7 điều người lao động cần biết về luật lao động mới nhất 1, Lương thử việc của nhân viên ít nhất bằng 85% lương chính thức Trong Bộ luật lao động mới nhất 2012 điều 28 quy định: Lương trong thời gian thử việc của người lao động (NLĐ) là do 2 bên thỏa thuận và đi đến kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động trả cho người lao động ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức. Theo Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Nếu như trong thời gian thử việc doanh nghiệp trả lương cho người lao động (NLĐ) thấp hơn 85% mức lương chính thức thì sẽ bị phạt tiền mặt là từ 02 – 05 triệu đồng. 2, Người lao động chỉ được thử 01 lần Thời gian thử việc của người lao động sẽ được căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc, tuy nhiên người lao động chỉ được thử 01 lần đối với công việc đó. Trong Bộ luật lao động mới nhất có quy định về thời gian thử việc của người lao động Không quá 60 ngày ( đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên); Không quá 30 ngày đối với công việc có trình độ từ trung cấp trở lên; Không quá 06 ngày đối với những công việc mang tính chất tạp thời; Trong trường hợp doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần hoặc thử việc quá thời gian quy định thì doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng và buộc phải trả đủ 100% tiền lương cho người lao động. Bạn có thể quan tâm: Tải miễn phí mẫu hợp đồng lao động 3. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm báo cho người lao động kết quả thử việc - Khi quá trình thử việc kết thúc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc, nếu như đạt yêu cầu thì kết thúc thời gian thử việc và người sử dụng lao động phải ký hợp đồng ngay với người lao động. Trong trường hợp, trong quá trình thử việc người lao động không làm được việc hoặc làm việc không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc. - Tại Điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 88/2015/NĐ-CP (Bộ luật lao động mới nhất) có quy định, khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động, sẽ bị phạt hành chính với mức tiền từ 02 – 05 triệu đồng/tháng. Bạn có thể quan tâm: Tải miễn phí mẫu phụ lục hợp đồng 4, Quy định về thời gian làm việc Tại Điều 104, Bộ luật lao động mới nhất 2012 có quy định rõ: Thời gian làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Nếu công ty/doanh nghiệp/tập đoàn thực hiện thời gian làm việc quá giờ làm việc theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng. 5. Lương chính thức của nhân viên không được thấp hơn lương tối thiểu vùng Mức lương tối thiểu vùng trong luật lao động mới nhất được quy định cụ thể như sau: - Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng. - Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng. - Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng. - Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng. 6, Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của người lao động Tại Điều 20 Bộ luật lao động mới nhất năm 2012 có quy định, doanh nghiệp không được giữ bản chính hay giất tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động. Nếu như vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng. Bạn có thể quan tâm: Tải miễn phí mẫu biên bản thanh lý hợp đồng 7, Tiền lương làm thêm giờ Theo Bộ luật lao động mới nhất, khi người lao động làm thêm giờ vào những ngày thường thì sẽ được hưởng 150%lương; làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần được hưởng 200% lương; vào ngày lễ, Tết được hưởng 400% lương. Người lao động làm thêm giờ vào bạn đêm được trả lương: ngày thường sẽ là 210 %, vào các ngày nghỉ hàng tuần là 270%, ngày Tết là 390 %. Hi vọng, với 7 điều quan trọng trong luật lao động mới nhất mà timviec365.vn chia sẻ sẽ hữu ích cho người lao động, giúp người lao động hiểu và biết rõ hơn về luật lao động mới nhất để có thể bảo vệ được những quyền lợi chính đáng của mình.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: 7 điều người lao động cần biết về luật lao động mới nhất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét