Mô tả công việc của quản lý sản xuất Dưới đây sẽ là bảng mô tả công việc quản lý sản xuất và những kinh nghiệm cần có khi bạn làm nhân viên quản lý sannr xuất. điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề này. Lập và triển khai kế hoạch sản xuất Làm việc trực tiếp với bạn giám đốc để chốt danh sách, thời gian sản xuất và các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Lập kết hoạch, lịch trình sản xuất hàng tháng rồi phân công công việc cụ thể cho các tổ sản xuất thực hiện Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để triển khai kế hoạch sản xuất Kiểm soát hoạt động sản xuất Phân công nhiệm vụ cho các giám soát sản xuất Sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực của từng ca làm việc Thường xuyên khiểm tra và giám sát quá trình sản xuất Kịp thời phát hiện ra sản phẩm lỗi, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý Tuyển dụng và đào tạo nhân sự Dự theo những tình huống thực tế , phối hợp với bộ phận nhân sự để tuyển dụng thêm nhân sự phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự nhằm đảm bảo nhân sự đáp ứng được nhu cầu công việc Lên kết hoạch và triển khai việc đào tạo nhân sự mới. Chọn ra những nhân viên có tiềm năng để đào tạo nâng cao tay nghề Quản lý cơ sở vật chất của nhà máy Lập kế hoặc mua sắm những thiết bị và máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đề xuất lên bạn giám đốc Tổ chức thực hiện bàn giao kỹ thuật và cách sử dụng máy móc mới cho nhân viên trong nhà máy Tổ chức thực hiện việc sử chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị của nhà máy Các công việc khác Lập ra và triển khai các quy định, chết độ khen thưởng,.. của nhà máy Đánh giá kết quả làm việc của các tổ sản xuất, khen thưởng kịp thời đối với những tổ cũng như cá nhân làm việc tốt Phối hợp với các bộ phận khác để điều chỉnh quy trình sản xuất cho hợp lý Báo cao công việc định kỳ hoặc khi bạn giám đốc yêu cầu Thông báo những thông tin từ cấp trên đến các nhân viên Những kỹ năng cần có của người quản lý sản xuất Kỹ năng tổ chức sản xuất Để có thể lập và triển khai kế hoặc sản xuất một cách hiệu quả, đúng tiêu chuẩn và mang lại năng xuất cao, nhân viên quản lý sản xuất cần phải nắm vững kỹ năng tổ chức sản xuất. Người quản lý cần phải nắm được những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất và những được tính của sản phẩm để có được kế hoawchj sản xuất hợp lý. Hoạt động tổ chức cần phải chính xác, khoa hoạc và khả thi trong đó. Định mức lao động và tổ chức áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất Việc đưa ra những định mức rất quan trọng trong sản xuất. Điều này sẽ giúp công ty sử dụng hợp lý được những nguồn lực của doanh nghiệp, tránh lãng phí. Nhân viên quản lý sản xuất cần phải nắm rõ những đặc trưng của từng công đoạn, từng vị trí để có kế hoạch chi tiết và tối ưu nguồn lực. việc tổ chức và định mức các nhóm lao động không phù hợp sẽ gây ra lãng phí và ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất. Hoạch định quy trình sản xuất Công việc sản xuất muốn hiệu quả thì người quản lý phải đưa ra lịch trình sản xuất hợp lý và cụ thể. Hoạch định quá trình sản xuất cần đảm bảo chính xác và phù hợp với từng thời kỳ. để hoawchj định được thời gian chính xác thì nhà quản lý cần nắm được những yêu cầu, tính chất và đặc trưng của mỗi giai đoạn cụ thể. Lịch trình sản xuất còn cần phải linh hoạt để có thể giải quyết được những yêu cầu mới đặt ra hoặc những sự cố xảy ra. Tạo động lực cho nhân viên Kỹ năng tạo động lực là một kỹ năng bắt buộc phải có. Bạn phải hiểu được tính chất công việc cũng như môi trương làm việc để có thể đưa ra những đãi ngộ hợp lý. Nếu có những đãi ngộ hợp lý thì công nhân sẽ làm việc năng xuất hơn, hiệu quả công việc sẽ được tăng cao. Điều này còn giúp cho nhân viên sẽ ở lại với công ty, nhất là đối với những công nhân chất lượng cao. Bài viết này đã mang đến cho bạn mô tả công việc quản lý sản xuất và những kỹ năng cần thiết. Nếu như bạn có mong muốn trở thành một nhân viên quản lý sản xuất thì hãy cố gắng rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cần thiết.
Coi thêm ở: Mô tả công việc quản lý sản xuất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét