộ khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên không hẳn là không có cách hay khó khăn trong việc xây dựng Maketing hiệu quả cho riêng doanh nghiệp của mình. Dưới đây sẽ là những bước để lập kế hoạch Marketing strategy phù hợp với doanh nghiệp của bạn. 2.1. Hiểu rõ mục tiêu của khách hàng Để xây dựng được một chiến lược dựng Marketing strategy online, bạn luôn nhớ việc làm đầu tiên cho mình là xác định đối tượng khách hàng mà bạn đang ngắm tới. Bạn sẽ nhận lại được những khoảng lợi nhuận từ những chiến lược đầu tư thông minh đó nếu chiến lược của bạn tập trung vào khách hàng. Và để đạt được điều này bạn phải tạo được cho người mua hàng một thói quen, với cách tạo thói quen cho khách hàng, bạn chắc chắn sẽ tiếp thị được những người thực sự quan tâm đến sản phẩm và có nhu cầu mua nó. Hãy cố hình dung những khách hàng tiềm năng, khách hàng lý tưởng của bạn trông sẽ như thế nào rồi sau đó đưa ra những chi tiết và tạo danh sách nhân khấu của những khách hàng có tiềm năng và mục đích. Hiểu rõ mục tiêu của khách hàng Hãy đặt ra những câu hỏi liên quan đến khách hàng, như vậy sẽ giúp bạn phác thảo lại những thói quen của người mua: - Vị trí - Độ tuổi - Giới tính - Sở thích - Trình độ học vấn - Công việc: Lĩnh vực nào ? chức danh của họ?... 2.2. Tầm quan trọng trong việc nắm bắt được thói quen của khách Xây dựng thói quen của khách hàng là một trong những phần quan trọng trong kế hoạch maketing. Nó không đơn giản chỉ là liệt kê ra nhân khấu học và mục tiêu của khách hàng. Bạn cần phải hiểu rõ mục tiêu khách hàng của mình, thậm chí là phải hiểu rõ từng chân tơ kẽ tóc, hiểu như những người bạn của mình. Có thể hẹn khách hàng đi ăn hay đi chơi vào những dịp cuối tuần. Nếu có ý chí tương tác với họ được như vậy thì họ sẽ cảm kích vô cùng. Nhưng sai lầm lớn nhất mà bạn có thể sẽ mắc phải đó là phải khi tạo ra thói quen cho người mua chính là đưa ra các giả định. Hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một bản câu hỏi và phỏng vấn mọi người dựa theo bảng câu hỏi đó. Sau đó thứ bạn thu được sẽ là dữ liệu thực tế. Đôi lúc những giả định cũng sẽ khiến chúng ta sai lầm nghiêm trọng. 2.3. Cách tìm hiểu thói quen khách hàng Rất dễ để bạn có thể xác định thói quen của khách hàng bằng việc rà soát và xem xét các khách hiện tại mà bạn có thể có. Phỏng vấn khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định nào đấy hoặc đưa ra một khảo sát đơn giản, cũng có thể phỏng vấn những người không phải là khách hàng nhưng họ lại cực cừ phù hợp với hồ sơ trong danh sách khách hàng của bạn. Tìm các cách khuyến khích để để mọi người phải trả lời phỏng vấn của bạn. Bạn có thể đưa ra những sản phẩm được khuyến mại giảm giá hoặc miễn phí. Và mục đích cuối cùng ở đây vẫn là tìm hiểu xem họ thực sự muốn gì và cách suy nghĩ của họ về sản phẩm như thế nào. Bạn càng bỏ ra nhiều thời gian để phát triển thói quen khach hàng thì càng dễ có được Marketing strategy hiệu quả. Một khi đã xác định được khách hàng thì đó là thời cơ để bạn chuyển qua các bước tiếp theo để xây dựng chiến lược Marketing strategy. 3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh với bạn Chẳng có bất kì một doanh nghiệp nào có thể tồn tại vững chắc khi có đối thủ cạnh tranh. Trừ khi thương hiệu của bạn là duy nhất có trong thị trường, và thương hiệu của bạn thì vô cùng đặc biệt. “Thương trường là chiến trường” sẽ có một điều chắc chắn rằng bạn sẽ thấy có mỗi đối thủ cạnh tranh có những ý tưởng riêng họ để thu hút khách hàng. Đó làm một trong những lý do tại sao mà việc nghiên cứu Maketing đối với đối thủ cạnh tranh lại quan trọng đến thế. Bạn không thể sao chếp y nghuên những thứ mà đối thủ có, nhưng bạn có thể làm như sau: Đó là tìm hiểu những điều họ làm và những điều bạn có thể làm tốt hơn, tìm những cơ hội mà chưa được khai thác tới. Bằng những cách như vậy bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn các tài khoản truyền thông xac hội của đối thủ đưa ra mọi lúc mọi nơi. Và nếu như bạn có được mối quan hệ thực sự tốt đối với những đối thủ khác trong lĩnh vực của bạn thì quá tốt. Bạn nên dành ra một chút quỹ thời gian cho việc làm thân và trao đổi Marketing strategy. Điều này sẽ giúp cho bạn có đực những sự góp ý cũng như điều tra được đối thủ cạnh tranh. Và để tìm hiểu sâu hơn về Marketing strategy mà đối thủ của bạn đang sở hữu, bạn nên dành thời gian gặp trực tiếp và trao đổi, khảo sát họ. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh với bạn 4. Làm gì với Marketing strategy của bạn? Nếu như bạn đang sử dụng một kế hoạch kinh doanh để vay tiền hoặc huy động các vốn đầu tư từ các nhà đầu tư khác thì chiến lược và kế hoạch Maketing của bạn là một yêu tố thật sự cần thiết cho sự thành công. Cùng với đó là các chất lượng dịch vụ, sản phẩm cùng nguồn tài chính sẽ cho thấy rằng bạn có thể hiểu và thực hiện kế hoạch để tiếp cận thị trường riêng của bạn. Nếu như bạn đã xem chương trình “Shark – thương vụ bạc tỷ” của Việt Nam thì bạn sẽ thấy có rất nhiều câu hỏi liên quan đến thị trường. Cũng giống như kế hoạch kinh doanh, Marketing strategy cũng có thể linh hoạt, xó thể sẽ phải thay đổi để đạt được hiệu quả cao. Hoạt động trong kinh doanh, doanh nghiệp của bạn, bạn cần phải đánh giá và điều chỉnh lại chiến lược Maketing của bạn để đáp ứng được phù hợp với nhu ccaauf trên thị trường. Cuối cùng thì để có thể tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn thì bạn cần linh hoạt hơn trong những chiến dịch kinh doanh Maketing của mình để có được một cái nhìn tổng quan nhất cho chính doanh nghiệp của mình. Và bên trên mà toàn bộ kiến thức mà tôi cũng như timviec365.vn muốn chia sẻ cho các bạn độc giả. Rất hi vọng qua bài viết này sẽ giải đáp phần nào thắc mắc về Marketing strategy là gì. Từ đó giúp các bạ định hướng rõ hơn về công việc cũng như ngành nghề. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Marketing strategy là gì? Những hiểu biết về chiến lược Maketing siêu cấp

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét