Lưu ý khi phỏng vấn trong việc chuẩn bị trang phục phỏng vấn Bạn hãy chọn ra những bộ trang phục có thể toát lên sự sang trọng, lịch sự ở trong buổi ra mắt với nhà tuyển dụng. Đối với người nam giới thì nên nhớ một điều, bạn nên mang theo phụ kiện là một chiếc cà vạt đeo ngay ngắn trên ngực, trước cổ của mình. Còn đối với chị em phục nữ thì hãy mặc trang phục là chiếc áo sơ mi kết hợp với quần tây hoặc là chiếc váy công sở để có thể tạo được sự nhã nhặn và toát lên vẻ lịch sự, lịch thiệp. Mặc dù cho nhà tuyển dụng ban đầu hoàn toàn chẳng biết bạn là ai, càng không thể biết được bạn có kiến thức như thế nào, và có thể làm được những gì có lợi cho họ, cho công ty họ hay không thế nhưng thông qua bộ trang phục cách ăn mặc họ vẫn dám liều mình “trông mặt mà bắt hình dong”. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng toát lên khí chất thanh tao, lịch sự phần nào cho họ thấy được bản lĩnh của bạn, sự phù hợp của bạn đối với ít nhất là môi trường công sở, cho nên bạn sẽ tạo được thiện cảm tốt với họ và được họ đánh giá cao hơn Ngoài trang phục chỉnh tề, chu đáo và lịch sự thì bạn cũng có thể kèm theo một vài món đồ trang sức thật đơn giản bên mình. Trang sức đơn giản sẽ giúp bạn tôn thêm sự nhã nhặn và làm cho bạn có thể vẻ tự tin, tạo nên những điểm nhấn ấn tượng hơn ở trong mắt của nhà tuyển dụng. Cũng đừng quên trang điểm nhẹ nhàng khi đi phỏng vấn đính kèm một số loại trang sức đơn giản như là nhẫn , một chiếc vòng vổ nhẹ nhàng hay vòng tay mảnh dẻ thôi. Nếu như trên người bạn có hình xăm thì đừng phô chúng ra bên ngoài, vì rất ít nhà tuyển dụng dành ấn tượng tốt với những hình xăm đó. Nếu như không thể xóa bỏ hẳn chúng ra khỏi cơ thể bạn thì bạn cũng nên nhẹ nhàng mà giấu nhẹm nó đi, để cho nhà tuyển dụng không còn nhìn thấy được chúng nữa. Hãy tìm hiểu sâu về công ty bạn ứng tuyển, chuẩn bị một vài câu trả lời cơ bản từ trước Sống trong thời đại mà công nghệ lên ngôi, công nghệ thông tin là một trong những thứ tiếp xúc với con người nhiều nhất. Nhu cầu và khả năng tìm kiếm thông tin cũng được tăng cao. Do đó không có gì khó khăn để bạn có thể tìm hiểu thông tin về công ty, doanh nghiệp mà bạn đang chủ ý nộp hồ sơ vào đó. Vì vậy, chẳng có lý do gì để bạn không dành thời gian cho việc lên kế hoạch tìm hiểu chi tiết một chút về những chi tiết thông tin quan trọng những địa chỉ mà sắp tới đây bạn có dự định ứng tuyển. Chính những nhà tuyển dụng cũng ngầm đòi hòi điều này ở những người ứng viên vì họ muốn thấy được mức độ quan tâm của ứng viên đến đâu đối với doanh nghiệp của họ. Sự quan tâm của bạn thể hiện mức độ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ và phấn đấu của bạn ở trong công ty. Nếu như bạn bỏ qua điều này thì đồng nghĩa với việc bạn đang dần để cơ hội tuột khỏi tầm tay, giúp cho các ứng viên khác được dọn đường và tiến lên một bước đánh bật bạn ra khỏi thứ tự của hành trình tìm việc. Nhà tuyển dụng là người khá tinh tế, chính vì thế mà họ có thể dễ dàng nhìn nhận ra bạn có phải là người hời hợt hay là tỉ mỉ, đặt sự quan tâm lớn đối với thông tin của công ty họ. Một vài sự chuẩn bị cần thiết để giúp bạn tạo phong thái tự tin là điều đương nhiên. Có rất nhiều thứ mà những ứng cử viên cần phải chuẩn bị trước khi bước vào cuộc “đọ mặt” với nhà tuyển dụng. Nhưng bạn nên xác định xem đâu mới là những sự chuẩn bị cần ưu tiên hàng đầu và tập trung thời gian cho nó. Bài viết này khuyên bạn hãy chuẩn bị trước câu trả lời cho một vài câu hỏi cơ bản có thể sẽ xuất hiện trong buổi phỏng vấn. Điều này nghe qua thì có vẻ là vô lý đó. Bởi vì đâu có ai biết được nhà tuyển dụng bạn sẽ hỏi những điều gì để mà chuẩn bị đúng không nhưng trong thực tế thì các bạn cũng nên nhận thức được rằng, đa phần những nhà tuyển dụng đều dựa trên cơ sở của bộ câu hỏi mang tính chuẩn mực, được lên sẵn và từ đó để phát triển ra những danh sách câu hỏi cho riêng từng trường hợp. Chính vì vậy mà sẽ có những dạng câu hỏi chung và dạng câu hỏi riêng. Câu hỏi riêng liên quan trực tiếp đến ý đồ tuyển dụng của họ có thể là bạn sẽ không biết chính xác là gì nhưng mà những câu hỏi chung chung thì có thể bạn có thể dự trù trước. Đó chính là những dạng câu hỏi yêu cầu giới thiệu về bản thân, hỏi về mục tiêu của bạn trong khoản thời gian 3 đến 5 năm tới là gì. Hay điều gì đã khiến cho bạn là một người ứng cử viên sáng giá, lý do bạn rời việc ở công ty cũ là gì. Bởi vì nó là những dạng câu hỏi chung chung thường được nhà tuyển dụng sử dụng ở trong bất cứ trường hợp tuyển vị trí nào đó nhưng không phải vì nó được sử dụng nhiều, thậm chí đã có cả những gợi ý ở trên mạng mà bạn tự cho phép mình chủ quan. Bởi vì để trả lời một câu hỏi thành công, bên cạnh phương diện nội dung mà bạn có thể chuẩn bị sẵn và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu thì nó còn phải được thể hiện ở trong tác phong, điệu bộ, giọng điệu trả lời và cách xử trí thông minh khi nhà tuyển dụng cố ý gài một vài “chiêu” trong câu hỏi tưởng như đã quá quen thuộc đó. Vì vậy, bạn vẫn cần phải có một sự chuẩn bị thật cẩn thận đối với câu trả lời dạng này. Những dạng câu hỏi về nội dung muốn được khám phá tìm hiểu sâu hơn về người ứng viên thì bạn nên đưa ra cách trả lời ngắn gọn nhưng phải đảm bảo thể hiện được đầy đủ về cả quá trình học tập cũng như kinh nghiệm làm việc mà bạn có. Hãy cố gắng rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tự tin đối mặt với nhà tuyển dụng Kỹ năng giao tiếp và cách nói chuyện thuyết phục người khác là một trong số những điểm quan trọng đối với cuộc phỏng vấn, nếu như bạn có thể thực hành khả năng ăn nói của mình từ trước với người thân hay là bạn bè thì bạn sẽ có được một tác phong tự tin hơn khi chính thức bước vào trong cuộc phỏng vấn đối mặt trực tiếp cùng với nhà tuyển dụng. Vì vậy cho nên bạn hãy lựa chọn những thông tin và cách trả lời sao cho thật sự lưu loát, thực sự đảm bảo ngắn gọn và súc tích. Bạn không nên nói quá nhiều, nói dài dòng bởi vì cách nói này sẽ khiến cho bạn có thể gặp rắc rối. Bạn rất dễ để lộ ra một vài nhược điểm của chính mình. Bên cạnh đó, khi trao đổi, hội thoại với nhà tuyển dụng nhất thiết bạn không nên có hành vi chen ngang, ngắt lời câu nói. Nó chỉ chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người không có phép lịch sự. Thay vào đó, bạn nên chú ý lắng nghe, cố gắng ghi nhớ những thông tin quan trọng và trả lời các câu hỏi được đưa ra một cách đầy đủ và ngắn gọn. Đến cuối cùng bạn cần phải luôn ghi nhớ rằng, kỹ năng giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó có thể quyết định phần lớn sự thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn. Hiểu rõ những yếu tố nên và không nên Việc hiểu rõ điều gì nên và không nên trình bày và nói ở trong buổi phỏng vấn sẽ giúp cho bạn hoàn toàn tránh được những yếu tố rủi ro và có thể ghi điểm từ việc biết cách giới hạn, biết cách tung và giấu dữ liệu thông tin của mình. Điển hình nhất, bạn chớ bao giờ đưa ra những thông tin về vấn đề lương thưởng ở trong bản CV xin việc hoặc là viết chúng vào trong lá đơn xin việc làm và gửi tới nhà tuyển dụng. Khi phỏng vấn, tuyệt đối loại bỏ ngay thói quen nhai kẹo cao su nếu như bạn có, không ăn bất cứ thứ gì khác. Nếu như tâm trạng của bạn hồi hộp, lo lắng và có những điều bất an thì bạn cũng nên lấy lại bình tĩnh bằng việc nhấp một ngụm nước nhỏ mà người lễ tân đã chuẩn bị cho bạn. Ngoài ra thì các bạn cũng không nên ngắt lời, chen ngang khi mà nhà tuyển dụng đang nói. Không nên lựa chọn những chiếc váy quá màu mè, sặc sỡ, thể hiện bạn là một người đồng bóng hay là ăn mặc quá hở hang. Bạn cũng không nên sử dụng nước hoa , tránh hoàn toàn những hành động mang tính khiếm nhã ở trong suốt quá trình bạn tham gia phỏng vấn. Nên nhớ một điều, những người ứng viên xin việc làm thông minh chính là những người có thể tự biết bản thân mình đang mong muốn điều gì, cần thứ gì, biết bản thân nên và không nên hỏi cái gì. Hãy là một người ứng viên thông minh, sáng suốt trong suốt quá trình làm việc . Điều đó sẽ giúp cho bạn tạo ra được những bước tiến mới cho chính mình , trên con đường sự nghiệp của mình và có thể ghi điểm đối tốt đối với nhà tuyển dụng. Bạn sử dụng ngôn ngữ thật thận trọng, khéo léo, thể hiện trong cách trả lời sự thông minh để có thể xử lý được những tình huống đặc biệt bất ngờ một cách thật xuất sắc. Đó chính là những lưu ý khi phỏng vấn mà chúng tôi muốn mang tới cho bạn.
Coi thêm ở: Một vài lưu ý quan trọng khi ứng viên tham gia phỏng vấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét