1. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học 1.1. Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học hay tiếng Anh gọi là Scientific Research là quá trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn nhằm tìm ra kiến thức mới, những ứng dụng kỹ thuật có hiệu quả và những mô hình mới có ý nghĩa với thực tiễn. Hoạt động trong nghiên cứu khoa học là đi tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm và đôi khi phải trải nghiệm thử,… dựa trên cơ sở những già đã thu thập được về số liệu, tài liệu,… Từ đó có thể rút ra khái niệm cụ thể của nghiên cứu khoa học chính là việc thực hiện tổng hợp hợp một chuỗi các phương pháp để nghiên cứu tìm ra quy luật mới, khái niệm mới, hiện tượng mới,… đã được chứng minh trong quá trình nghiên cứu thông qua khảo sát thực tế hay qua những số liệu, tài liệu đã được thu thập. Việc tiến hành nghiên cứu những công trình khoa học lớn cần nhiều thời gian công sức về cả người và của nhưng một khi đã thành công, kết quả từ quá trình nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong thực tiễn phục vụ nhu cầu cho chính con người hay còn là yếu tố tác động chính tới sự phát triển của xã hội. 1.2. Nghiên cứu khoa học cần tới con người sở hữu tố chất nào? Nằm trong vấn đề cần nghiên cứu – công việc cần tới sự sáng tạo và có hệ thống được thực hiện để tăng kho kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa - xã hội và việc sử dụng kho kiến thức này để đưa ra ứng dụng mới. Vì vậy những người đạt trình độ nghiên cứu cần có: - Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu: Đây sẽ là yêu cầu trước tiên để có đạt điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học. Chỉ khi am hiểu về lĩnh vực trong đề tài nghiên cứu các hoạt động đem tới kết quả mới đi đúng hướng. - Có tình thần đam mê, nhiệt huyết, thích khám phá tìm kiếm cái mới trong cuộc sống - Nhận định về khoa học khách quan và trung thực nhất - Có kỹ năng làm việc tập thể hoặc độc lập có phương pháp cụ thể: Nghiên cứu khoa học cần nghiên cứu rất nhiều vấn đề xung quanh một đề tài chính vì vậy hoạt động này thường sẽ được triển khai theo nhóm hoặc nếu có năng lực cao vẫn có thể làm việc cá nhân. Tuy nhiên dù là làm cá nhân hay làm theo nhóm thì công việc nghiên cứu vẫn cần được triển khai theo đúng phương pháp. - Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu từ lúc là sinh viên: Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học nhiều trường đại học đã phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học với đề tài chuyên môn tự chọn thu hút sự tham gia của không ít nhóm sinh viên. Họ đều là những người có niềm đam mê nghiên cứu, tinh thần ham học hỏi, thích khám phá những điều mới mẻ. Đặc biệt với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đối tượng nghiên cứu này luôn hy vọng đem đến những điều mới mẻ chứng minh năng lực sau quá trình nghiên cứu với nhà trường tạo tiền đề cho nhiều công trình nghiên cứu lớn sau này cống hiến cho nền khoa học nước nhà. 1.3. Ai là người nghiên cứu khoa học? Một nhóm người nghiên cứu khoa học Bạn có đam mê với nghiên cứu khoa học? Vậy tại sao không thử sức trong một đề tài nghiên cứu tự chọn theo chuyên môn của mình? Hay bạn đang phân vân về trình độ liệu mình có đủ điều kiện để tham gia nghiên cứu khoa học? Vậy hãy xem bạn thuộc đối tượng nào trong những đối tượng dưới đây: - Các chuyên gia nghiên cứu ở mọi lĩnh vực làm việc trong Viện, Trung tâm nghiên cứu - Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học – Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp - Các chuyên gia trong cơ quan quản lý Nhà nước - Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân - Sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học có tổ chức nghiên cứu hoặc tham gia nhóm nghiên cứu bên ngoài trường được tổ chức bởi một trung tâm,… Dĩ nhiên những người thuộc các đối tượng trên đều có đầy đủ tố chất cần thiết để tiến hành nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên với đối tượng là sinh viên, bạn e ngại về kiến thức chuyên môn chưa đủ sâu, chưa đủ rộng để thực hiện một cuộc nghiên cứu hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể thử sức với một đề tài nhỏ, chủ đề hẹp, tích lũy dần kiến thức, kỹ năng cho cơ hộ sau này. Việc nghiên cứu khoa học từ khi còn là sinh viên giúp bạn có điều kiện khám phá nhiều điều mới mẻ, trau dồi kiến thức chưa biết nhưng lại cần thiết đồng thời còn đem lại cho bản thân thêm kỹ năng mềm giúp ích cho các hoạt động mai sau. 1.4. Các hình thức tổ chức nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu: Là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học chứa đựng nhiệm vụ nghiên cứu cho một cá nhân hay một nhóm người thực hiện. Đây mà một nghiên cứu có mục tiêu cụ thể, phương pháp rõ ràng nội dung hướng tới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất hoặc dùng kết quả để xây dựng chính sách, là cơ sở nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo. - Dự án khoa học nghiên cứu: Thường có vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, nhằm mục đích ứng dụng tăng hiệu quả kinh tế - xã hội. Trước tiên kết quả sẽ được sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất với quy mô lớn và đời sống - Chương trình khoa học nghiên cứu: Là tập hợp các đề tài/ dự án có cùng mục đích nghiên cứu cho ra kết quả áp dụng cùng cho một vấn đề. Các dự án/ đề tài được quản lý một các phối hợp nhằm hướng tới một số mục tiêu chung đã định ra từ trước. - Đề án khoa học: Có phạm vi nghiên cứu rộng trong đó đề tài, dự án và chương trình khoa học được đề xuất trong đề án. Kết quả sau khi được xây dựng trong đề án để trình lên cơ quan quản lý cấp cáp cho việc xin thực hiện một công việc hay đề xuất tài trợ cho một hoạt động nào đó,… 2. Môn phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? 2.1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Phương pháp nghiên cứu khoa học là những công cụ hỗ trợ quá trình nghiên cứu khoa học giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc tìm ra điều mới mẻ,… Các phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống tức là phương pháp này phải đi liền với phương pháp khác theo một chuỗi nhất định đảm bảo tính thống nhất và khá dễ sử dụng. Các phương pháp khoa học là một thực nghiệm phương pháp tiếp thu kiến thức vốn là đặc trưng sự phát triển của khoa học ít nhất là từ thế kỷ 17. Nó liên quan đến việc quan sát cẩn thận, áp dụng sự hoài nghi nghiêm ngặt về những gì được quan sát, cho rằng các giả định nhận thức có thể làm sai lệch cách người ta diễn giải quan sát . Nó liên quan đến việc đưa ra các giả thuyết , thông qua cảm ứng , dựa trên những quan sát, thử nghiệm dựa trên thực nghiệm và đo lường các khoản khấu trừ rút ra từ các giả thuyết, có thể sàng lọc (hoặc loại bỏ) các giả thuyết dựa trên những phát hiện thực nghiệm. Đó là nguyên tắc của phương pháp khoa học, như được phân biệt với một loạt các bước dứt khoát áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp khoa học 2.2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu khoa học Một đề tài, dự án, chương trình hay một đề án được hoàn thành với rất nhiều các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau được phân thành: - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là các phương pháp áp dụng trực tiếp vào vấn đề nghiên cứu trong thực tế để hiểu rõ bản chất và các quy luật của những vấn đề đó. + Phương pháp quan sát khoa học: Có hai loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và gián tiếp hoặc phân thành quan sát theo thời gian và không gian. Đối với những nghiên cứu quy mô lớn nên chia thời gian nghiên cứu theo từng giai đoạn để thu thập được nguồn thông tin chính xác nhất, xác thực nhất với vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp điều tra: Có thể sử dụng bảng hỏi để khảo sát đối tượng liên quan hoặc phỏng vấn trực tiếp để biết được đặc điểm, nhu cầu, tính chất của đối tượng trên cơ sở đó rút ra vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp thực nghiệm khoa học: Áp dụng đối với một số vấn đề nghiên cứu cần tác động vào đối tượng để điều hướng chúng phát triển hay hoạt động theo mục tiêu dự kiến đã đặt ra + Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học. + Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ phù hợp với chuyên môn nghiên cứu sâu rộng nhằm thu thập thông tin khoa học, ghi chép các nhận định đánh giá một sản phẩm khoa học làm cơ sở để bổ sung, chỉnh sửa cho vấn đề nghiên cứu. Với mỗi lĩnh vực cần nghiên cứu bạn phải chọn đúng chuyên gia có năng lực chuyên môn đó, có phẩm chất của người nghiên cứu khoa học. - Các phương nghiên cứu lý thuyết: Trên cơ sở dữ liệu, thông tin có sẵn tại các văn bản, tài liệu bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu thông qua các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích thành từng bộ phận các tài liệu đề tìm hiểu sâu sắc về đối tượng rồi tổng hợp những thông tin đã được phân tích thành một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và bám sát hơn vào đối tượng nghiên cứu. + Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Quá nhiều tài liệu liên quan cần tìm hiểu vì vậy hãy áp dụng phương pháp này đề phân chúng thành những chủ đề có liên quan đến nhau, cùng một hướng trong đề tài. + Phương pháp mô hình hóa: Là phương pháp nghiên cứu dựa trên việc xây dựng mô hình gần giống hoặc giống với đối tượng nghiên cứu. Bằng mô hình cụ thể như vậy giúp người nghiên cứu dễ dàng khai thác đặc điểm của vấn đề với những chủ đề nghiên cứu có đối tượng khó tiếp cận ngoài thực tế. + Phương pháp giả thuyết: Trước tiên nghiên cứu hay đưa ra quan điểm, giả thuyết về đặc điểm định nghĩa của vấn đề rồi sau đó đi chứng minh điều mình đưa ra là đúng, có cơ sở khoa học để minh chứng + Phương pháp lịch sử: Là phương pháp áp dụng để đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, hình thành đối tượng nghiên cứu dựa trên tài liệu đã được ghi chép rồi từ đó rút ra mấu chốt Qua bài viết tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học là gì trên đây hy vọng những ai đang thực sự đam mê nghiên cứu khoa học, đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ vấn đề nào đó mà bạn thích với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả. Chúc bạn thành công với đề tài nghiên cứu của mình!
Coi thêm tại: Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì - tầm quan trọng của vấn đề
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét