1. Tiệm trà chanh – bắt nguồn từ nhu cầu tìm địa điểm lý tưởng “cà khịa – chém gió” Tiệm trà chanh – bắt nguồn từ nhu cầu tìm địa điểm lý tưởng “cà khịa – chém gió” Không biết xuất hiện từ bao giờ, trở thành một thứ đồ uống truyền thống tại Việt Nam từ khi nào? Chỉ biết rằng đã từ rất lâu “trà chanh” là cái tên quen thuộc góp mặt trong những cuộc vui của bao thế hệ. Xuất xứ tại thủ đô ngàn năm văn hiến, trà chanh trở thành món đồ uống thịnh hành len lỏi đến từng ngõ ngách từ những khu phố cổ chật hẹp tới những con đường lớn, trên vỉa hè rộng thênh thang tấp nập người qua. Nhu cầu từ đâu mà bắt nguồn nên những cốc trà chanh đượm vị như vậy? Là khi dân ta có đời sống khấm khá hơn, nỗi lo cơm áo gạo tiền không còn quá đè nặng lên đôi vai khi kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi. Đó là thời đại mà giới trẻ được sống trong “nhung lụa” – được sống trong giai đoạn không phải chịu ảnh hưởng của những biến cố lịch sử như giai đoạn trước đây. Từ đó dẫn tới một bộ phận không nhỏ lựa chọn giải trí bằng thú vui tao nhã, hẹn hò nhau lê la chém gió ở nơi mà mọi người được tự do hò hét – tiệm trà chanh chứ không cần những khoảnh khắc riêng tư như trong quán trà sữa hay phải tôn trọng những khoảng lặng của từng thực khách trong quán cà phê. Thế nhưng một thực tế cho thấy người ta đến trà chanh tức là tới những quán trà đá vỉa hè uống trà + chanh + đường = trà chanh. Công thức tuy đơn giản nhưng hương vị của nó đã trở thành món đặc sản ai ai cũng biết. Tuy nhiên do phương thức kinh doanh còn chưa có sự đầu tư địa điểm, bàn ghế tạm bợ, kinh doanh chỉ mang tính tự phát trên vỉa hè đông đúc, chật chội, đôi khi còn vị công an trật tự đuổi làm gián đoạn cuộc vui dẫn tới những phàn nàn khó chịu của nhiều thực khách. Cộng thêm xu hướng chạy theo trào lưu của giới trẻ rất thích Check in tại địa điểm “sang chảnh” mặc cho giá đồ uống có đắt – 1 tuần vẫn dành ra một hai hôm đi trà sữa, cà phê tranh thủ chụp chọe dăm ba tấm ảnh lưu đăng dần theo thời gian. Chính vì vậy mà trong khoảng thời gian từ 2014 đến gần đây các quán trà chanh vỉa hè dần bị thu hẹp bởi không đủ khả năng cạnh với mô hình kinh doanh đã được tính toán kỹ lưỡng, có sự đầu tư và xây dựng hẳn một chiến lược Marketing cụ thể – công cụ phát triển thương hiệu, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu. Vì thế người ta tưởng như dấu chấm hết đã dần được gán lên món đồ uống sớm nở tối tàn này. Nhưng không! Trà chanh một lần nữa đã trở lại và lợi hại hơn xưa với diện mạo mới và là một phiên bản nâng cấp đến cho đến thời điểm hiện tại được xem đã “max level”. Mới rầm rộ chỉ trong tháng 9 năm nay thế nhưng mô hình kinh doanh mới này gần như đang dần chiếm được sự quan tâm của nhiều độ tuổi không chỉ thu hút mỗi giới trẻ. Sự xuất hiện của nó dẫn tới thời kỳ bão hòa của chuỗi cửa hàng trà sữa, cà phê với chi phí kinh doanh lên tới hàng tỷ đồng. Với tiền thân để hình thành ý tưởng là những quán trà đá vỉa hè phục vụ nhu cầu nhiều giới với menu đồ uống đa dạng, không gian không quá cầu kỳ nhưng vẫn tạo được điểm nhấn, đặc biệt đảm bảo đáp ứng nhu cầu tìm kiếm một địa điểm rộng rãi thoáng mát để hò hẹn mà không lo về giá. 2. Câu chuyện mô hình kinh doanh tiệm trà chanh trăm triệu mỗi tháng Câu chuyện mô hình kinh doanh tiệm trà chanh trăm triệu mỗi tháng Tiệm trà chanh xuất hiện dựa trên xu hướng của giới trẻ tại miền Bắc, họ đang ở độ tuổi đẹp nhất của con người, là thời gian cần lưu lại những khoảnh khắc thanh xuân mơn mởn bởi vậy họ thích đến những nơi cho họ không gian vừa được gặp gỡ, hẹn hò lê la cùng đám bạn vừa có “view” đẹp cho ra đời những bức hình ấn tượng mãi về sau. Nếu như quán trà sữa cho họ không gian đẹp nhưng đồ uống lại làm hao hụt đi không ít nguồn tài chính, quán cà phê với không gian yên tĩnh, sâu lắng, ánh sáng đủ sức để có một bức hình sâu “deep” nhưng tôn trọng quyền riêng tư của những vị khách khác khiến họ phải hành động như một thục nữ thời phong kiến - “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” không thỏa mãn được sức sống của tuổi trẻ năng nổ, bùng cháy thì khi đến với tiệm trà chanh mọi giới hạn này đã được phá vỡ. Tiệm trà chanh không còn là nơi ngồi chơi tạm bợ mà giờ nó đã thành một địa điểm lui tới thường xuyên, là nơi giao lưu kết nối bạn bè với không gian mở cùng với đó kết hợp thêm chất lượng phục vụ ưng lòng mỗi vị khách khi đến đây. Vì thế mà dù mới đi vào hoạt động chỉ trong vài tháng nay nhưng mô hình kinh doanh này đã và đang dần khẳng định được hướng đi đúng đắn, bắt đúng “trend” của thời đại. Và theo một cuộc phỏng vấn từ một founder của Tiệm trà chanh được biết mô hình kinh doanh này có chi phí đầu tư không quá lớn mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh. So sánh với mô hình kinh doanh trà sữa, cafe phải bỏ ra mức vốn ban đầu rất lớn trước tiên cho việc nhận chuyển nhượng thương hiệu, thiết kế cửa hàng, thuê mặt bằng, nhân công,… tiếp đó lại còn chi phí truyền thông tiếp cận khách hàng các hãng thương hiệu trà sữa lớn còn phải cạnh tranh với nhau để tiếp tục tồn tại mà chưa có một cơ sở đảm bảo nào về tính hiệu quả. Trong khi đó việc kinh doanh tiệm trà chanh làm tiêu tốn của bạn chỉ từ 100 – 200 triệu đồng để có một cửa hàng đi vào vận hành. Thành công đột phá, tiệm trà chanh với nhiều thương hiệu như Chill, Layla, Bụi phố,… chỉ trong thời gian ngắn đã nhận chuyển nhượng thương hiệu của không ít chủ đầu tư, phủ sóng toàn quốc đặc biệt tại thị trường miền Bắc phát triển rầm rộ mỗi ngày thu hút không biết bao nhiêu lượt khách ghé thăm. Và một điều lạ là quán nào quán nấy cũng đông nghịt người không thừa một bàn nào hàng tối. Một khoản tính trung bình về lợi nhuận từ mức giá thấp nhất là 12.000 đồng cho một cốc trà đào, mỗi ngày với lượng khách tấp nập như vậy lấy con số ước tính khoảng 500 cốc đã thu về doanh thu 6 triệu đồng mỗi ngày mà chưa kể tới những đồ uống có mức giá cao hơn khác và đồ ăn vặt với chi phí nguyên liệu rẻ cho nguồn thu cao. Từ đó cho ra con số doanh thu một tháng trên 200 triệu, trừ đi hết các khoản chi phí số tiền lãi dao động từ 50 – 60 triệu đồng/ tháng là quá bình thường. Vậy kinh doanh tiệm trà chanh có thực sự là một lựa chọn cho sự phát triển lâu dài hay cũng giống như trước đây, sau một thời gian nữa khi trào lưu mới nổi lên, mô hình này dần bị lụi tàn đi vào dĩ vãng, lưu danh sử sách “xu thế một thời”? 3. Tiệm trà tranh – mô hình kinh doanh lâu dài hay xu thế một thời ? Tiệm trà chanh – mô hình kinh doanh lâu hài hay xu thế một thời Doanh thu hấp dẫn, mô hình kinh doanh đơn giản, khách hàng tiềm năng lớn đã thu hút lượng nhà đầu tư lựa chọn kinh doanh mô hình này khá nhiều cho ra thị trường các quán trà chanh như được mùa sinh sôi, phát triển nhanh như sự một sự truyền nhiễm. Thức uống trong những quán trà chanh này không chỉ đơn giản chỉ là trà + chanh + đường = trà chanh mà giờ đây để tiếp tục tồn tại phục phụ nhu cầu ngày càng cao của thực khách nó đã được nâng cấp lên phiên bản cao cấp hơn nhiều với biến tấu về hướng vị cũng như cách trình bày. Khi nhìn vào menu của một tiệm trà chanh có thể thấy những cái tên như vối đá, nhân trần, trà đá,… nay đã được thay da đổi thịt với những cốc trà đào, trà chanh đào nha đam, trà vải,... mà giá thành chỉ nhỉnh hơn một xíu, rất phù hợp với giới trẻ. Tiệm trà chanh phổ biến không chỉ ở những thành phố lớn như Hà Nội mà này mô hình này còn được nhân bản khắp mọi nơi. Nhưng với đòi hỏi cao của con người, không bao giờ thỏa mãn với những gì mình có thì liệu sau này trà chanh có còn tồn tại, có còn là một trong những sự lựa chọn số 1 trong những cuộc vui và đây có còn là thức uống phù hợp với khẩu vị của thế hệ sau? Sự lụi tàn một thời của trà chanh để lại cho đời bài học lịch sử đắt giá về một thời kỳ phồn vinh là có kỳ hạn. Thực tế nhận định rằng “tiệm trà chanh đang là mô hình kinh doanh hợp thời, hợp thế nhất thị trường hiện nay” nhưng vẫn còn đó là nỗi trăn trở về hướng kinh doanh lâu dài. Tiệm trà chanh có dành cho lựa chọn kinh doanh lâu dài với sự cải tiến liên tục để phù hợp với thị trường hay chỉ là một trào lưu nhất thời và lịch sử có một lần nữa lặp lại? Câu hỏi vẫn đang được bỏ ngỏ mà chưa có một dự báo nào được đưa ra. Và thời gian sẽ cho mọi người câu trả tốt nhất khi nhu cầu con người không phải là “tảng bê tông” cố định.
Xem bài nguyên mẫu tại: Tiệm trà chanh – Mô hình kinh doanh lâu dài hay xu thế nhất thời
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét